Một trong những khó khăn của cách mạng Việt Nam trong những Nam 1936 -- 1939 là

Một trong những khó khăn của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936 - 1939 là


Câu 69382 Thông hiểu

Một trong những khó khăn của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936 - 1939 là


Đáp án đúng: d

Phương pháp giải

Xem lại tình hình trong nước giai đoạn 1936 - 1939, suy luận.

Tình hình Việt Nam trong những năm 1939 – 1945 --- Xem chi tiết
...

Một trong những khó khăn của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936-1939 là

A. chính phủ Pháp cử phái viên sang điều tra tình hình Đông Dương

B. hệ thống tổ chức của Đảng và quần chúng chưa được phục hồi

C. chính quyền thực dân ở Đông Dương đẩy mạnh khai thác thuộc địa

D. có nhiều đảng phái chính trị tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng

Đáp án chính xác
Xem lời giải

Những phong trào thời kỳ cách mạng dân chủ Đông Dương 1936 – 1939

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933 làm cho mâu thuẫn giữa các nước tư bản ngày càng sâu sắc. Bọn tư bản lũng đoạn ở một số nước đế quốc thiết lập chế độ độc tài phát xít, nhằm thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng trong nước, trút gánh nặng khủng hoảng kinh tế lên vai nhân dân lao động, gây ra chiến tranh thế giới để chia lại thị trường và xâm lược Liên Xô, thành trì của cách mạng thế giới. Trước tình hình đó, Đại hội VII của Quốc tế cộng sản đã được triệu tập. Đại hội đã thông qua nghị quyết tháng 7/1935 công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập của Quốc tế cộng sản. Căn cứ vào tình hình đó, đồng chí Lê Hồng Phong triệu tập và chủ trì hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị xác định mục tiêu trước mắt là “đấu tranh chống phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, cơm áo, hòa bình”. Đảng chủ trương triệt để lợi dụng những khả năng hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp để tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, đồng thời củng cố và phát triển các tổ chức bí mật của Đảng. Kết hợp những hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp với hoạt động bất hợp pháp để phát triển tổ chức của Đảng và của Mặt trận dân chủ, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của quần chúng.

Bọn đế quốc âm mưu dập tắt phong trào cách mạng của nước ta, trong đó có phong trào của thị xã Vĩnh Yên. Chúng đã thẳng tay đàn áp, làm cho phong trào lắng xuống một thời gian, sau đó hòa chung với cả nước, Vĩnh Yên lại bùng lên phong trào đòi tự do, cơm áo, hòa bình. Năm 1939, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử ở Pháp. Trong chương trình hành động của Mặt trận nhân dân Pháp, vấn đề ưu tiên nêu lên là “Đại xá tù chính trị ở các xứ thuộc địa”. Với điều kiện thuận lợi đó và do sự đấu tranh kiên quyết của tù chính trị ở các nhà lao đế quốc, nên phần lớn tù chính trị đã được trả lại tự do.

Tháng 6/1936, đồng chí Vũ Duy Cương được trả tự do đã bắt liên lạc ngay với Đảng và được cử về thị xã cùng một số đồng chí khác tiếp tục tổ chức hoạt động, xây dựng các cơ sở mới, chắp nối cơ sở cũ. Từ những cơ sở cách mạng năm 1929-1930, nay được khôi phục và bước vào hoạt động với các hình thức phong phú, đa dạng, thu hút, giác ngộ được nhiều quần chúng cách mạng, đưa phong trào ở thị xã Vĩnh Yên bước sang giai đoạn mới với hình thức đấu tranh mới. Các báo công khai như Letravai [Lao động], Tin tức, Nhành lúa, Bạn dân, Đời nay… và sách “Vấn đề dân cày” đang lưu hành tại địa phương được đem ra đọc và giảng giải ở các tổ chức sách báo. Những buổi đọc sách báo không chỉ có hội viên trong tổ chức, mà có cả quần chúng bên ngoài cùng nghe đã góp phần không nhỏ vào việc bồi dưỡng nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng cho hội viên và hướng dẫn đấu tranh theo các mục tiêu của Đảng đề ra.

Trong những năm 1936-1939, trên cơ sở các tổ chức cách mạng trước đây, nay đã phát triển thành nhiều hình thức tổ chức công khai hợp pháp như Hội Ái hữu, hội Tương tế, hội Học võ… lần lượt ra đời ở các làng xóm, ngõ phố trong thị xã. Hình thức đấu tranh của các tổ chức này lúc đầu còn là chơi thể thao, giúp nhau học chữ quốc ngữ, học võ, quyên góp tiền để giúp đỡ nhau. Cán bộ của Đảng còn lãnh đạo các hội viên quần chúng đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ, đấu tranh chống thu thuế bất công, khất thuế, đòi niêm yết trước mức thuế, đòi giảm thuế, chống các khoản phụ thu lạm bổ đã diễn ra liên tiếp bằng nhiều hình thức như: Biểu tình, làm đơn có nhiều chữ ký. Tiêu biểu là cuộc biểu tình của nhân dân nghèo, tiểu thương, tiểu chủ ở thị xã, đã tập hợp hàng trăm chữ ký rồi kéo lên tòa Chánh sứ đòi được giảm thuế.

