Nếu không làm tốt việc tuyển dụng sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với công tác quản trị nhân sự

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp là nội dung cần thiết khi các bạn sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp, các thường là Các nhân tố bên trong doanh nghiệp và Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, vậy nội dung mục này ra sao, mời các bạn tham khảo 2 quan điểm dưới đây nhé

LƯU Ý Trong quá trình làm bài Báo cáo thực tập các bạn gặp khó khăn về thời gian , không thể hoàn thành bài làm hãy liên hệ với mình để được hỗ trợ viết bài qua https://zalo.me/0909232620

1.Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng nhân sự tại một doanh nghiệp

1.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Thương hiệu của doanh nghiệp

Thương hiệu của một doanh nghiệp được khẳng định qua hình ảnh và sự uy tín. Đây cũng là yếu tố giúp người lao động nộp đơn xin việc vào một doanh nghiệp. Bởi khi mà nhà tuyển dụng có tên tuổi trên thị trường thì các chính sách quản lý nhân sự cũng được quan tâm. Nhờ vào đây, doanh nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn ứng viên phù hợp nhất với mình hơn.

Kế hoạch hoá nhân lực

Kế hoạch hoá nhân lực là sự đánh giá, xác định nhu cầu hiện tại của một doanh nghiệp về số lượng nhân sự, nó là cơ sở cho quá trình tuyển dụng nhân sự tại một công ty.

Chính sách tuyển dụng

Một doanh nghiệp khi tuyển dụng đều có những quy định riêng. Những quy định này như nguồn tuyển dụng là bên trong hay bên ngoài, đăng tin qua mạng, trường đại học hay chỉ đến các trung tâm nghề.

Đối với doanh nghiệp nhỏ mới thành lập thì việc tuyển dụng rất đơn giản như là tuyển từ bạn bè, người quen.

Đối với các doanh nghiệp tầm trung đến lớn thì sẽ có quy trình tuyển dụng đầy đủ.

Tuy nhiên, dù tuyển dụng đơn giản hay theo quy trình phức tạp thì doanh nghiệp đều phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật lao động.

Mục tiêu của tuyển dụng nhân sự chính là thu hút và tuyển dụng những người tài, có năng lực phù hợp với vị trí đang cần tuyển trong công ty. Để công tác này diễn ra tốt, doanh nghiệp cần có bản mô tả công việc chi tiết tại vị trí cần tuyển, chế độ lươngbổng đãi ngộ được nêu ra nhằm thu hút ứng viên tham gia ứng tuyển.

Văn hóa tổ chức (Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng nhân sự)

Là một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt thì việc đầu tiên chính là quản lý nguồn nhân lực của mình một cách hợp lý nhất. Không thể để xảy ra tình trạng chia bè phái, thái độ của cấp trên đối với cấp dưới không được tốt, nhân viên làm việc không nghiệm túc. Đây chính là các yếu tố góp phần tạo nên văn hoá doanh nghiệp. Vì vậy để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp đó cần quan tâm cải thiện văn hoá doanh nghiệp của mình. 

Xem thêm

DOWNLOAD 8 MẪU ĐỀ CƯƠNG TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC

1.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng nhân sự)

Yếu tố kinh tế chính trị

Khi nền kinh tế chính trị của một quốc gia trở nên ổn định, có điều kiện phát triển tốt, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao về tinh thần và vật chất thì sẽ trở thành lợi thế để các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, công tác tuyển dụng đạt chất lượng.

Yếu tố văn hóa xã hội

Văn hóa xã hội là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động nhân sự của một doanh nghiệp. Khi yếu tố này phát huy tốt thì chất lượng tuyển dụng vào doanh nghiệp cũng đạt chất lượng cao.

Hệ thống pháp luật nhà nước về tuyển dụng

Pháp luật Nhà Nước ta có ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng. Mặc dù mỗi doanh nghiệp có phương pháp tuyển dụng khác nhau nhưng điểm chung đều phải chấp hành đúng theo quy định của Bộ Luật Lao Động nước ta.

