Năm 1428 có sự kiện gì

Cuộc kháng chiến 10 năm chống nhà Minh(1418 - 1428)

Mùa xuân, tháng Giêng ngày mồng 2 năm Mậu Tuất (1418), Lê Lợi cùng với những người tài giỏi trong cả nước khởi nghĩa ở Mường Chính (nay là huyện lỵ Lang Chánh) tiến về Khả Lam (tức Lam Sơn) bắt đầu cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh (Trung Quốc) giải phóng đất nước. Lê Lợi xưng là Bình Ðịnh Vương, người hương Lam Sơn, huyện Lương Giang (nay là xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân). Bình Ðịnh Vương chiến đấu ở Thanh Hoá 6 năm, các trận đánh lớn diễn ra ở Lam Sơn, Mường Một (vùng Bát Mọt, huyện Thường Xuân ngày nay), Mường Chính, Bến Bổng (vùng thượng du sông Âm), Ba Lẫm (vùng Chiềng Lẫm, huyện Bá Thước ngày nay), Kình Lộng (vùng Cổ Lũng, huyện Bá Thước),úng ải (vùng đèo Thiết ốvùng đèo thiết ống, huyện Bá Thước), Sách Khôi (ở khoảng giữa huyện Bá Thước và huyện Hoàng Long - Ninh Bình và huyện Thạch Thành - Thanh Hoá), Ða Căng (vùng Thọ Nguyên, Thọ Xuân), có trận phía địch có tới 10 vạn quân như ở Kình Lộng. Mùa đông năm 1424, Bình Ðịnh Vương tiến quân vào Nghệ An theo kế sách của Nguyễn Chích. Mùa thu năm 1426, quân khởi nghĩa tiến ra Bắc bao vây Ðông Quan. Ngày 17 tháng 9 năm Bính Ngọ (1426), Bình Ðịnh Vương đến Lỗi Giang (vùng đất các huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc ngày nay) chỉ huy bao vây Tây Ðô. Cuối năm 1426, Bình Ðịnh Vương ra Bắc chỉ huy giải phóng các miền đất Giao Chỉ (Bắc Bộ ngày nay), và vây hãm thành Ðông Quan. Ngày 22 tháng một năm Ðinh Mùi (1427), giặc Minh đầu hàng. Mùa xuân năm sau - giặc rút về, đất nước sạch bóng quân thù, thành Tây Ðô lại về Ðại Việt. Ngày 15 tháng giêng năm Mậu Thân (1428), Bình Ðịnh Vương lên ngôi hoàng đế nước Ðại Việt, thủ đô là Ðông Kinh (tức Ðông Quan, thủ đô Hà Nội ngày nay). Cả nước chia làm 3 đạo hành chính lớn, Thanh Hoá thuộc đạo Hải Tây trong số các trấn ven biển Tây Ðô.

Sau khi Hồ Quý Ly lật đổ triều Trần và thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (1407), nước Đại Việt rơi vào ách thống trị của phong kiến phương Bắc.

Tuy nhiên, sức mạnh Đại Việt đã được chứng minh bằng sự bùng nổ liên tiếp các cuộc khởi nghiã chống quân xâm lược, trong đó khởi nghiã Lam Sơn (1418 -1427) do Lê Lợi lãnh đạo đã trở thành lá cờ đầu, đánh bại quân Minh, giành lại chủ quyền dân tộc.

Năm 1428, Lê Lợi lập ra triều Lê, bắt đầu việc xây dựng lại đất nước. Dưới thời Lê, công cuộc khẩn hoang lập ấp được đẩy mạnh; nhiều chính sách kinh tế - xã hội được ban hành; giáo dục, văn học, nghệ thuật được nâng cao… Văn minh Đại Việt bước vào giai đoạn phát triển mới.

Từ năm 1527, khi Mạc Đăng Dung đoạt ngôi triều Lê, chế độ quân chủ Đại Việt lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện: Họ Nguyễn rồi họ Trịnh khôi phục triều Lê và gây nên nội chiến Lê – Mạc (1527-1592), Trịnh - Nguyễn (1627-1672) chia cắt đất nước. Khắp nơi, nông dân đã nổi dậy chống chế độ quân chủ áp bức.

Thời gian này, nhân dân Đại Việt hoàn thành công cuộc khẩn hoang ở phương Nam và có những cuộc tiếp xúc đầu tiên với phương Tây. Chữ Quốc ngữ - chữ Việt ra đời.

* Sự kiện

- Ngày 7-2-1418: Mở đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Mùa xuân năm Mậu Tuất (năm 1418), Lê Lợi chính thức dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp đất nước kêu gọi nhân dân đồng lòng đánh giặc cứu nước. Với lực lượng ban đầu khoảng 2.000 người, sau 10 năm chiến đấu gian khổ, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã dần dần phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước. Những chiến thắng ở Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang, đã đẩy quân Minh ở Đông Quan vào thế “kế cùng lực kiệt” vào năm 1428. Ngày 15-4-1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Việt, mở đầu cho triều hậu Lê với 26 đời vua trị vì trong 361 năm.