Các cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ trên đây của nhân dân thị xã Vĩnh Yên mặc dù bị bọn thống trị đàn áp, nhưng phần lớn đã giành được thắng lợi. Nạn quan tham nhũng giảm, các loại thuế vô lý phải bãi bỏ, thuế ruộng, thuế môn bài được miễn giảm. Sự ra đời của hàng loạt các tổ chức công khai, hợp pháp thời kỳ này là thắng lợi lớn của Đảng trong đường lối đấu tranh và vận động quần chúng, vì đã tập hợp được lực lượng cách mạng đông đảo, hoạt động giành thắng lợi cho cao trào 1936-1939. Bên cạnh các cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh, các cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh đòi tự do dân chủ cũng diễn ra liên tục sôi nổi trên địa bàn thị xã. Đường lối của Đảng bước đầu được tuyên truyền nhiều đến nhân dân. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng ngày càng lan rộng, nhân dân tin tưởng ở sức mạnh đoàn kết của chính bản thân mình.

Thực hiện chủ trương của Trung ương và được sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc kỳ, để biến cuộc đón Gôđa thành cuộc biểu tình đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ, những người lãnh đạo phong trào cách mạng ở thị xã Vĩnh Yên đã vận động thu thập chữ ký của nhân dân vào bản “Nguyện vọng dân chúng”. Hàng trăm người ở nội thị, ở các làng, xã và thị trấn Tam Đảo đã ký vào các bản dân nguyện, trong đó có cả trưởng phố. Bản dân nguyện cùng có nội dung tố cáo tội ác và sự bóc lột của thực dân Pháp, đồng thời đòi quyền tự do dân chủ, đòi thả chính trị phạm, bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế bất công, tăng tiền công cho những người làm thuê, chống đánh đập…

Ngày 31 tháng Giêng năm 1937, trong đoàn hàng trăm đại biểu của nông dân Vĩnh Yên và nông dân Phúc Yên kéo về Hà Nội biểu tình đón Gôđa, có hơn 10 đại biểu của Vĩnh Yên cùng đi để đòi tự do dân chủ. Khi dự biểu tình đón Gôđa, đại biểu của đoàn Vĩnh Yên đã đến toàn soạn báo công khai của Đảng để trao bản nguyện vọng của nhân dân và cung cấp những tài liệu, số liệu cụ thể chi tiết về đời sống dân cày, về thủ đoạn áp bức bóc lột nhân dân của bọn thực dân và phong kiến địa chủ, đồng thời báo cáo với Xứ ủy về tình hình phong trào địa phương. Đây cũng chính là cuộc biểu dương lực lượng đầu tiên của nhân dân thị xã Vĩnh Yên trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Năm 1938, nguy cơ chiến tranh thế giới đang đến gần. Chính phủ Pháp do Đalaliê lên cầm quyền ngả dần về phái hữu, đưa ra nhiều chính sách phản động như: Tăng thuế, phát hành công trái, đóng cửa báo dân chúng và nhiều tờ báo tiến bộ, khủng bố những người tham gia đấu tranh.

Trước tình hình đó, Đảng ta đề ra chủ trương củng cố các tổ chức của Đảng, kết hợp chặt chẽ công tác công khai và bí mật. Nhờ chủ trương đúng đắn đó, phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ trên khắp mọi miền đất nước, trong đó có phong trào đấu tranh của nhân dân thị xã Vĩnh Yên. Năm 1938 cũng là năm mà lần đầu tiên ở Đông Dương lễ kỷ niệm ngày Quốc tế lao động được tổ chức công khai ở Hà Nội, Sài Gòn và các thành phố lớn trong cả nước.

Thực hiện chủ trương của Đảng tổ chức cuộc mít tinh lớn ở Hà Nội nhân ngày Quốc tế lao động 1/5, các đồng chí lãnh đạo phong trào ở tỉnh Vĩnh Yên đã tổ chức một đoàn đại biểu, trong đó đại biểu của các huyện về tập trung tại thị xã Vĩnh Yên, sau đó các đại biểu về Hà Nội dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1/5.

Trong 2 cuộc biểu tình lớn đón Gôđa năm 1937 và mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1/5/1938 tại Hà Nội đã làm cho cán bộ và quần chúng của thị xã Vĩnh Yên có điều kiện tận mắt thấy rõ sức mạnh của cách mạng cả nước, đồng thời có điều kiện để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, thắt chặt tình đoàn kết giữa các địa phương trong cuộc đấu tranh chung.

