Môi trường công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp

Công nghệ đang trở thành một yếu tố không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp. Trong suốt hai thập kỷ qua, thế giới đã đánh dấu sự gia tăng đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh. Thông qua sự tiến bộ của công nghệ, thiết bị phần cứng và internet, các doanh nghiệp nhỏ cũng dần có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế so với trước đây. Công nghệ giúp các doanh nghiệp dễ dàng xử lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày chính xác và ổn định. Nó mang lại những lợi ích hữu hình và vô hình cho mọi doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dưới đây là những lợi ích điển hình mà công nghệ có thể giúp cho doanh nghiệp của bạn tăng trưởng đều đặn với chi phí tối ưu.

1/ Xây dựng thương hiệu tốt hơn

Ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại giúp cho doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu tốt hơn đáng kể so với trước đây. Điều này đặc biệt đúng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc giành thị trường ở giai đoạn đầu. Việc xây dựng giải pháp công nghệ là một cách tiếp cận rất hiệu quả, tối ưu chi phí nhưng vẫn có thể tối đa hóa khả năng nhận biết thương hiệu doanh nghiệp của bạn, thay vì dựa vào các phương pháp tiếp thị cổ điển, truyền thống, vốn tiêu tốn rất nhiều ngân sách. Tất nhiên, mọi thứ đều có giá trị của nó, chúng ta cũng không nên đánh giá thấp lợi ích của các phương thức tiếp thị truyền thống. Nhưng những thứ như quảng cáo kỹ thuật số [digital marketing] chắc chắn không nên bị đánh giá thấp vì tiềm năng của chúng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp ngày nay đang dần trở nên lớn hơn bao giờ hết.

2/ Xây dựng dữ liệu khách hàng tiềm năng và chăm sóc khách hàng tốt hơn

Thị trường cạnh tranh cùng với sự phát triển của công nghệ khiến cho việc xây dựng một cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng là cấp bách hơn cả, đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn không có ngân sách nhiều để chạy những hoạt động marketing để hớt váng khách hàng. Việc xây dựng một ứng dụng riêng cho thương hiệu hoặc doanh nghiệp của mình sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý tốt cơ sở dữ liệu khách hàng của mình và cải thiện trải nghiệm khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ thông qua các hoạt động chăm sóc khách hàng, hậu mãi ngay trên ứng dụng với chi phí tối ưu đến mức tối đa. Ngoài ra, việc tích hợp các mạng xã hội vào các hoạt động tiếp thị của công ty chắc chắn là điều các nhà quản trị chiến lược truyền thông và tiếp thị cân nhắc thực hiện sớm nhất có thể.

3/ Giảm thiểu chi phí trên diện rộng

Có nhiều ý nghĩ sai lầm là việc ứng dụng công nghệ hoặc số hóa thường sẽ rất tốn kém. Trong khi thực tế lại hoàn toàn trái ngược, với những giải pháp và dịch vụ phù hợp sẽ giúp doanh nghiêp tối ưu và tiết kiệm chi phí rất nhiều trong chiến lược kinh doanh trung và dài hạn. Hiện nay có rất nhiều công cụ kỹ thuật số dưới dạng SaaS giúp doanh nghiệp có thể thu được rất nhiều lợi ích mà vẫn giữ ngân sách trong tầm kiểm soát của mình. Ví dụ: các giải pháp như AI có thể phân tích toàn bộ lịch sử tài chính của bạn, gợi ý các chiến lược kinh doanh phù hợp thông qua phân tích biểu đồ và số liệu mà thậm chí chính bạn cũng chưa nhìn thấy, bất kể bạn có kinh nghiệm như thế nào về tài chính. Điều này cho phép doanh nghiệp khai thác tối đa những bộ phận đang hoạt động hiệu quả, và cắt giảm chi phí ở những lĩnh vực khác đang tiêu tốn tài nguyên doanh nghiệp.

4/ Dễ dàng mở rộng quy mô và quản lý dự án nâng cao

Viẹc ứng dụng thành công công nghệ vào hoạt động doanh nghiệp giúp việc mở rộng mô hình kinh doanh dễ dàng hơn. Các nhà hoạch định chiến lược gần như có những báo cáo, số liệu phân tích tức thời từ các phòng ban liên quan để có thể ra quyết định và triển khai nhanh chóng. Đồng thời giúp cho việc quản lý dự án thực hiện dễ dàng hơn nhiều từ sự trợ giúp của các phần mềm quản lý dự án. Không chỉ vậy, bạn cũng sẽ luôn có cái nhìn tổng quan về mọi hoạt động của người và của, những tài sản doanh nghiệp, hiện đang đóng góp bao nhiêu vào hoạt động kinh doanh của tổ chức. Điều này rất quan trọng đối với các công ty vừa và nhỏ, nơi tối ưu hóa liên tục là rất quan trọng.

5/ Cải thiện bảo mật

Bảo mật, tiếp tục là một vấn đề cấp bách đối với nhiều công ty và điều này không chỉ là vấn đề đối với những doanh nghiệp lớn trên thị trường. Các doanh nghiệp nhỏ cũng cần phải cẩn thận về tình trạng an ninh của họ. Hay có thể nói là họ cần phải chú ý hơn nữa. Một công ty lớn ít nhất họ vẫn có đủ khả năng về tài nguyên [tài chính, bộ phận xử lý khủng hoảng, pháp lý...] để đứng vững sau một vụ tấn công an ninh mạng lớn. Mặt khác, đối với một doanh nghiệp nhỏ hơn, điều này có thể trở thành thảm họa và có thể là dấu chấm hếu đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Không thiếu các trường hợp liên quan đến các công ty vừa và nhỏ đã bị tấn công và xâm phạm dữ liệu trên quy mô lớn lớn khiến thông tin bị rò rỉ theo nhiều cách, gây tổn thất nặng nề đến doanh nghiệp.