Thị trường lao động

Thị trường lao động là sự cung và cầu lao động. Khi cầu lớn hơn cung thì việc tuyển dụng sẽ gặp khó khăn vì sự cạnh tranh tuyển mộ người tài giữa các doanh nghiệp và ngược lại. Đồng thời chất lượng nguồn nhân lực cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau

Thế giới loài người đã và đang bước vào thời kỳ công nghệ 4.0 và đây là một lợi thế đối với các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện công tác marketing hay quản trị nguồn nhân lực.

DOWNLOAD FILE

2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp

2.1.Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng nhân sự)

Hãy liên tưởng tới một ví dụ đơn giản, bạn muốn mua một chiếc bóng đèn để thắp sáng ngôi nhà của bạn, và thị trường ngoài kia có hàng tá nhà cung cấp có thể đáp ứng được nhu cầu đó, bạn sẽ chẳng tốn thời gian để mà lựa chọn lấy một cái. Tuy nhiên, bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan ngoài thị trường.

Trường hợp bạn là nhà tuyển dụng đang cần tuyển người cho doanh nghiệp. Nếu nguồn cung lao động trên thị trường lớn hơn cầu dự kiến của doanh nghiệp, bạn sẽ có một nguồn ứng viên dồi dào, càng nhiều ứng viên tham gia, càng tăng khả năng tuyển dụng thành công, đó là cơ hội. Tuy nhiên, chất lượng lao động trên thị trường không như nhau, nếu phần đông lao động trên thị trường đạt chất lượng thấp, đó lại trở thành thách thức lớn cho nhà tuyển dụng để có thể sàng lọc và lựa chọn ứng viên phù hợp.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng nhân sự trong DN. Giải bài tập đề án case study 10. Tuyển dụng tại công ty TNHH Nhất Vinh.

Ngược lại, nếu nguồn cung lao động trên thị trường thấp hơn cầu dự kiến của doanh nghiệp, nguồn ứng viên bị khan hiếm, đó là thách thức lớn cho nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp chất lượng lao động trên thị trường tương đối đồng đều và đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp thì đó lại là cơ hội để tuyển dụng thành công. (Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng nhân sự)

Bạn có biết về hoạt động đấu giá, nguyên tắc rất đơn giản, ai trả giá cao hơn người đó giành chiến thắng. Tuyển dụng cũng vậy, luôn tồn tại những đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp của bạn, và việc làm thế nào để chiến thắng trong cuộc đua tranh giành người tài luôn là thách thức lớn đối với nhà tuyển dụng. Vì vậy, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn về các động thái tuyển dụng của đối thủ, như: biện pháp quảng cáo, chính sách đãi ngộ, lương thưởng, … Hãy tưởng tượng, vào một ngày đẹp trời, đối thủ của bạn tung ra một chương trình quảng cáo hoành tráng, trên nhiều phương tiện khác nhau, với những chính sách đãi ngộ hấp dẫn hơn, … Và động thái của bạn là không làm gì. Đó là điều dễ hiểu khi bạn mất đi một lượng ứng viên tiềm năng, chưa kể có nguy cơ mất đi người tài đang làm việc cho công ty. Vì suy cho cùng, hầu hết người ta sẽ bán sức lao động của mình cho ai trả giá xứng đáng với nó.

Mục tiêu cuối cùng của hoạt động tuyển dụng là tuyển được người tài tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong trường hợp nền kinh tế phát triển, hoạt động sản xuất – kinh doanh có nhiều thuận lợi, doanh nghiệp thường có xu hướng mở rộng kinh doanh, nhu cầu về nhân sự cũng theo đó mà tăng lên, hoạt động tuyển dụng sẽ được chú trọng đầu tư, tạo ra nhiều cơ hội để tuyển dụng thành công. Ngược lại, nếu nền kinh tế trong tình trạng suy thoái, hoạt động sản xuất – kinh doanh gặp nhiều khó khăn, lựa chọn tái cơ cấu tổ chức, cắt giảm nhân sự là động thái của doanh nghiệp, hoạt động tuyển dụng lúc này sẽ bị ngưng trệ, ít được đầu tư, dẫn tới hiệu quả không cao.