Phong trào đấu tranh chống thuế phối hợp với những cuộc đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế được phát động khắp mọi nơi. Lúc này, thực dân Pháp đã nâng mức thuế và tăng thêm các loại thuế để vơ vét của cải đổ vào cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Do đó những cuộc đấu tranh về kinh tế ở Vĩnh Yên đều nhằm vào mục đích đòi giảm thuế. Ngày 23/11/1938 có hơn 40 tiểu thương buôn bán gạo ở thị xã Vĩnh Yên được các đồng chí lãnh đạo phong trào cách mạng thị xã tổ chức thành đoàn biểu tình kéo lên tòa sứ đòi giảm thuế môn bài cho tiểu thương buôn bán.

Giữa năm 1938 lại tiếp tục nổ ra cuộc bãi thị với mục đích đòi giảm thuế chợ. Quần chúng đã tập trung viết đơn cử một đoàn đại biểu đưa lên tòa sứ. Bên cạnh đó là việc vận động các hàng quán đóng cửa không buôn bán. Trước phong trào đấu tranh của quần chúng, bọn cầm quyền địa phương buộc phải nhượng bộ.

Bọn thống trị ở thị xã Vĩnh Yên tiến hành thành lập Hội đồng dân biểu. Để chào mừng sự ra mắt của Hội đồng dân biểu, chúng đã tổ chức các trò chơi thể thao ở thị xã. Biết được âm mưu, các đồng chí lãnh đạo phong trào cách mạng ở thị xã đã nhanh chóng lợi dụng thời cơ thuận lợi này tổ chức các hoạt động hợp pháp để tuyên truyền cách mạng. Trong cuộc đua xe đạp nữ vòng quanh sân vận động thị xã, ta đã cử những quần chúng cách mạng là chị em phụ nữ lao động chuyên làm hàng xay, hàng sáo khỏe mạnh, nhiệt tình tham gia đua xe với con gái bọn nhà giàu. Sau lưng áo mỗi vận động viên của ta đã dán sẵn hàng chữ “lao động tiến lên”. Cùng thời gian này, tại Cát Xăng đường lên thị trấn Tam Đảo, bọn thống trị địa phương tổ chức cuộc chạy thi lên thị trấn Tam Đảo. Những người lao dộng nghèo, họ là những người chiến thắng. Những hoạt động trên là một hình thức tập hợp quần chúng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên để tuyên truyền cách mạng một cách công khai, hợp pháp, đồng thời làm thất bại mục đích “chào mừng Hội đồng dân biểu” của kẻ thù, biến những hoạt động mê hoặc, lừa phỉnh của chúng thành những cuộc vận động cách mạng của ta. Thành công của phong trào đã đạt được ngay trước mắt bọn thống trị địa phương, làm cho chúng vô cùng tức tối nhưng bất lực.

Năm 1939, phong trào cách mạng chuyển sang giai đoạn mới trong cả nước. Thời kỳ Mặt trận Dân chủ kết thúc. Phong trào cách mạng của nhân dân thị xã đã phát triển và đạt được kết quả to lớn. Những cuộc biểu tình, mít tinh, bãi chợ, những hoạt động thể thao đã lôi cuốn đông đảo quần chúng xuống đường tham gia cách mạng. Họ đã được giác ngộ, rèn luyện, tập dượt. Đó là sự chuẩn bị về lực lượng chính trị cho phong trào cách mạng ở thị xã.

Mặc dù thời kỳ này, Vĩnh Yên chưa có chi bộ Đảng nhưng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, phong trào cách mạng Vĩnh Yên đã thu được kết quả to lớn hòa chung vào các cao trào cách mạng của cả nước. Qua phong trào, Đảng đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ cốt cán vững vàng đã qua thử thách đấu tranh cách mạng. Song, từ 1928-1939 phong trào ở thị xã Vĩnh Yên còn có những hạn chế như phát triển chưa đều, chưa thành lập được một tổ chức Đảng cơ sở, cán bộ ít, vì vậy khi phong trào bị đàn áp thì thiếu cán bộ để tiếp tục duy trì và giữ phong trào.

Nguồn: Lịch sử Đảng bộ thành phố

Sự hình thành, phát triển, hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng thời kỳ 1930-1945

[ĐCSVN] - Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thắng lợi vĩ đại, là mốc son chói lọi của lịch sử cách mạng Việt Nam.
Ngày 19-8-1945, Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, các lực lượng quần chúng cách mạng đánh chiếm Bắc Bộ Phủ [Ảnh tư liệu]

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta.

Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám. Quá trình hình thành đường lối chiến lược giải phóng dân tộc là quá trình vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX - một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần túy biến thành một xã hội thuộc địa, dù tính chất phong kiến còn được duy trì một phần nhưng các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đều chuyển động trong quỹ đạo của xã hội thuộc địa. Trong lòng xã hội Việt Nam thời kỳ này đã hình thành nên những mâu thuẫn giai cấp, dân tộc đan xen rất phức tạp.

Để hình thành đường lối cách mạng đúng đắn nghĩa là phải vận dụng lý luận cách mạng vào điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội thuộc địa Việt Nam để nhận thức đúng mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội Việt Nam, xác định đúng kẻ thù, quyết định nhiệm vụ chiến lược, các chủ trương chính sách để tập hợp lực lượng và phương pháp cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn. Do đó, quá trình hình thành đường lối cách mạng giải phóng dân tộc giai đoạn 1930 – 1945, Đảng ta đã trải qua quá trình đấu tranh cách mạng kiên cường vừa trực tiếp tuyên truyền, giáo dục, vận động tổ chức quần chúng đấu tranh chống đế quốc thực dân, chống sưu cao thuế nặng, chống khủng bố dã man, vừa phát triển lực lượng bổ sung, tăng cường lãnh đạo các cấp của Đảng nhất là phải nhiều lần lập mới, bổ sung Ban chấp hành Trung ương của Đảng, vừa phải đẩy mạnh hoạt động “tự chỉ trích”, đấu tranh với tinh thần Bônsêvích để khắc phục những quan niệm cho rằng: Những nguyên lý về “giai cấp cách mạng” được coi như những giáo lý phải được tiếp thu vô điều kiện như chân lý bất biến khi vận dụng lý luận cách mạng vào điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội thuộc địa Việt Nam. Đây là cuộc đấu tranh rất quyết liệt và phức tạp chống chủ nghĩa giáo điều, dập khuôn máy móc, chống chủ nghĩa chủ quan tách rời thực tiễn.

Sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội trước hết là bằng cương lĩnh, đường lối chính trị, mà theo nguyên tắc hoạt động của Đảng Cộng sản thì cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng phải do Đại hội – cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng quyết định. Trong thời kỳ 1930 – 1945 - thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, Đảng phải hoạt động bí mật là chủ yếu, chính quyền thực dân liên tục, điên cuồng đàn áp khủng bố các tổ chức của Đảng nhất là Ban chấp hành Trung ương phải lập đi lập lại nhiều lần, giao thông liên lạc thường bị gián đoạn cho nên trong thời kỳ này Đảng ta không thể tiến hành Đại hội thường kỳ như quy định của Điều lệ Đảng để có thể phát huy trí tuệ của toàn Đảng trong việc hình thành cương lĩnh, đường lối chính trị. Sau hội nghị hợp nhất thành lập Đảng 3/2/1930, trong thời kỳ này, Đảng ta chỉ tiến hành duy nhất Đại hội lần thứ I vào tháng 3/1935. Trong hoàn cảnh đó, Ban Chấp hành Trung ương có trọng trách vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng vào thực tiễn để hình thành, phát triển, hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 thông qua đã xác định: Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đây là quá trình phát triển lâu dài trải qua những thời kỳ, giai đoạn chiến lược khác nhau trong tiến trình cách mạng dân tộc, dân chủ và xã hội chủ nghĩa mà trước tiên là đấu tranh giành độc lập dân tộc. Do đó, trong chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt xác định nhiệm vụ chiến lược là “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập; dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; thu hết sản nghiệp lớn [như công nghiệp vận tải, ngân hàng…] của tư bản chủ nghĩa đế quốc Pháp để giao cho chính phủ công nông quản lý; giao hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo…; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm 8 giờ; dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo công nông hóa.

Những nội dung chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta đã đáp ứng đúng yêu cầu khách quan của lịch sử, đáp ứng khát vọng độc lập tự do của toàn đân tộc, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới mở ra sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga [1917], đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định, thời đại mới là: “Thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”[1]. Cương lĩnh chính trị đầu tiên này đã xử lý đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp trong chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc. Vì mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của xã hội Việt Nam thời kỳ này là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động.

Bảy tháng sau, tại Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương – thay cho Ban chấp hành Trung ương lâm thời, luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương [Dự án để thảo luận trong Đảng] được thay thế cho cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam lại nhấn mạnh mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào và Cao Miên: “một bên là thợ thuyền dân cày và các phần tử lao khổ, một bên thì địa chủ phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa”[2]. Luận cương xác định tính chất của cuộc cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc “cách mạng tư sản dân quyền” cho đây là: “thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”. Luận cương cho rằng: Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải: “Tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”. Luận cương còn xác định hai nhiệm vụ chiến lược phản đế và phản phong phải được đặt ngang hàng nhau: “Có đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa mới phá được các giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi, mà có phá tan được chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”[3]. Luận cương đã quá nhấn mạnh cách mạng ruộng đất và đấu tranh giai cấp là điều không phù hợp với thực tiễn của xã hội thuộc địa.

