Hình thức hợp đồng trọn gói là gì năm 2024

Hiện nay, hợp đồng trọn gói đang được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi những tiện ích và lợi thế mà dịch vụ này mang lại. Vậy hợp đồng trọn gói là gì? Pháp luật có những quy định nào về ? Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết được tổng hợp sau đây.

1. Thế nào là Hợp đồng trọn gói?

Hình thức hợp đồng trọn gói là gì năm 2024

Hợp đồng trọn gói là gì?

Căn cứ Điều 62 của Luật đấu thầu năm 2013 quy định, hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng có giá cố định đối với toàn bộ nội dung công việc trong suốt thời gian thực hiện. Thanh toán hợp đồng trọn gói có thể được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Sau khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng, tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán bằng đúng giá ghi trong hợp đồng

Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu phải bao gồm chi phí dự phòng trượt giá và chi phí các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Khi thực hiện hợp đồng, giá dự thầu bao gồm các chi phí từ yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra

2. Nội dung quy định về nguyên tắc thanh toán hợp đồng trọn gói

Hình thức hợp đồng trọn gói là gì năm 2024

Thanh toán hợp đồng trọn gói được thực hiện như thế nào?

Nguyên tắc thanh toán với hợp đồng trọn gói được quy định tại Điều 95 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP như sau:

Nguyên tắc thanh toán:

Có thể thanh toán hợp đồng trọn gói sau mỗi lần nghiệm thu ứng với khối lượng công việc đã thực hiện hoặc chỉ một lần thanh toán sau khi nhà thầu đã hoàn thành tất cả trách nhiệm được quy định trong hợp đồng với giá trị bằng giá quy định trong hợp đồng trừ đi giá trị đã tạm ứng (nếu có). Trường hợp thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng (%) nếu không thể xác định chi tiết giá trị hoàn thành tương ứng với từng hạng mục công việc hoặc khi nghiệm thu hoàn thành.

Hồ sơ thanh toán đối với hợp đồng trọn gói:

- Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát.

- Đối với công việc mua sắm hàng hóa: Hồ sơ thanh toán tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa như: hóa đơn nhà thầu, danh mục hàng đóng gói, chứng từ vận tải, Giấy chứng nhận chất lượng, biên bản nghiệm thu hàng hóa, Giấy chứng nhận xuất xứ, bảo hiểm và các tài loại chứng từ khác.

3. Quy định về gói thầu áp dụng với hợp đồng trọn gói

Hình thức hợp đồng trọn gói là gì năm 2024

Hiện nay gói thầu nào được áp dụng hợp đồng trọn gói?

Tại Điểm c Khoản 1 Điều 62 Luật đấu thầu năm 2013 quy định: “Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản. Khi quyết định áp dụng loại hợp đồng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói”.

Như vậy từ quy định trên, hợp đồng trọn gói phải được áp dụng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ.

Về việc xác định quy mô, tính chất của gói thầu liên quan đến trách nhiệm của chủ đầu tư. Căn cứ vào tính chất kỹ thuật, điều kiện cụ thể và quy định của pháp luật chuyên ngành mà chủ đầu tư xác định gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn là hình thức: thông thường, đơn giản hay phức tạp.

4. Những điểm cần lưu ý khi áp dụng hợp đồng trọn gói

.png)

Những lưu ý khi áp dụng hợp đồng trọn gói

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng của công việc khi áp dụng hợp đồng trọn gói. Nếu sử dụng nhà thầu tư vấn lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu thì nội dung hợp đồng phải quy định về trách nhiệm của các bên trong xử lý đền bù tính sai số lượng, khối lượng của công việc.

Hợp đồng trọn gói là dạng hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng theo quy định tại Điều 62.

Hợp đồng trọn gói có thể thanh toán nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ bằng đúng giá ghi trong hợp đồng.

Đối với gói thầu xây lắp, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Nếu phát hiện nội dung chưa chính xác so với thiết kế, bên mời thầu cần báo cáo chủ đầu tư xem xét, điều chỉnh khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế.

Trên đây là bài viết của EFY-eCONTRACT giúp bạn đọc hiểu hơn về hợp đồng trọn gói và những quy định liên quan đến loại hợp đồng này. Bạn đọc cần căn cứ vào tính chất của gói thầu để áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói.

5. Mẫu hợp đồng trọn gói mới nhất năm 2023

Căn cứ theo những quy định về nội dung của hợp đồng trọn gói, mẫu hợp đồng trọn gói dưới đây tuân thủ quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể tham khảo:

Hình thức hợp đồng trọn gói tiếng Anh là gì?

Hợp đồng trọn gói (tiếng Anh: Lump-sum Contract) là hình thức hợp đồng trong hoạt động đấu thầu mang tính chất khoán gọn.

Hợp đồng xây dựng nhà ở trọn gói là gì?

Khái niệm hợp đồng xây dựng nhà ở trọn gói Dựa trên quy định của Điều 62 Luật Đấu thầu 2013 về khái niệm của hợp đồng trọn gói, theo đó, hợp đồng xây dựng nhà ở trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt quá trình thi công đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng.

Hợp đồng theo đơn giá cố định áp dụng khi nào?

Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng, nhưng chưa xác định được chính xác khối lượng công việc.

Giá hợp đồng là gì?

Giá hợp đồng là giá trị ghi trong văn bản hợp đồng làm căn cứ để tạm ứng, thanh toán, thanh lý và quyết toán hợp đồng. Theo đó, giá hợp đồng theo thời gian trong đấu thầu là giá trị ghi trong văn bản hợp đồng làm căn cứ để tạm ứng, thanh toán, thanh lý và quyết toán hợp đồng.