Tổng kết

Đó là những lợi ích tiêu biểu khi doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình. Tùy thuộc vào mô hình và quy mô thực tế của doanh nghiệp, sử dụng đúng công cụ cần thiết sẽ mang lại nhiều kết quả khác biệt, cải thiện các chỉ số mà chính bạn cũng không thể ngờ. Câu hỏi được đặt ra là giữa một rừng công nghệ, với hàng trăm nhà cung cấp nội ngoại như hiện nay, đâu mới là công cụ thật sự cần thiết cho doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ với ngân sách giới hạn?

Tại ODOTECH, chúng tôi, những chuyên gia từ ngành tài chính kết hợp với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, luôn lắng nghe và thấu hiểu những vấn đề các doanh nghiệp đang gặp phải và tư vấn những giải pháp chuyển đổi số [digital transformation] phù hợp nhất, với chi phí tối ưu nhất, nhằm cải thiện các chỉ số doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng trưởng đều đặn trong ngắn và dài hạn. Với hơn 10 năm trong ngành, ODOTECH vinh dự được là đối tác tư vấn công nghệ chiến lược cho các doanh nghiệp lớn như: Mega Market, Saigontourist, Điện máy Thiên Hòa, TiNi World, Cungmua.com,... nơi chúng tôi chuyên cung cấp các giải pháp xây dựng ứng dụng OEM cho thương hiệu, xây dựng giải pháp quản lý đặt hàng và giao tiếp, chương trình khách hàng thân thiết, và các ứng dụng quản lý khác.

Đừng để bị bỏ lại phía sau, hãy liên hệ ngay hôm nay và để chúng tôi đồng hành với sự tăng trưởng của doanh nghiệp bạn.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Anh Phan [Andy]

Business Development Manager at ODOTECH

0966226722 -

Công nghệ của doanh nghiệp phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Công nghệ ngày nay là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp. Nhờ có công nghệ cao, sản phẩm của doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường nên tiêu thụ với khối lượng lớn hơn, bán với mức giá cao hơn và khả năng thu được lợi nhuận cao là rất khả quan.

Công nghệ cuả doanh nghiệp là một trong các yếu tố quyết định khả năng thâm nhập thị trường của sản phẩm cũng như có ảnh hưởng lớn đến khả năng xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ cũng như khả năng cập nhật và ứng dụng công nghệ mới làm cho doanh nghiệp có thể nâng cao được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp theo từng thời kỳ phù hợp với sự biến động của trình độ tiêu dùng của thị trường. Đây cũng là một trong các yếu tố được xem xét để đánh giá khả năng đổi mới và cải tiến sản phẩm cũng như khả năng phát triển sản phẩm mới trong một doanh nghiệp. Tất cả chúng ta đều biết rằng bất kỳ sản phẩm nào cũng sẽ lỗi thời và phải loại bỏ để nhường chỗ cho các sản phẩm mới phù hợp hơn. Nếu doanh nghiệp không có khả năng cải tiến và phát triển sản phẩm mới thì con đường phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng coi như bị chặn đứng.

Công nghệ ngày nay được hiểu theo nghĩa rộng chứ không chỉ hiểu công nghệ là dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị. Trong phạm vi của nó, công nghệ còn bao gồm cả con người. Do đó, chiến lược nâng cấp công nghệ mới của doanh nghiệp phải đi liền với các chiến lược về con người, chiến lược đào tạo và tái đào tạo người lao động.

Các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu:

+ Số lượng bằng phát minh sáng chế, các bí quyết kỹ thuật mà doanh nghiệp là chủ sở hữu + Trình độ công nghệ chung của doanh nghiệp, phản ánh trên cơ sở trình độ công nghệ doanh nghiệp đang áp dụng + Các chiến lược phát triển công nghệ của doanh nghiệp trong thời gian tới + Năng lực của doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu và phát triển [R&D]….. + Ngân sách của doanh nghiệp dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển [R&D]…..

+ Hoạt động xuất nhập khẩu công nghệ hàng năm.

Ngày nay, công nghệ của doanh nghiệp trở thành yếu tố vô cùng quan trọng, nhiều khi quyết định cả việc sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng thâm nhập vào thị trường nước ngoài hay không. Ví dụ như EU qui định: sản phẩm nhập khẩu vào EU phải được trên dây chuyền công nghệ có trình độ tương đồng với công nghệ của EU.

Vấn đề công nghệ là vấn đề khó với các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam chuyển qua cơ chế thị trường đã được một thời gian, tuy nhiên, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam rất lạc hậu, thường sau thế giới từ 2 đến 3 thế hệ. Để theo kịp trình độ công nghệ của các quốc gia trong khu vực cũng đòi hỏi nỗ lực không nhỏ từ phía nhà nước lẫn doanh nghiệp.

Để nâng cao trình độ công nghệ, các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển công nghệ một các cụ thể và dài hạn, trên cơ sở đó, từng bước nâng cấp, cập nhật công nghệ mới.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • công nghệ đối với môi trường makerting
  • môi trường công nghệ ảnh hưởng tới doanh nghiệp
  • ,

    Video liên quan

    Chủ Đề