Đến tháng 12/1930, trong thư của Trung ương gửi các cấp Đảng bộ, lại tiếp tục nhấn mạnh đấu tranh giai cấp và xác định: Địa chủ là “thù địch của dân cày, không kém gì đế quốc chủ nghĩa” “liên kết đế quốc chủ nghĩa mà bóc lột dân cày”[4]. Giai cấp tư sản “có một bộ phận đã ra mặt phản cách mạng” một bộ phận khác “kiếm cách thỏa hiệp với đế quốc” một bộ phận “ra mặt chống đế quốc” nhưng đến khi cách mạng phát triển “chúng sẽ theo phe đế quốc mà chống lại cách mạng”[5]. Trong thư này, Ban thường vụ Trung ương chủ trương: “Tiêu diệt địa chủ” “tịch ký tất cả ruộng đất của chúng nó [địa chủ] mà giao cho bần và trung nông”[6]. Nhận thức không phù hợp với thực tiễn của xã hội thuộc địa Việt Nam và không phù hợp với chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc còn kéo dài gần 5 năm cho đến Đại hội đại biểu toàn Đảng lần thứ nhất [3/1935]. Từ đây cùng với sự phát triển của thực tiễn đấu tranh cách mạng, thông qua thực hành nghiêm túc nguyên tắc “tự chỉ trích” [phê bình và tự phê] với tinh thần “tự chỉ trích Bônsêvích phải có nguyên tắc có kỷ luật, theo dân chủ tập trung và phải luôn luôn đặt quyền lợi uy tín Đảng lên trên hết. Không được lợi dụng tự chỉ trích mà gây mầm bè phái chống Đảng và làm rối loạn hàng ngũ Đảng” phải thông qua tự chỉ trích để tẩy trừ: “các khuynh hướng hữu khuynh tả khuynh, lối hành động cô độc biệt phái, quan liêu hủ bại… để Đảng luôn “xứng đáng đội quân tiên phong cách mệnh, lãnh tụ chính trị của giai cấp”[7]. Ban chấp hành Trung ương có bước tiến mạnh mẽ trong tư duy lý luận cách mạng giải phóng dân tộc. Trong thư gửi các tổ chức Đảng ngày 26/7/1936, Ban Trung ương đã công khai phê phán những biểu hiện giáo điều trong phân tích đặc điểm giai cấp trong xã hội thuộc địa và cho rằng: “Ở một xứ thuộc địa như Đông Dương, trong hoàn cảnh hiện tại, nếu chỉ quan tâm đến cuộc đấu tranh giai cấp có thể sẽ nẩy sinh những khó khăn để mở rộng phong trào giải phóng dân tộc”[8]. Tháng 10/1936, Ban chỉ huy hải ngoại của Đảng ban hành văn bản: chung quanh vấn đề chính sách mới đã chỉ rõ: “cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa, nghĩa là không thể nói rằng muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa; muốn giải quyết vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng… Nếu phát triển cuộc đấu tranh chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân [kẻ thù] chính, nguy hiểm nhất để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng”.

Từ nhận thức đúng đắn về mâu thuẫn cơ bản chủ yếu trong xã hội thuộc địa, về nhiệm vụ của cách mạng thuộc địa, về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc, thực dân và chống phong kiến, mối quan hệ giữa chiến lược và sách lược, về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp… nên khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, Ban Trung ương Đảng, trong Hội nghị từ ngày 6, 7, 8 tháng 11 năm 1939 đã xác định: Toàn Đảng phải “đứng trên lập trường cách mệnh giải phóng dân tộc, sự điều hòa những cuộc đấu tranh của những giai cấp người bổn xứ đưa nó vào phong trào đấu tranh chung của dân tộc ta là nhiệm vụ cốt lõi.”. Hội nghị Trung ương tháng 11/1939 đã quyết định: “cuộc cách mệnh tư sản dân quyền do Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thực hiện giải quyết: 1.Đánh đổ đế quốc Pháp, vua chúa bổn xứ và tất cả bọn phản động tay sai cho đế quốc và phản bội dân tộc. 2.Đông Dương hoàn toàn độc lập [thi hành quyền dân tộc tự quyết]. 3.Lập chính phủ cộng hòa dân chủ. 4. Lập quốc dân cách mệnh quân. 5.Quốc hữu hóa những nhà băng, các cơ quan vận tải, giao thông các binh xưởng, các sản vật trên rừng, dưới biển và dưới đất. 6.Tịch ký và quốc hữu hóa tất cả các xí nghiệp của tư bản ngoại quốc và bọn đế quốc thực dân và tài sản của bọn phản bội dân tộc, nhà máy giao thợ thuyền quản lý. 7.Tịch ký và quốc hữu hóa đất ruộng của đế quốc thực dân và bọn phản bội dân tộc. Lấy đất của bọn phản bội, đất công điền, đất bỏ hoang chia cho quần chúng nông dân cày cấy. 8.Thi hành luật lao động ngày 8 giờ, 7 giờ cho các hầm mỏ. 9. Bỏ hết các thứ sưu thuế. 10.Thủ tiêu tất cả các khế ước cho vay đặt nợ. 11.Ban hành các quyền tự do dân chủ, cả quyền nghiệp đoàn phổ thông đầu phiếu, những người công dân từ 18 tuổi trở lên, bất cứ đàn ông đàn bà nòi giống nào đều được quyền bầu cử, ứng cử. 12.Phổ thông giáo dục cường bách. 13.Nam nữ bình quyền về mọi phương diện xã hội, kinh tế và chính trị. 14.Mở rộng các cuộc xã hội, y tế, cứu tế, thể thao.v.v[9].