Hầu hết ứng viên thường bị thu hút và có mong muốn được làm việc trong ngành nghề được xã hội đánh giá cao, điều đó đem lại sự thoả mãn và vị trí trong xã hội cho ứng viên. Nếu thái độ của mọi người đối với một nghề nào đó là tích cực, như một số ngành nghề: tài chính – ngân hàng, kế toán, y – dược, … Luôn luôn có một nguồn cung dồi dào đối với hoạt động tuyển dụng, nhà tuyển dụng không cần bỏ nhiều công sức và chi phí mà vẫn có thể thu hút được nhiều ứng viên tham gia, đồng thời làm tăng khả năng tuyển dụng người tài phù hợp với doanh nghiệp.

Ngược lại, trong trường hợp thái độ của xã hội đối với một ngành nghề là tiêu cực, nguồn cung bị khan hiếm, ít ứng viên tiếp cận chương trình tuyển dụng của doanh nghiệp, hoạt động tuyển dụng sẽ gặp nhiều khó khăn. Ví dụ điển hình, đây là một vấn đề nhức nhối và khó khăn đối với các nhà tuyển dụng của ngành bất động sản và bảo hiểm hiện nay.

Xem thêm

DOWNLOAD 5 BÀI MẪU BÁO CÁO TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC

2.2.Các yếu tố bên trong doanh nghiệp (Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng nhân sự)

Các bà mẹ thường có xu hướng sính ngoại thay vì sử dụng các mặt hàng trong nước, không phải vì chất lượng hàng ngoại tốt hơn, đơn giản là vì họ muốn mua cái thương hiệu ghi trên bao bì. Tuyển dụng cũng vậy, ứng viên thường bị thu hút bởi uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường lao động. Nếu doanh nghiệp đã có vị trí nhất định trong xã hội, hình ảnh của họ được nhiều người biết đến, cơ hội ứng viên tiếp cận càng lớn, càng nhiều ứng viên tham gia dự tuyển, đặc biệt là những ứng viên tài năng, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí cho hoạt động tuyển dụng. Ngược lại, trong trường hợp hình ảnh của doanh nghiệp được ít người biết đến, nhà tuyển dụng khó tiếp cận được tới ứng viên, doanh nghiệp sẽ cần đầu tư nhiều thời gian và chi phí cho hoạt động quảng cáo để thu hút ứng viên.

Doanh nghiệp không tồn tại độc lập trên thị trường, xung quanh doanh nghiệp có nhiều mối quan hệ phát sinh và đó có thể trở thành nguồn ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp, như: các cơ sở giáo dục – đào tạo (trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề), các đối tác, các nhà cung cấp, các head hunter, … Hay thậm chí là cả đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu nhà tuyển dụng biết cách nắm bắt và xây dựng tốt các mối quan hệ này, doanh nghiệp sẽ có một nguồn cung nhân lực nhất định luôn sẵn sàng khi doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, từ đó giúp giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Ngược lại, trong trường hợp nhà tuyển dụng khá thụ động, không biết cách tận dụng các mối quan hệ này, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư nhiều hơn cho tuyển dụng để có lượng ứng viên đáp ứng yêu cầu.

Nếu không làm tốt việc tuyển dụng sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với công tác quản trị nhân sự
BÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC

Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, vấn đề là có đủ điều kiện để đi trước người khác hay không. Nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính vững mạnh, chi phí dành cho hoạt động tuyển dụng lớn, nhà tuyển dụng có thể lựa chọn nhiều biện pháp tuyển dụng tiên tiến, áp dụng được nhiều phương pháp tuyển dụng hiện đại, cơ sở vật chất được đầu tư kỹ lưỡng, và đây là thuận lợi lớn để nâng cao khả năng cạnh tranh về hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp. Ngược lại, trong trường hợp doanh nghiệp bị yếu thế về khả năng tài chính, không có nhiều lựa chọn cho nhà tuyển dụng ngoài việc tận dụng các phương pháp tuyển dụng truyền thống, giá rẻ, thiếu sức hút và không có tính cạnh tranh tranh cao, rất dễ mất đi ứng viên, đặc biệt là những người tài.

