Nâng mũi bao lâu hết đỏ

Nâng mũi bị đỏ đầu mũi có nguy hiểm không? Bao lâu thì hết đỏ? Tác giả: adminseo1 - Tham vấn y khoa:  Bác sĩ Park Hyo Jin

Sau khi nâng mũi bị đỏ đầu mũi là một trong những biểu hiện hết sức bình thường. Lý do đầu mũi bị đỏ là bởi dáng mũi bất ngờ được nâng cao lên một cách nhanh chóng, khiến da vùng đầu mũi chưa kịp đàn hồi, co dãn, gây ra hiện tượng trên. Thế nhưng vẫn có nhiều lý do khiến đầu mũi bị bóng đỏ mà không phải ai cũng biết.

1. Nguyên nhân nâng mũi bị đỏ đầu mũi là do đâu?

a] Nâng mũi bao lâu hết đỏ?

Sau nâng mũi bị đỏ đầu mũi trong vòng 7-10 ngày là tình trạng bình thường

Sau khi nâng mũi bị đỏ đầu mũi là một trong những biểu hiện hết sức bình thường. Lý do đầu mũi bị đỏ là bởi dáng mũi bất ngờ được nâng cao lên một cách nhanh chóng, khiến da vùng đầu mũi chưa kịp đàn hồi, co dãn, gây ra hiện tượng trên. Hoặc cũng có thể do bác sĩ dùng lực quá mạnh, tác động nhiều lên các mô mềm xung quanh.

Tuy nhiên, tình trạng này thì xuất hiện trong những ngày đầu tiên sau phẫu thuật [khoảng 7-10 ngày] và sau đó sẽ giảm dần. Vì vậy, bạn không cần phải quá lo lắng nhé. Còn nếu quá lâu không thuyên giảm thì có lẽ là dáng mũi của bạn đã gặp biến chứng.

b] Mũi đỏ do biến chứng

Đầu mũi bóng đỏ, lộ sụn do chất liệu sụn kém chất lượng

Một số trường hợp sau khi nâng mũi khoảng 1-2 năm đầu mũi xuất hiện tình trạng đỏ ở vùng đầu mũi, thậm chí còn sờ nắn thấy rõ cả sụn sống mũi. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là bởi sử dụng chất liệu sụn kém chất lượng, quá thô cứng luôn tạo ra ma sát với vùng da đầu mũi, gây ra hiện tượng bào mòn da.

Trường hợp da vùng mũi mỏng nhưng nâng sống mũi quá cao cũng là nguyên nhân khiến vùng đầu mũi bị bóng đỏ, thậm chí lộ chất liệu độn ra ngoài.

c] Nâng mũi bị đỏ đầu mũi do nhiễm trùng

Mũi bị bóng đỏ, sưng nề do nhiễm trùng nặng

Nếu bạn không tuân thủ cách chăm sóc, vệ sinh mũi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng, sưng nề kéo dài. Chưa kể, nếu mũi không được vệ sinh sạch sẽ sẽ dễ nổi mụn đỏ, mụn ẩn ở đầu mũi.

Đặc biệt, đối với những bạn thực hiện nâng mũi cấu trúc, có can thiệp chỉnh sửa xương sẽ gặp phải tình trạng chảy dịch. Nếu như dịch không được hút ra nhanh chóng sẽ khiến mũi bị sưng, phù nề lâu, kèm theo là đầu mũi bóng đỏ.

>>>> Xem thêm: Nâng mũi sau 10 ngày  2 tuần có Đẹp, hết sưng và dừng ăn kiêng?

2. Phải làm gì khi nâng mũi bị đỏ đầu mũi?

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi. Vì vậy, phải tùy theo từng tình trạng mũi cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khắc phục phù hợp, giúp loại bỏ hoàn toàn tình trạng này một cách nhanh chóng.

a] Đối với trường hợp đầu mũi bóng đỏ nhẹ

Nâng mũi bị đỏ đầu mũi nên được chỉnh sửa càng sớm càng tốt

Nếu như da của bạn khá mỏng như lại lựa chọn dáng mũi quá cao, khiến vùng đầu mũi trở nên bóng đỏ, căng cứng thì cách tốt nhất để khắc phục đó là nâng mũi cấu trúc Model 4D.

Đây là phương pháp sử dụng sụn tự thân [sụn vành tai] để bảo vệ vùng da đầu mũi. Sụn được đặt giữa sụn sống mũi và lớp da đầu mũi, chúng có tác dụng như một miếng đệm đàn hồi, giúp ngăn chặn lực ma sát của sụn cứng, từ đó khắc phục hoàn toàn khuyết điểm này.

b] Trường hợp bóng đỏ nhiều

Trường hợp bị bóng đỏ, hoại tử đầu mũi đã được khắc phục hoàn toàn

Đối với tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi kéo dài, liên tục không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn sẽ cần tháo bỏ chất liệu sụn sống mũi cũ và thay thế bằng sụn mới chất lượng hơn. Sụn mới phải đảm bảo được yếu tố mềm mại, đàn hồi, không gây kích ứng.

Thông thường, với trường hợp này, bác sĩ sẽ cần chỉnh sửa bằng sụn tự thân với phương pháp nâng mũi cấu trúc sụn sườn Model 4D. Chất liệu sụn sườn có độ tương thích tuyệt đối với cơ thể, có cấu tạo mềm mại không thô cứng nên có thể nâng cao sống mũi một cách tự nhiên, an toàn.

Trên đây là 3 cách khắc phục an toàn nhất, bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn luôn khuyên bạn nếu đang gặp phải tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi thì tốt nhất hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám cụ thể hoặc liên hệ tới số Hotline 1900.6499 để được bác sĩ tư vấn miễn phí cách khắc phục.

>>>> Xem thêm: 11 Cách chăm sóc sau khi nâng mũi Chuẩn Nhất được các Chuyên Gia trong ngành gợi ý

3. 3 mẹo nhỏ để không gặp phải tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi?

Tốt nhất hãy lựa chọn dáng mũi phù hợp với gương mặt của mình để không gặp phải rủi ro, biến chứng

Người có da mũi mỏng nên lựa chọn nâng mũi bọc sụn: Những bạn có da mũi mỏng vẫn có thể nâng cao sống mũi nhưng tốt nhất là nên lựa chọn các phương pháp nâng mũi hiện đại, có sự hỗ trợ của sụn tự thân để không gặp phải biến chứng, rủi ro.

Không nên nâng mũi quá cao: Một dáng mũi quá cao sẽ không chỉ khiến gương mặt của bạn trông lố bịch, không ăn nhập, thậm chí còn khiến nguy cơ bị bóng đỏ, lộ sóng, tụt sụn, thủng da đầu mũi cao hơn.

Nên lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ an toàn: Tại Bệnh viện Thẩm mỹ Đông Á, 100% các ca nâng mũi đều được thực hiện bởi bác sĩ có trên 10 năm kinh nghiệm, nắm vững chuyên môn, đảm bảo sẽ không gây ra bất cứ rủi ro, biến chứng nào sau phẫu thuật.

Những bạn nâng mũi bị đỏ đầu mũi thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ giỏi nhất bằng số Hotline 1900.6499 [miễn phí] để được hướng dẫn phương pháp khắc phục tốt nhất. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, vui lòng để lại tại nút ĐĂNG KÝ TƯ VẤN bên dưới. Chúc bạn sớm sở hữu dáng mũi đẹp, ổn định!

Video liên quan

Chủ Đề