Một điểm rất đặc sắc của quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc thời kỳ 1930-1945 là Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Trung ương Đảng ta đã sáng tạo một hình thức tổ chức độc đáo phù hợp với điều kiện lịch sử của Việt Nam đó là lập mặt trận dân tộc thống nhất để hiện thực hóa tư tưởng của V.Lênin vĩ đại: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng – Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân Việt Nam được Đảng tuyên truyền giác ngộ và được tập hợp tổ chức trong mặt trận dân tộc thống nhất nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Chín tháng sau ngày thành lập, ngày 18/11/1930, Ban thường vụ Trung ương đã ban hành chỉ thị về vấn đề thành lập Hội “Phản đế đồng minh”. Trên cơ sở phân tích sâu sắc tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc, bản chỉ thị đã nhận định: “Cuộc cách mệnh tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì cuộc cách mạng cũng khó thành công [Rộng là toàn dân cùng đứng trong một mặt trận chống đế quốc và tụi phong kiến tay sai phản động, hèn hạ; Kín là đặt để công nông trong bức tranh dân tộc phản đế bao la][10]. Bản chỉ thị cũng phê phán những biểu hiện của quan điểm hẹp hòi, “tả” khuynh trong xây dựng, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất nên “Tổ chức cách mạng vẫn đơn thuần công nông”, “Do thiếu một tổ chức thật quảng đại quần chúng hấp thụ các tầng lớp trí thức dân tộc, tư sản dân tộc, họ là tầng lớp trên hay ở vào tầng lớp giữa và cho tới cả những người địa chủ có đầu óc oán ghét đế quốc Pháp, mong muốn độc lập quốc gia để đưa tất cả những tầng lớp và cá nhân đó vào trong hàng ngũ chống đế quốc Pháp, để cần kíp động viên toàn dân nhất tề hành động.”[11].

Vào năm 1936, trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, Đại hội VII, quốc tế cộng sản chủ trương tập hợp mọi lực lượng dân chủ hòa bình chống chế độ phản động, chống chủ nghĩa phát xít. Nhiều nước trên thế giới đã hình thành mặt trận dân tộc rộng rãi. Ở Pháp, năm 1935, mặt trận bình dân Pháp được thành lập và giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử và đứng ra thành lập chính phủ [5/1936]. Thực hiện nghị quyết của quốc tế cộng sản, lợi dụng mặt trận bình dân Pháp giành thắng lợi ở Pháp, Đảng ta đã chủ trương mở rộng Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương nhằm tập hợp các giai cấp, Đảng phái, dân tộc, tổ chức chính trị, xã hội và tôn giáo khác nhau thực hiện nhiệm vụ chung là: “Mặt trận dân chúng thống nhất phản đế phải dùng đủ phương pháp mà đánh tan ách thống trị của đế quốc Pháp, chống đế quốc chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít, bênh vực Xô Viết liên bang”[12].

Đến Hội nghị Trung ương tháng 11/1939, tư duy lý luận về tổ chức lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng đã hoàn toàn thống nhất với tư tưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc: Nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật không phải chỉ của riêng giai cấp công nhân và nông dân mà là nhiệm vụ chung của toàn dân Việt Nam, khi Trung ương Đảng xác định: “Thống nhất lực lượng dân tộc là điều kiện cốt yếu để đánh đổ đế quốc Pháp”[13]. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương tháng 11/1940 đã đưa ra quan niệm về “Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế là sự liên minh giữa các lực lượng cách mệnh phản đế không phân biệt giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo, mục đích là thực hiện thống nhất hành động giữa các lực lượng ấy đặng tranh đấu tiến lên vũ trang bạo động đánh đổ đế quốc Pháp, Nhật và các lực lượng phản động ngoại xâm và các lực lượng phản bội quyền lợi dân tộc làm cho Đông Dương được hoàn toàn giải phóng”[14].Tại Hội nghị này dù Trung ương đã khẳng định: “khẩu hiệu cách mệnh phản đế; cách mạng giải phóng dân tộc cao hơn và thiết dụng hơn” nhưng lại cho rằng: “cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến, không thể cái làm trước cái làm sau”[15].