Hãy thử đặt bản thân vào góc độ suy nghĩ như một ứng viên, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy quyền lợi là thứ mà họ quan tâm nhiều nhất khi đọc một thông báo tuyển dụng. Điều đó khẳng định sức hút của chính sách nhân sự trong doanh nghiệp đối với ứng viên, chính sách ở đây có thể là lương, thưởng, môi trường làm việc, cơ hội đào tạo, cơ hội thăng tiến, … Doanh nghiệp nào càng đưa ra chính sách phù hợp với mong đợi của ứng viên, càng tăng khả năng thu hút ứng viên tham gia ứng tuyển, đặc biệt tăng khả năng thu hút người tài. Ngược lại, một doanh nghiệp đưa ra chính sách nhân sự không đảm bảo lợi ích của ứng viên, không có tính cạnh tranh trên thị trường, hoạt động tuyển dụng sẽ gặp nhiều trở ngại.

Hãy giả định có hai doanh nghiệp với chế độ đãi ngộ tương đương nhau, hình ảnh của họ trên thị trường cạnh tranh với nhau, cũng như việc bạn phải lựa chọn uống coca-cola hay pepsi trong bữa cơm vậy, ngay lúc này yếu tố quyết định ứng viên làm việc ở đâu nằm ở văn hoá doanh nghiệp. Nếu ứng viên mong muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, chuyên môn hoá cao và làm việc với những người cùng đẳng cấp với mình thì điều hiển nhiên họ sẵn sàng từ chối lời mời của một doanh nghiệp không đáp ứng được điều đó dù chính sách cực kỳ hấp dẫn. Hay đơn giản hơn, bạn có thể không có được ứng viên khi họ nói không muốn làm ngày thứ 7 còn doanh nghiệp của bạn thì không. Ngoài ra, văn hoá doanh nghiệp cũng là một yếu tố để nhà tuyển dụng sàng lọc ứng viên, tài thôi chưa đủ, chúng ta cần tới sự hoà hợp của họ với văn hoá của tổ chức để có thể cống hiến trong dài hạn.

Nhà tuyển dụng là người đại diện công ty trong hoạt động tuyển dụng, hiển nhiên họ là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động này. Nhà tuyển dụng có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tốt, kiến thức rộng, phong cách làm việc chuyên nghiệp, hành xử đúng chừng mừng đạo đức sẽ để lại một ấn tượng tốt cho ứng viên. Và chính ấn tượng đó làm tăng sự tín nhiệm của ứng viên đối với bản thân nhà tuyển dụng và của doanh nghiệp, xây dựng nên thương hiệu nhà tuyển dụng vững mạnh. Ngược lại, trong trường hợp không làm được điều đó, những câu chuyện về việc nhà tuyển dụng không reply e-mail kết quả tuyển dụng cho ứng viên, hay có lối hành xử không đúng khi phỏng vấn, hoặc là phỏng vấn như kiểu một tấc lên giời của tổ chức đa cấp đang làm xấu hình ảnh của công ty họ hằng ngày.

Xem thêm 

Báo Giá Dịch Vụ ==> Viết thuê Báo cáo thực tập

Trên đây là một số nội dụng mẫu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng nhân sự mình chia sể tới các bạn có thể tham khảo, nếu bạn nào có nhu cầu triển khai bài làm báo cáo tốt nghiệp điểm cao  các bạn có thể liên hệ Nhận viết thuê báo cáo tốt nghiệp với mình qua https://zalo.me/0909232620  nhé!

DOWNLOAD FILE