Một nam trung bình cao bao nhiêu?

TS Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em [Bộ Y tế] cho biết, chiều cao trung bình của nữ giới tăng từ 152,3cm [năm 2000] lên 155,6cm [năm 2020]; nam giới từ 162,3cm [năm 2000] lên 168,1cm [năm 2020].

Như vậy nữ Việt nam đã tăng 3,3cm trong 20 năm. Nam giới Việt Nam cao trung bình 162,3cm [năm 2000] đã tăng lên 168,1cm [2020].

Chiều cao trung bình của người Việt đang đứng thứ 4 khu vực ASEAN, xếp sau Singapore, Thái Lan và Malaysia.

Theo TS Trần Đăng Khoa, Việt Nam rất cố gắng các can thiệp tăng chiều cao, kết quả cũng được cải thiện trong những năm qua, nhưng so với các quốc gia khác ở châu Á như Nhật Bản, chiều cao trung bình của người Việt còn thấp.

Để cải thiện chiều cao người Việt, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em cho rằng cần quá trình lâu dài như bảo đảm dinh dưỡng, bổ sung vi chất, chăm sóc hệ gene...

Theo ông Khoa, trong can thiệp dinh dưỡng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em chú trọng đến các can thiệp chuyên môn, bảo đảm cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt là cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng và các sản phẩm bổ sung các vi chất để tăng cường cải thiện chiều cao kết hợp lồng ghép vận động thể lực, sinh hoạt một cách khoa học. Như vậy, mới có thể cải thiện được chiều cao nhiều hơn trong những năm tới.

Một chuyên gia khác về dinh dưỡng cũng bày tỏ, để cải thiện chiều cao của người Việt, điều quan trọng là can thiệp dinh dưỡng hợp lý theo chu kỳ vòng đời.

Cụ thể, khi mang thai, người mẹ cần được bổ sung đủ chất, đủ dinh dưỡng, đa dạng để không sinh ra trẻ nhẹ cân, thấp còi. Tiếp theo là nuôi dưỡng trẻ thật tốt trong ba năm đầu đời, trẻ được bú sữa mẹ sớm và hoàn toàn trong sáu tháng đầu, chế độ dinh dưỡng hợp lý, ít mắc bệnh.

Từ năm 2000 – 2010 chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam ở mức thấp so với tiêu chuẩn thế giới. Cụ thể, vào năm 2000, nam giới Việt chỉ cao 164.4cm và nữ giới cao 153.4cm. So với chiều cao trung bình của thế giới, Việt Nam đang thấp hơn 13,1 cm [đối với nam] và 10,7cm [đối với nữ].

Trải qua hơn 10 năm phát triển từ 2010 – 2021, theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia, chiều cao trung bình của người Việt đã có sự tăng trưởng nhưng vẫn không đáng kể. Theo đó, chiều cao trung bình của nam giới là 168,1cm tăng 3,7cm và nữ giới là 156,2cm tăng 1,4cm so với năm 2010.

Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng nhận định rằng, tuy chiều cao đã có bước chuyển biến khá tích cực, thế nhưng nhìn mặt bằng chung Việt Nam vẫn cần cố gắng cải thiện nhiều hơn nữa so với chiều cao trung bình của thế giới [nam 177cm, nữ 163,7cm].

So sánh chiều cao trung bình của người Việt trước 1950 và nay

Bên cạnh những chính sách phát triển về kinh tế – xã hội, Nhà nước ta cũng ban hành nhiều chính sách cải thiện chiều cao cho người dân mang tính toàn quốc với mong muốn nâng cao tầm vóc cho dân tộc.

Chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam là bao nhiêu?

Tính tới thời điểm hiện tại, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam là 168.1cm. Dù chưa phải là một con số quá lý tưởng, nhưng so với thế hệ ông cha đi trước, nam thanh niên Việt Nam đang dần cao lên.

Theo các thống kê từ năm 2000 – 2010, nam giới Việt Nam chỉ tăng thêm 2,1cm. Có thể thấy trong một vài năm trở lại đây xu hướng tăng trưởng chiều cao đang dần có bước tăng trưởng, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên từ 14 – 18 tuổi.

Chiều cao trung bình của nữ giới Việt Nam là bao nhiêu?

Điểm qua chiều cao của các thế hệ trước, nữ giới thuộc thế hệ gen Z [1997 – 2012] hiện nay đang có sự thay đổi tích cực về chiều cao trung bình là 156,2cm so với những năm 1990 là khoảng 153,6cm. Trở lại quá khứ hơn 10 năm về trước, có thể thấy chiều cao ở nữ giới Việt nam đã có bước chuyển mình và tiến tới gần sát so với chiều cao trung bình của nữ trên thế giới.