Ngày 28/1/1941, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước. Sau một thời gian chuẩn bị, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương 8 từ ngày 10 đến 19/5/1941. Hội nghị đã phân tích nguồn gốc, đặc điểm, tính chất của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, dự báo phe phát xít nhất định thất bại, phe Đồng minh chống phát xít chắc chắn sẽ giành thắng lợi. Chủ nghĩa đế quốc sẽ suy yếu và phong trào cách mạng thế giới sẽ phát triển mạnh mẽ. Hội nghị dự đoán rằng: “Nếu cuộc chiến tranh đế quốc lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa do đó mà cách mạng nhiều nước thành công”[16]. Hội nghị nhận định: “Đế quốc Pháp – Nhật chẳng những áp bức các giai cấp thợ thuyền, dân cày mà chúng còn áp bức bóc lột cả các dân tộc, không chừa một hạng nào…Quyền lợi tất cả các giai cấp bị cướp giật, vận mệnh cách mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng. Pháp – Nhật ngày nay không chỉ là kẻ thù của công nông mà là kẻ thù của cả dân tộc Đông Dương”… Do đó: “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mệnh tư sản dân quyền, cuộc cách mệnh phải giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp dân tộc giải phóng”[17]. Hội nghị khẳng định: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi lại được độc lập, tự do cho toàn dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được.”.

Từ quan điểm chỉ đạo này, Đảng ta đã xác định tính chất của cách mạng Việt Nam giai đoạn này là cách mạng giải phóng dân tộc, đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Vì thế Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thay bằng khẩu hiệu: “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất cho công bằng, giảm địa tô, giảm tức”.

Hội nghị đi tới một quyết định cực kỳ quan trọng: giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước, cốt làm sao để thức tỉnh được tinh thần dân tộc của mỗi nước trên bán đảo Đông Dương. Hội nghị chủ trương thành lập ở mỗi nước một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. Ở Việt Nam mặt trận này được lấy tên là: “Việt Nam độc lập đồng minh [gọi tắt là Việt minh]. Các tổ chức quần chúng yêu nước chống đế quốc được thành lập trước đây đều thống nhất lấy tên là: Hội cứu quốc”, như Hội nông dân cứu quốc, Hội công nhân cứu quốc, Hội phụ nữ cứu quốc, Hội thanh niên cứu quốc, Hội phụ lão cứu quốc, Hội nhi đồng cứu quốc… và tất cả các Hội cứu quốc đều tham gia là thành viên của Việt minh. Đối với Lào, Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Ai Lao độc lập đồng minh, và đối với Campuchia thì lập Mặt trận Cao Miên độc lập đồng minh. Trên cơ sở ra đời mặt trận ở mỗi nước sẽ thành lập mặt trận chung của ba nước là Đông Dương độc lập đồng minh.

Các dân tộc trên bán đảo Đông Dương đều chịu ách thống trị của đế quốc Pháp, phát xít Nhật cho nên phải đoàn kết thống nhất lực lượng để đánh đuổi kẻ thù chung. Vấn đề dân tộc ở bán đảo Đông Dương lúc này là vấn đề tự do độc lập của mỗi dân tộc. Do đó Hội nghị Trung ương 8 khẳng định hết sức tôn trọng và thi hành đúng quyền dân tộc tự quyết đối với các dân tộc ở Đông Dương. Sau khi đánh đuổi được Pháp, Nhật thì: “các dân tộc sống trên cõi Đông Dương sẽ tùy theo ý muốn tổ chức thành Liên Bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành dân tộc quốc gia tùy ý”. “Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận và coi trọng”[18]. Sau Hội nghị Trung ương 8, ngày 19/5/1941 một Đại hội gồm đại diện các Đảng phái, các tổ chức quần chúng… tuyên bố thành lập Việt Nam độc lập Đồng minh với tuyên ngôn: “Liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị nào, giai cấp nào; đoàn kết chiến đấu để đánh đuổi Pháp, Nhật, giành quyền độc lập cho xứ sở. Việt Nam độc lập đồng minh lại còn hết sức giúp đỡ Ai Lao ĐLĐM và Cao Miên ĐLĐM để cùng thành lập Đông Dương ĐLĐM hay là mặt trận thống nhất dân tộc phản đế toàn Đông Dương để đánh được kẻ thù chung giành quyền độc lập cho nước nhà. Sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật sẽ thành lập một Chính phủ nhân dân của Việt Nam dân chủ cộng hòa lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm lá cờ toàn quốc. Chính phủ ấy do quốc dân đại hội cử ra”[19].