- Ngày 7-2-1955: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Trẻ nhất và già nhất”, bút danh C.B., đăng báo Nhân dân số 342. Bài báo viết: Trong số hàng vạn thư chúc tết Chủ tịch Hồ Chí Minh của đồng bào cả nước, có thư của em bé miền Nam 5 tuổi, người trẻ nhất và thư của cụ già theo Đạo Thiên Chúa 122 tuổi, người già nhất. Những lá thư đó đã biểu hiện lòng kính yêu vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài báo kết luận: “Một em bé, một cụ già / Nêu tình đoàn kết cả nhà Việt Nam”.

- Ngày 7-2-1958: Trong chuyến thăm lịch sử Cộng hòa Ấn Độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp hơn 50 đại biểu các báo chí Ấn Độ, Anh, Mỹ. Trả lời câu hỏi về “Vấn đề thống nhất nước Việt Nam”, Người nói: “Miền Nam Việt Nam là thịt của thịt chúng tôi, là máu của máu chúng tôi. Nhân dân Việt Nam sẽ được thống nhất”.

- Ngày 7-2-1965: Đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta bằng không quân. Ngày 7-2-1965, đế quốc Mỹ dùng không quân mở chiến dịch “Mũi lao lửa” ném bom, đánh phá liên tục miền bắc, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền bắc. Số máy bay Mỹ sử dụng vào cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc năm 1965 trung bình mỗi ngày có 100 đến 160 lần cất cánh, ngày cao điểm là 250 lần cất cánh. Số bom Mỹ ném xuống chiến trường Việt Nam trong năm 1965 lên tới 310.000 tấn. Đáp lời kêu gọi thiêng liêng chống Mỹ, cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các lực lượng vũ trang và nhân dân miền bắc đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vừa chiến đấu vừa sản xuất đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Đến cuối năm 1965 quân và dân miền bắc đã bắn rơi 834 chiếc máy bay giặc Mỹ.

- Ngày 7-2-2001: Khánh thành giai đoạn 1 Dự án cảng Vũng Áng. Cảng Vũng Áng được xây dựng tại xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đây vừa là cảng nước sâu, vừa là cảng quốc tế có thể phục vụ công tác xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Tổng vốn đầu tư là 135,5 tỷ đồng. Năm 2005, Chính phủ đã quyết định đầu tư 532 tỷ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu để xây Bến cảng số 2 có chiều dài là 270 m công suất 860.000 tấn hàng/năm nâng tổng công suất của cảng lên 1.320.000 tấn/ năm, đón các tàu có trọng tải từ 4,5 - 5 vạn tấn. Năm 2014, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 3.128.126 tấn, doanh thu đạt 296.948 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 78.600 triệu đồng.

- Ngày 7-2-2006: Khánh thành và yên vị tượng 14 vị Hoàng đế nhà Trần tại Khu di tích đền Trần - Chùa Tháp, Nam Định. Đây là một công trình văn hóa tâm linh nhằm tôn vinh các triều đại nhà Trần - một trong những triều đại thịnh trị bậc nhất của chế độ phong kiến Việt Nam đã cùng với quân dân Đại Việt viết nên trang sử vàng chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tượng 14 vị Hoàng đế nhà Trần được đúc dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu văn bia, phong cách kiến trúc, đặc trưng của hoa văn, họa tiết thời Trần và các tài liệu về tiểu sử của các vị vua Trần (từ vị vua đầu tiên Trần Thái Tông đến vị vua cuối cùng Trần Quý Kháng). Mỗi bức tượng có tổng trọng lượng 900 kg bằng đồng nguyên chất...

Theo TTXVN

Năm 1428 có sự kiện gì xảy ra?

Năm 1428, Lê Lợi lập ra triều Lê, bắt đầu việc xây dựng lại đất nước. Dưới thời Lê, công cuộc khẩn hoang lập ấp được đẩy mạnh; nhiều chính sách kinh tế - xã hội được ban hành; giáo dục, văn học, nghệ thuật được nâng cao… Văn minh Đại Việt bước vào giai đoạn phát triển mới.

Năm 1428 là thế kỷ thứ mấy?

Năm 1428 là một năm trong lịch Julius. Thế kỷ: thế kỷ 14.

Tháng 2 năm 1418 là sự kiện gì?

- Ngày 7-2-1418: Mở đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Mùa xuân năm Mậu Tuất (năm 1418), Lê Lợi chính thức dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp đất nước kêu gọi nhân dân đồng lòng đánh giặc cứu nước.

Thời Lê sơ năm bao nhiêu?

Sử gọi 100 năm giai đoạn từ sau 1428 trở đi đến năm 1527 là thời Lê sơ. có thể chia thời Lê sơ thành 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất : 1428 – 1459, với 4 triều vua: Thái Tổ (1428 – 1433), Thái Tông (1434 – 1442), Nhân Tông (1453 – 1459), Nghi Dân (1459).