Rất nhiều năm về trước, tại các cuộc thi về sắc đẹp như Miss Universe, Miss World các đại diện nhan sắc Việt có phần kém cạnh hơn về chiều cao. Tuy nhiên trong 2 – 3 năm trở lại đây, chiều cao các nàng hậu đã có phần nhỉnh hơn nhiều như Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021 Nguyễn Thúc Thùy Tiên [172cm], Hoa hậu Siêu quốc gia châu Á 2018 Nguyễn Minh Tú [178cm], Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019 Lương Thùy Linh [178cm]…

READ  Uống sữa gì để tăng chiều cao ở tuổi 17?

Chiều cao của nam/nữ Việt Nam so với các nước trên thế giới

Tuy vẫn chưa thể lọt top các quốc gia có chiều cao đạt tiêu chuẩn, thế nhưng Việt Nam đang cho thấy tốc độ cải thiện chiều cao đang tịnh tiến hơn so với những năm trước đó.

Sự tăng trưởng chiều cao trung bình của người Việt qua mỗi năm

Chiều cao người Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới?

Theo Bảng thống kê chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới năm 2010, chiều cao của thanh niên Việt Nam đang xếp thứ 182 trên tổng số 201 quốc gia/vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Có thể thấy, tuy chưa có sự đột phá mạnh mẽ về chiều cao, nhưng so với hơn 45 quốc gia còn lại, Việt Nam cũng đã có sự thay đổi tích cực. Mong rằng với những chính sách, chủ trương của nhà nước, cũng như các bước nhảy vọt về thu nhập kinh tế và trình độ nhận thức của mỗi gia đình, hứa hẹn trong một tương lai gần chiều cao trung bình của thế hệ trẻ Việt sẽ còn tiến xa hơn nữa.

Chiều cao người Việt Nam đứng thứ mấy Đông Nam Á?

Theo thống kê của Tổng điều tra dinh dưỡng giai đoạn 2009 – 2010, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam đã tăng lên 2 bậc và đang xếp hạng thứ 4 tại các nước Đông Nam Á.

Cụ thể trong 11 nước Đông Nam Á xét về mặt chiều cao trung bình, Việt Nam đứng sau các nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia. Với các chỉ số chiều cao lần lượt là Singapore [nam – 173.5cm / nữ – 161,3cm], Thái Lan [nam – 171,6cm / nữ – 151,9cm], Malaysia [nam 169,2cm / nữ – 157,1cm]. Ở khu vực Đông Nam Á có đến 3 quốc gia được xếp vào top các quốc gia sở hữu chiều cao thấp nhất thế giới đó là Philippines, Lào, Đông Timor.

Người Việt Nam trung bình 1 năm cao bao nhiêu cm?

Theo các số liệu thống kê, trong vòng 10 năm chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam đã tăng 3,7cm tức 0,37cm/năm. Năm 2010, chiều cao trung bình của nữ giới Việt Nam cao trung bình 153,6cm và sau 10 năm chiều cao của giới nữ cũng có sự cải thiện tăng thêm 2,6cm, trung bình 0,26cm/năm.

Đặc biệt chiều cao có sự phân hóa khu vực thành thị và nông thôn rõ rệt. Cụ thể ở các thành phố lớn, nam giới, nữ giới đạt chiều cao trung bình lần lượt là 167,4 – 154,7cm. Trong đó ở vùng nông thôn tỉ lệ này có phần thấp hơn với nam giới là 164,1cm và nữ giới là 153,2cm.

Chiều cao trung bình của người Việt Nam tăng chậm qua nhiều thập kỷ

GS.TS Lê Danh Tuyên – Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết rằng, mức tăng chiều cao trong giai đoạn 1990 – 2020 của Việt Nam tương tự như thời kỳ vàng chiều cao của Nhật Bản 1955 – 1995. Nếu tiếp tục triển khai các kế hoạch tăng trưởng chiều cao, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, khoa học và tăng cường rèn luyện thể chất, chiều cao trung bình của nam nữ Việt Nam có hy vọng thay đổi chiều cao vượt trội.

Vì sao chiều cao trung bình của người Việt thấp?

Mặc dù có sự cải thiện về chiều cao, thế nhưng so với tiêu chuẩn thế giới, Việt Nam vẫn luôn xếp trong những thứ hạng sau. Nhiều người cho rằng chiều cao trung bình của người Việt Nam thấp, chủ yếu do di truyền. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không chính xác, bởi chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống đủ chất và tăng cường vận động, sự tăng trưởng chiều cao của người Việt Nam sẽ có cơ hội tăng tốc rất nhanh.

READ  Top 10 thực phẩm giàu protein tốt cho sức khỏe không nên bỏ qua

Theo nhiều cuộc nghiên cứu, nguyên nhân chính dẫn đến hiện trạng người Việt thấp lùn là do chế độ dinh dưỡng thiếu chất, lối sống không lành mạnh đi kèm với việc ít tham gia các hoạt động thể dục thể thao.