Hội nghị quyết định phải xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, và coi đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và của nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại. Hội nghị đã xác định bốn điều kiện cho khởi nghĩa vũ trang thắng lợi và xác định sáu nhiệm vụ phải thực hiện để củng cố, tăng cường, phát triển mở rộng lực lượng cách mạng trong cả nước đủ sức để thực hiện và củng cố thắng lợi của cuộc khởi nghĩa vũ trang[20].

Hội nghị Trung ương 8 đã phát triển sáng tạo phương thức khởi nghĩa vũ trang cách mạng khi đề ra chủ trương tiến hành khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng địa phương mở đường tiến lên tổng khởi nghĩa.Hội nghị Trung ương 8 đã đề ra nhiệm vụ xây dựng Đảng làm cho Đảng đủ năng lực lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đảng là người lãnh đạo người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Đến Hội nghị Trung ương 8 [tháng 5/1941] Đảng ta đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng được nêu ra từ Hội nghị Trung ương 6 tháng 11/1939. Đó là sự chuyển hướng chiến lược tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược phản đế và phản phong sang thực hiện chiến lược giải phóng dân tộc, chỉ tập trung lực lượng toàn dân tộc giải quyết cho được một vấn đề cấp bách và quan trọng hàng đầu là đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp-Nhật, giành độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc. Từ xác định đúng mâu thuẫn cơ bản chủ yếu, đến chỉ rõ kẻ thù chủ yếu là đế quốc Pháp – Nhật, Hội nghị đã xác định rõ tính chất của cuộc cách mạng là cách mạng giải phóng dân tộc, lực lượng tiến hành cuộc cách mạng này là toàn dân Việt Nam bao gồm mọi tầng lớp, mọi tổ chức chính trị, mọi giai cấp, mọi tôn giáo, dân tộc, mọi lứa tuổi được tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất phản đế với tên gọi Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng Minh. Đảng Cộng sản Đông Dương là thành viên của Việt Minh và là hạt nhân chính trị lãnh đạo Việt Minh. Hội nghị Trung ương 8 đã quyết định phương pháp cách mạng giải phóng dân tộc là khởi nghĩa vũ trang, từ khởi nghĩa vũ trang từng phần. Giành chính quyền ở từng địa phương chuẩn bị lực lượng đón thời cơ tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung ương 8 [tháng 5/1941] là sự khẳng định kế thừa, tiếp thu và phát triển sáng tạo tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra trong tác phẩm “Đường Cách Mệnh” [1927] và cương lĩnh cách mạng đầu tiên [chánh cương vắn tắt sách lược vắn tắt, chương trình vắn tắt] của Đảng do chính Người dự thảo và được Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 thông qua.

Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung ương 8 là sự khẳng định bước trưởng thành vượt bậc của Đảng ta trong lãnh đạo chính trị, trong đổi mới tư duy về xây dựng đường lối cứu nước, trong việc mài sắc vũ khí tự chỉ trích Bônsêvích để vượt qua bệnh ấu trĩ “tả” khuynh, bệnh giáo điều dập khuôn máy móc…

Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 [tháng 5/1941] là ngọn đèn pha soi sáng, là ngọn cờ dẫn đường chỉ lối cho toàn dân ta giành thắng lợi vĩ đại trong cách mạng tháng 8/1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.

--------------------------------

[1] Hồ Chí Minh toàn tập. NXB chính trị quốc gia Hà Nội.2009. Tập 8. Trang 562

[2] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tập2. Trang 90

[3] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tập2. Trang 90

[4] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tập2. Trang 235

[5] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tập2. Trang 236

[6] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tập2. Trang 299

[7] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 567

[8] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 74

[9] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 544-545

[10] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 231

[11] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 232

[12] Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia Hà Nội năm 2000. Tập 6. Trang 21

[13] Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia Hà Nội năm 2000. Tập 6. Trang 544

[14] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 7. Trang 77

[15] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 7. Trang 68

[16] Lịch sử cách mạng tháng 8 -1945. NXB chính trị quốc gia.Hà Nội.1995. Trang 38-40

[17] Lịch sử cách mạng tháng 8 -1945. NXB chính trị quốc gia.Hà Nội.1995. Trang 38-40

[18] Lịch sử Cách mạng Tháng 8.1945. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 1995. Trang 41, 42

[19] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 7. Trang 466-467

[20] Cách mạng tháng 8.1945. NXB chính trị quốc gia.Hà Nội 1995. Trang 42-43

PGS.TS Đào Duy Quát, Nguyên Phó Trưởng ban thường trực
Ban Tư tưởng – Văn hóa TW

Video liên quan

Chủ Đề