Một năm chúng ta về nhà được bao nhiêu lần năm 2024

Toronto (Canada), sáng 30 Tết… Tôi bắt đầu công cuộc dọn dẹp nhà cửa, tự bật lên một danh sách nhạc tết, không có sự thúc giục của mẹ, cũng không nghe giọng bố tấm tắc khen cây đào đứng trả giá cả buổi hay tiếng chặt gà dứt khoát, điêu luyện của bà. Không có Khánh, không ai tranh giành cái chổi lau nhà, cũng chẳng ai đùn đẩy việc rửa bát. Bất chợt, tôi lại nhớ...

Hà Nội, sáng 30 Tết… Bố tôi chạy ra chợ hoa từ sớm, ngắm nghía cả khu vườn rồi mới chốt được một cây đào. Năm nay, bố cũng tâm đắc như mọi khi, cứ tấm tắc khen như chỉ mỗi bố mua được giá hời. Về đến nhà, thấy Khánh mở điện thoại kết nối bluetooth với dàn loa mới mua, bật lên một bản nhạc Tiktok xu hướng trên mạng.

“Đứa cái chổi, đứa cái giẻ, lau từ trên tầng xuống đây”, giọng mẹ tôi vọng lên từ tầng một, đan xen tiếng chặt gà của bà trên thớt, át tiếng nhạc giật giật. Và trên tầng thượng, ông tôi đang dọn dẹp ban thờ, đặt lên mâm cơm cúng, thắp nén hương mời các cụ về ăn tết cùng chúng tôi.

Mấy ngày sau, tất cả cùng về quê, chăm chút sửa sang cho mộ phần tổ tiên. Vào các lần gặp gỡ họ hàng, bố tôi luôn giới thiệu đây là ông A, bà B, với lòng tôn vinh về sự giúp đỡ của họ trong quá khứ với gia đình mình. Sau những cuộc hội ngộ ấy, tôi biết được cội nguồn của mình ở đâu, bố mẹ và ông bà mình đã đi lên như thế nào, để tôi thấy được sự tử tế giữa người với người, để tôi tiếp tục lan tỏa giá trị nhân văn ấy trong cuộc đời mình.

Đó là những ký ức về mùa tết đoàn viên cuối cùng trong tôi. Ngót nghét cũng được năm năm rồi.

18 tuổi, tôi rời nhà, đi du học cùng đầy hoài bão, niềm tin và niềm tự hào của cả dòng họ. Tôi vẫn nhớ những mùa xuân đầu tiên nơi xứ người. Nếu trước đây các cuộc gọi của bố mẹ hỏi mấy giờ con đi chơi về, có ăn cơm ở nhà không... Thì giờ, tôi lại đóng vai là người kể chuyện, bởi có quá nhiều điều mới mẻ và thú vị với một con bướm vừa thoát ra khỏi cái kén. “Con vẫn ổn, mọi thứ đều đủ cả” - Những câu nói lặp đi lặp lại, để bố mẹ tin rằng tôi có thừa sự tự tin lao ra đời một cách đầy bản lĩnh.

Tết với du học sinh chúng tôi, là ngồi trong lớp mở máy tính coi Táo quân cười khúc khích, là những cuộc gọi chúc mừng năm mới lúc 12 giờ trưa, là sự nôn nao khi đồng hồ đếm ngược với màn pháo hoa online. Chẳng một ai hào hứng với bài giảng ngày hôm đó, bởi tất cả đều hướng về quê hương, đều đang hòa vào không khí tết cổ truyền, tết ở nhà.

Cũng có bánh chưng xanh, nồi thịt kho, những bao lì xì đỏ và cùng hội bạn thân chơi ván bài đầu xuân. Chỉ là không có gia đình.

Toronto, sáng 30…

Tôi bắt đầu công cuộc dọn dẹp nhà cửa, tự bật lên một danh sách nhạc tết, không có sự thúc giục của mẹ, cũng không nghe giọng bố tấm tắc khen cây đào đứng trả giá cả buổi hay tiếng chặt gà dứt khoát, điêu luyện của bà. Không có Khánh, không ai tranh giành cái chổi lau nhà, cũng chẳng ai đùn đẩy việc rửa bát. Bất chợt tôi lại nhớ cái sự "phiền nhiễu" ấy.

Thời đại công nghệ phát triển, bạn có một chiếc điện thoại hay một chiếc máy tính, bạn có thể nhìn thấy nửa kia ở bất kỳ đâu. Và đó cũng là khi tôi bắt đầu hiểu rằng khoảng cách địa lý là một vấn đề.