Hãy cùng khoedepcaohon.com tìm hiểu cụ thể hơn từng nguyên nhân khiến chiều cao người Việt trở nên thấp lùn:

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, mặc dù khẩu phần ăn hằng ngày của người dân đã được cải thiện thêm thịt cá nhưng hàm lượng chất xơ và vitamin từ rau xanh và trái cây khá ít. Người Việt ưa chuộng thói quen nêm nếm khá nhiều gia vị mặn, ngọt. Chính vì thế, % dinh dưỡng của khẩu phần ăn trên chỉ cung cấp cho cơ thể khoảng 500 – 540 mg Canxi mỗi ngày và chỉ đáp ứng 50 – 60% khuyến nghị của WHO.

Nếu so sánh khẩu phần ăn của các nước có chiều cao vượt trội như Hà Lan, Hàn Quốc, Đức, họ chủ yếu sử dụng protein làm nguồn cung cấp năng lượng chính thì trong khẩu phần ăn của người Việt lại sử dụng carbohydrate là chính. có một tín hiệu đáng buồn được đưa ra chỉ có ½ dân số đáp ứng tiêu chuẩn khẩu phần ăn ở mức trung bình, 36% ở mức tốt và số còn lại là kém.

Chế độ dinh dưỡng không đủ chất ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng chiều cao

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng chưa đầy đủ chất, người Việt còn có thói quen bỏ bữa ăn sáng hoặc ăn sáng không đủ chất. Đây được xem là một trong những thói quen cần khắc phục. Bởi lẽ, bữa sáng đóng vai trò quan trọng vừa cung cấp năng lượng duy trì hoạt động cả ngày dài, vừa giúp xương phát triển, tăng trưởng chiều cao. Đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ đang dậy, cần rất nhiều nguồn năng lượng, dưỡng chất và vitamin.

Ngoài ra, Viện Pasteur Nha Trang cũng cho rằng, tỉ lệ trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 14 – 17 lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá khá cao, trên 47,5%. Song song với những tác hại lên sức khỏe thì sử dụng các chất kích thích cũng kìm hãm sự phát triển chiều cao của cơ thể.

Lười vận động, tham gia các bộ môn thể dục, thể thao

Một khảo sát từ Đại học Stanford Hoa Kỳ cho thấy, Việt Nam thuộc top các quốc gia có tỷ lệ vận động khá thấp. Tuy nhiên, đây lại là yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng của chiều cao ở thanh thiếu niên. Nhìn chung có thể thấy, trong các trường học tại Việt Nam, tần suất các bộ môn về thục dục thể thao chiếm % khá ít. Hầu hết chỉ là các bộ môn hoạt động thể chất thông thường, không có các bài tập tăng chiều cao.

Thay vì tham gia các bộ môn vận động, trẻ em Việt đang có xu hướng “nghiện” sử dụng các thiết bị điện tử

Giấc ngủ kém

Chất lượng ngủ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình cơ thể trao đổi chất, sản sinh các hormone tăng trưởng chiều cao. Có đến hơn 50% trẻ em mầm non và 40% trẻ vị thành niên có thời gian ngủ trong ngày khá ít.

Giấc ngủ ngắn, chập chờn, không sâu giấc ảnh hưởng đến quá trình kích thích sản sinh hormone tăng trưởng chiều cao

Một trong số những nguyên nhân ảnh hưởng có thể kể ra như thời lượng học tập quá tải, thời gian bắt đầu các buổi học khá sớm từ 6 – 7h sáng. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của internet và các mạng xã hội từ Facebook, Tiktok, game cũng khiến cho thời lượng ngủ của trẻ bị giảm sút nghiêm trọng.

READ  #Gập bụng có tăng chiều cao không? Bung có to không?

Môi trường kém

Môi trường sống kém ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người từ việc thấp còi, hệ miễn dịch suy giảm đến nguy cơ tiềm ẩn các bệnh mãn tính khác.

Ở nông thôn, trẻ em có điều kiện sống kém hơn so với trẻ em thành thị như chế độ dinh dưỡng, sân vận động và môi trường học tập. Trong khi đó, trẻ em thành thị phải sống trong môi trường khá ô nhiễm từ không khí, nguồn nước, tiếng ồn với các chất thải từ nhà máy, phương tiện đi lại, các công trình hiện đại.

Hà Nội lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới

Trong tương lai, nếu môi trường sống không được chú trọng cải thiện thì rất có thể chiều cao trung bình của người Việt sẽ đối mặt với nguy cơ bị “chững lại” hoặc có cải thiện nhưng không đáng kể.

