Năm 939 tên nước ta là gì năm 2024

Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã dùng nhiều quốc hiệu [tên chính thức của quốc gia] khác nhau. Bên cạnh đó, cũng có những danh xưng được dùng chính thức hay không chính thức để chỉ vùng lãnh thổ thuộc quốc gia Việt Nam. Dưới đây là danh sách các quốc hiệu chính thức của Việt Nam theo dòng lịch sử. Các quốc hiệu này đều được ghi chép trong các sách sử Việt Nam, hoặc được chính thức sử dụng trong nghi thức ngoại giao quốc tế.

Văn Lang: Được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Kinh đô đặt ở Phong Châu.

Âu Lạc: Năm 257 trước công nguyên, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt [Văn Lang] và Âu Việt, bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây [Trung Quốc].

Vạn Xuân: Là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602.

Đại Cồ Việt: Là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu khác.

Đại Việt: Là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục [gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh], đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.

Đại Ngu: Là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ, từ năm 1400. Chữ Ngu ở đây có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình".

Việt Nam: Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt.. Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn. Quốc hiệu này được tuyên phong vào năm 1804.

Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí và đầu thế kỷ 15 trong cuốn "Dư địa chí" đã thấy nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm [1558] ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ [1590] ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh [1664] ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình [1670] ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" [đây là cửa ngõ yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc].

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945 đến 1954. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 [ngày Quốc khánh của Việt Nam ngày nay]. Vì sự can thiệp của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nên đất nước ta gặp phải sự chia cắt và các chế độ ngụy quyền đã đặt ra các chính quyền mang các tên khác. Tên Quốc gia Việt Nam do cựu Hoàng đế Bảo Đại ký với Pháp ngày 8/3/1949. Năm 1955 Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại và thành lập nên cái gọi là chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Để góp phần đấu tranh thống nhất đất nước, nhân dân miền Nam đã thành lập ra Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau 30/4/1975 với thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh toàn bộ đất nước đã thống nhất thành một khối. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Năm 939, sau khi đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa [ Đông Anh – Hà Nội ]. Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc lớn, nhỏ.

Chọn A

Quảng cáo

Câu 2

Câu 2. Nhà Đinh được thành lập trong bối cảnh nào sau đây?

  1. Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống.
  1. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh xoá bỏ “cục diện 12 sứ quân”.
  1. Được Dương Tam Kha ủng hộ và nhường ngôi.
  1. Nhận được sự ủng hộ của Ngô Quyền và Lê Hoàng.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, đất nước được bình yên, thống nhất. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Thái Bình, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư [ Ninh Bình].

Chọn B

Câu 3

Câu 3. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tổng của nhà Tiền Lê [981] gắn liền với địa danh Lịch sử nào sau đây?

  1. Sông Mê Công.
  1. Lạng Sơn.
  1. Cổ Loa.
  1. Sông Bạch Đằng.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tổng của nhà Tiền Lê [981] gắn liền với địa danh Lịch sử đó là sông Bạch Đằng.

Chọn D

Câu 4

Câu 4. Năm 968, sau khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là

  1. Đại Việt.
  1. Văn Lang.
  1. Đại Cồ Việt.
  1. Âu Lạc.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

Năm 968, sau khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

Chọn C

Câu 5

Câu 5. Những nội dung nào sau đây phản ánh đúng về đời sống văn hoá thời Ngô, Đinh, Tiến Lê?

  1. Phật giáo được truyền bá rộng rãi, nhà sư được quý trọng.
  1. Chùa được xây dựng ở nhiều nơi, như chùa Bà Ngô, chùa Nhất Trụ,...
  1. Nho giáo trở thành quốc giáo.
  1. Giáo dục thời Ngô, Đinh, Tiền Lề phát triển mạnh.
  1. Chưa có các loại hình văn hoá dân gian.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

Đời sống văn hoá thời Ngô – Đinh – Tiền Lê:

-Phật giáo được truyền bá rộng rãi, các nhà sư được quý trọng

-Chùa được xây dựng ở nhiều nơi

-Nho giáo được du nhập từ thời Bắc thuộc nhưng chưa có ảnh hưởng nhiều

-Giáo dục thời kỳ này chưa phát triển

-Nhiều loại hình văn hoá dân gian tiếp tục được phát triển như ca múa, đua thuyền, đánh đu, đấu vật,…

Chọn A, B

Câu 6

Câu 6.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

Từ kiến thức đã được học và hiểu biết bản thân, ta có thể giới thiệu những nét chính về chính quyền thời Ngô và Tiền lê như sau:

- Giới thiệu:

+ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô, Tiền Lê được tổ chức theo chế độ quân chủ do vua đứng đầu, quyết định mọi công việc quan trọng của triều đình.

+ Giúp việc cho vua là hệ thống các quan và các ban văn, ban võ, tăng quan, đao quan.

+ Ở địa phương được chia thành các lộ, phủ, châu…

- Nhận xét:

+ Tổ chức chính quyền thời Ngô còn đơn giản.

+ Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê được hoàn thiện dần từ trung ương đến địa phương. Ở địa phương đã phân cấp quản lí chặt chẽ hơn.

Câu 7

Câu 7.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

Từ kiến thức đã được học trong bài, ta sắp xếp thứ tự mô tả cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhà Tiền Lê như sau: 3 – 2 – 1

Chủ Đề