Mùa xuân năm ấy, tôi đã không kịp về chịu tang bà nội. Tưởng chừng như Việt Nam - Canada và mười mấy tiếng bay nửa vòng trái đất là quá dài, nhưng rồi khoảng cách tôi và nội giờ là không đo lường được, tôi chỉ còn được thấy bà qua những tấm ảnh năm nào. Còn bao lời hứa chưa thực hiện, những kế hoạch còn dang dở. Khi tôi mới chập chững bước vào thế giới của người lớn, thì bà đã sống hết đời này. Và một cái tết nào đó, bỗng dưng trở thành “Cái tết cuối cùng”.

Những cái tết sau này, vẫn là mỗi người một việc, vẫn cố gắng lo đủ đầy tân trang nhà cửa, mâm cơm giao thừa. Chỉ là cái sự đầm ấm nó đã khác đi, không cảm nhận đủ hương vị khi còn có bà.

Một năm chúng ta về nhà được bao nhiêu lần năm 2024
Hình ảnh bố sơn lại tường đón tết

Tầm này ở nhà, mẹ đang làm cơm, bố quét mạng nhện và sơn lại tường, còn ông là người trông buồn nhất. Ông thắp nén hương trên ban thờ, dám chắc là không phải do khói hương cay bay vào mắt, là do sự nghẹn ngào lấp đầy. Ông rưng rưng: “Bà ơi, bà về ăn tết với tôi, với các con nha!”. Từng chữ thốt ra là từng giọt lệ rơi xuống gò má đầy nếp nhăn của người đàn ông ngoài 80.

Tôi tin là bà tôi sẽ về, về trong hương khói, về trong sự nhiệt tình mời gọi, niềm nở chào đón của gia đình. Còn tôi, bao giờ tôi mới về nhà… Mấy mươi năm cuộc đời, con người ta liệu còn về nhà được bao lần? Một lần về nhà là bớt đi một lần được gặp cha mẹ trong cuộc đời ngắn ngủi này.

Dẫu biết áp lực của người trẻ bây giờ, là chạy đua với tuổi tác của cha mẹ, đâu biết có những cuộc hẹn, vô tình sẽ là những cuộc gặp gỡ cuối cùng. Cả năm bận bịu lo toan, chỉ mong sao đầu xuân mới mọi người được đoàn tụ ấm êm, không cần giàu sang phú quý, chỉ cần khoẻ mạnh vui vẻ.

Theo tác giả Sam Thomas Davies, đây chính là công thức biểu thị việc tiến bộ mỗi ngày 1% và thụt lùi mỗi ngày 1% sẽ đem tới một kết quả khác biệt thế nào sau 1 năm. Theo công thức đầu tiên, nếu bản thân ta tiến bộ 1%, thì sau 365 ngày, dựa theo cách tính lũy thừa, chúng ta đã tiến bộ hơn gấp gần 38 lần so với thời điểm hiện tại. Còn nếu chúng ta thụt lùi đi mỗi ngày 1% thì sau 1 năm, chúng ta đã yếu kém hơn con người của hiện tại gần 33 lần.

Một năm chúng ta về nhà được bao nhiêu lần năm 2024

Để đạt được con số này, chúng ta phải sử dụng cách tính cộng gộp, vì giá trị khởi điểm chính là bằng tổng giá trị của những ngày trước đó cộng lại. Sang ngày hôm sau, thì giá trị của chúng ta đã được cộng thêm (hoặc bớt đi) một lượng giá trị của ngày trước đó. Điều đó yêu cầu chúng ta bắt buộc phải tiến bộ mỗi ngày 1%, không ngừng không nghỉ suốt 365 ngày mà không có ngày nào được phép dừng lại. Nếu không, tổng giá trị cuối cùng sẽ giảm đi một lượng đáng kể chứ không chỉ là 1% của ngày hôm đó.

Nhưng cuộc sống thì tràn đầy khó khăn, không bằng phẳng và đều đặn mỗi ngày được. Sẽ có những lúc chúng ta bận rộn, đau ốm, mệt mỏi, có vấn đề gia đình, có vấn đề cá nhân... hoặc thậm chí có những ngày đơn giản là chúng ta không biết cải thiện bản thân cái gì, không ai có thể đảm bảo mình sẽ không ngừng phấn đấu suốt 365 ngày trong năm. Vì vậy, nếu giả sử không cộng gộp, ta so sánh sự tiến bộ 1% với bản thân của ngày đầu tiên thôi, thì sau 365 ngày, ta cũng tốt hơn 3,65 lần rồi. Chỉ vậy thôi cũng đã đạt được một con số mơ ước của rất nhiều người.