Cách tăng chiều cao cho người Việt Nam

Tại châu Á, đặc biệt là hai quốc gia Hàn Quốc và Nhật Bản, ngược về vài thập kỷ trước cũng có chiều cao trung bình xấp xỉ với người Việt Nam. Tuy nhiên với những định hướng phát triển nâng cao tầm vóc dân tộc khoa học và phù hợp, tính tới thời điểm hiện tại, các quốc gia này đều nằm trong top chiều cao nổi bật trên toàn thế giới. Do đó, các chuyên gia tin rằng Việt Nam có thể học hỏi và đi theo tiến trình phát triển chiều cao của các nước này.

Dưới đây là một số cách tăng chiều cao hiệu quả như:

Chú trọng chế độ dinh dưỡng khoa học

Tại Nhật Bản, trong khung giờ 10h sáng trẻ em trong trường học sẽ được phát sữa hộp theo chương trình sữa học đường. Tại Hàn Quốc, trong khẩu ăn hằng ngày của học sinh được chú trọng bổ sung protein, canxi từ thịt, cá, đậu nành, hạn chế tiếp nạp tinh bột, chất béo, muối, đường…

Thay đổi chế độ ăn phong phú nhiều canxi, protein, vitamin và chất xơ

Sự đa dạng dinh dưỡng không chỉ giúp cơ thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh mà còn tác động đến sự kéo dài xương. Chính vì thế, tại Việt Nam trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ cần cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ, vitamin, protein và canxi.

Khuyến khích việc rèn luyện vận động thân thể

Tại Hàn Quốc và Nhật Bản khuyến khích trẻ em vận động và tham gia các câu lạc bộ thể thao như chơi bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, võ thuật. Các trường, tỉnh, thành phố và quốc gia thường xuyên tổ chức các giải thi đấu nhằm cọ xát và thúc đẩy tinh thần tự giác, nâng cao sức khỏe bản thân trong thanh thiếu niên.

Khuyến khích trẻ nhỏ rèn luyện thân thể, tăng cường chiều cao với các bộ môn thể dục thể thao

Tại Việt Nam, trẻ em cũng nên được khuyến khích và tạo điều kiện sân bãi vui chơi thể thao, vừa giải trí thư giãn kết hợp với rèn luyện thể chất.

Ưu tiên chất lượng giấc ngủ

Trẻ em đặc biệt ở lứa tuổi từ 1 – 18 tuổi cần chú trọng đến thời gian và chất lượng giấc ngủ. Thời gian ngủ tối thiểu ít nhất 7 – 8 tiếng mỗi ngày, chú ý thời gian ngủ thích hợp là từ 22h đến 6 – 7h sáng. Đây là khoảng thời gian để cơ thể tiết ra các hormone kích thích sự tăng trưởng về xương, phát triển chiều cao.

Đảm bảo thời lượng giấc ngủ cho trẻ đủ 8 tiếng mỗi ngày

Bố mẹ nên luyện tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ, hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ để tránh ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

Bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng chiều cao

Chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày không đáp ứng tối đa nhu cầu hấp thu các dưỡng chất, vitamin cần thiết cho sự phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ. Bố mẹ nên bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ chiều cao đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên trước khi sử dụng, các bậc phụ huynh có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể.

Phương pháp cải thiện chiều cao an toàn và hiệu quả dành cho trẻ trong độ tuổi phát triển

Chú trọng nhiều hơn vào chế độ dinh dưỡng, khuyến khích tinh thần rèn luyện cũng như nâng cao chất lượng môi trường sống được xem là những thử thách mà Nhà nước cũng như người dân cần đồng lòng, nhất trí cải thiện. Mong rằng trong một tương lai gần, chiều cao trung bình của Việt Nam có thể nhanh chóng tăng tốc và sánh vai cùng các quốc gia đứng đầu về chiều cao trên thế giới.

Bài viết liên quan

  • Tập Tabata có tăng chiều cao không? Cao thêm được bao nhiêu cm?

  • Chạy bộ tăng chiều cao có không? 7 điều cần biết để đạt hiệu quả cao

  • Cách tăng chiều cao trẻ 4 tuổi đơn giản hiệu quả tại nhà?

Võ Thu Yến

Dược sĩ Võ Thu Yến là chuyên gia dinh dưỡng về sức khỏe mẹ bầu, làm đẹp và chiều cao, tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM. Sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, dược sĩ Yến đã luôn đam mê với ngành y học và dinh dưỡng từ nhỏ. Sau khi tốt nghiệp đại học, dược sĩ Yến đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe, giúp hàng ngàn người cải thiện sức khỏe và ngoại hình của mình. Dược sĩ Yến luôn chú trọng vào việc giáo dục cộng đồng về dinh dưỡng hợp lý và làm đẹp từ bên trong. Dược sĩ Yến là một người rất tâm huyết và tận tâm trong công việc của mình.

Chủ Đề