Tiến bộ tịnh tiến: Mỗi ngày chỉ 1%

Nếu bạn thấy một con cá voi lớn nặng gần 8,6 tấn mà vẫn có thể nhảy vọt lên cao 6,6 mét so với mặt nước và thực hiện liên tục những màn nhào lộn khác nhau, liệu bạn có ngạc nhiên về sự tác động kỳ diệu của trọng lực Trái Đất lên chú cá voi đó hay không? Thật ra, bí quyết nằm trong quá trình nó được huấn luyện viên đào tạo. Lúc đầu, họ đặt một sợi dây dưới nước và khiến chú cá voi vượt qua. Mỗi lần như vậy, nó sẽ nhận được một phần thưởng. Mỗi ngày huấn luyện viên lại nâng chiếc dây lên cao hơn so với hôm trước một chút. Sự khác biệt khiến chú cá voi không thể nhận ra và nó vẫn không ngừng thành công, không ngừng được thưởng. Bằng cách này, sau một thời gian dài, chiếc dây đó dần dần ngang bằng mặt nước, rồi cao hơn, và tiếp tục cao hơn thế nữa. Chẳng mấy chốc, chú cá voi đã vô tình đạt tới độ cao 6,6 mét trên không.

Một năm chúng ta về nhà được bao nhiêu lần năm 2024

Đặt vào trong môi trường làm việc của chúng ta bây giờ, cho dù mỗi ngày rất nhiều người đều đảm nhiệm cùng một công việc giống nhau, nhưng những ai biết không ngừng tiến bộ như chú cá voi đó sẽ luôn chuẩn bị nhiều hơn so với những người khác dù chỉ là 1%. Từ đó, họ gặt hái được nhiều hơn 1% mỗi ngày. Sự tích lũy có thể dẫn tới thay đổi. Và nhiều thay đổi về lượng sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất. Sớm muộn cũng sẽ có một thành tựu ấn tượng được tạo ra từ bàn tay của họ.

Chúng ta thường có hai cách thay đổi, thứ nhất là đột phá hoàn toàn, thứ hai là tịnh tiến từ từ. Cách thứ 1 rất khó, đòi hỏi bạn phải là người rất có ý chí, quyết tâm và nghị lực để thực hiện một cuộc cách mạng thật sự. Còn cách thứ 2 có dễ không? Không hề. Cách thứ 2 lại yêu cầu một tinh thần thật sự kiên cường, có niềm tin vào bản thân và có sự kiên trì hết ngày này tới ngày khác.

Năm 2010, huấn luyện viên Dave Brailsford đã vô cùng đau đầu khi đội tuyển xe đạp của Anh chưa một lần nào đạt được một giải Tour de France. Sau nhiều ngày suy nghĩ tìm cách cải thiện, ông quyết định áp dụng phương pháp thay đổi tịnh tiến 1%, tức là cải thiện 1% trong tất cả mọi thứ mình làm. Với suy nghĩ đó, ông bắt đầu không ngừng thử thay đổi từng chút một ở mọi khía cạnh cho đội tuyển như: thay đổi loại gel mát-xa mà đem lại hiệu quả tốt hơn; thay đổi loại gối ngủ chất lượng hơn để tuyển thủ du đấu có thể nghỉ ngơi đầy đủ; tìm hiểu xem trọng lượng của bánh xe như thế nào là tối ưu nhất; dinh dưỡng như thế nào là tốt nhất...

Một năm chúng ta về nhà được bao nhiêu lần năm 2024

Cứ như vậy, cuối cùng Dave và nhóm của ông đã dần dần cải thiện được 1% trong mọi thứ, dù chỉ là nhỏ nhất. Ông cho rằng, với tiến độ này, khoảng 5 năm sau đội tuyển Sky Team sẽ có đủ thực lực để giành giải thưởng danh giá nhất nhì giới xe đạp chuyên nghiệp. Thế nhưng Dave đã lầm. Vì chỉ sau 3 năm, Đội tuyển Anh đã lập được những kỳ tích khó tin tại giải Tour de France.

Có thể thấy, thành công là sự lập đi lập lại của một vài kỷ luật, mỗi ngày; trong khi thất bại là một vài sai sót trong việc ra quyết định, mỗi ngày, giống như Jim Rohn từng nói.

Nếu bạn muốn chạy được 5km, vậy phải bắt đầu chạy ít nhất 500 mét ngay từ hôm nay. Nếu bạn muốn tương lai thành công, bạn nên thay đổi từng chút một mỗi ngày. Tương lai luôn là hệ quả của hiện tại, chứ không được quyết định bằng phép màu thần kỳ nào đó.