Ngành Tâm lý học Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội

Tâm lý học là một trong những ngành học được nhiều bạn tìm hiểu nhất trong những năm gần đây.

Nắm bắt tâm lý đối phương bao giờ cũng là một việc khó. Học ngành tâm lý học chưa chắc đã giúp bạn có thể làm điều đó nhưng chắc hẳn có thể biến bạn thành một chuyên gia tâm lý.

Chắc hẳn ngành tâm lý học gì, tốt nghiệp ra trường làm nghề gì là những điều các bạn đang muốn biết hơn bao giờ hết phải không?

Hãy cùng mình tìm hiểu những thông tin quan trọng về ngành học này ngay nhé.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Tâm lý học là gì?

Tâm lý học [tiếng Anh là Psychology] là ngành khoa học nghiên cứu về hành vi và tâm trí của con người, nó bao gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu từ phát triển con người, hành vi xã hội và quá trình nhận thức.

Ngành Tâm lý học là một ngành mới và đã có những sự phát triển trong nhiều năm qua.

Các trường đào tạo ngành Tâm lý học

Không có quá nhiều lựa chọn nhưng chắc chắn đều là những trường chất lượng, dưới đây là danh sách những trường đào tạo ngành Tâm lý học năm 2022.

Các trường tuyển sinh ngành Tâm lý học năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Mức điểm chuẩn ngành Tâm lý học năm 2021 dao động từ 15 – 28 điểm. Với mức điểm chuẩn ngành Tâm lý học năm 2021 cao nhất là 28 của trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn – ĐHQG Hà Nội [khối C00] và thấp nhất là một số trường lấy 15.0 điểm.

Các khối thi ngành Tâm lý học

Các bạn có thể tham khảo các khối xét tuyển vào ngành Tâm lý học của các trường như sau:

2 khối được sử dụng nhiều nhất, hầu như trường nào tuyển ngành Tâm lý học cũng sử dụng đó là:

  • Khối D01 [Văn, Toán, Anh]
  • Khối C00 [Văn, Sử, Địa]

Các khối xét tuyển phía dưới đây được một số trường sử dụng nhé:

  • Khối A00 [Toán, Lý, Hóa]
  • Khối A01 [Toán, Lý, Anh]
  • Khối A16 [Toán, KHTN, Văn]
  • Khối B00 [Toán, Hóa, Sinh]
  • Khối B04 [Toán, Sinh, GDCD]
  • Khối B05 [Toán, Sinh, KHXH]
  • Khối C14 [Toán, Văn, GDCD]
  • Khối C15 [Văn, Toán, KHXH]
  • Khối C19 [Văn, Sử, GDCD]
  • Khối C20 [Văn, Địa lý, GDCD]
  • Khối D02 [Văn, Toán, tiếng Nga]
  • Khối D03 [Văn, Toán, tiếng Pháp]
  • Khối D04 [Văn, Toán, tiếng Trung]
  • Khối D08 [Toán, Sinh học, Anh]
  • Khối D09 [Toán, Sử, Anh]
  • Khối D14 [Văn, Sử, Anh]
  • Khối D15 [Văn, Địa lý, Anh]
  • Khối D78 [Văn, KHXH, Anh]
  • Khối D83 [Văn, KHXH, tiếng Trung]

Chương trình đào tạo ngành Tâm lý học

Nếu bạn quan tâm rằng sinh viên ngành tâm lý học sẽ học những gì thì mời bạn tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Tâm lý học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội dưới đây.

Sinh viên ngành Tâm lý học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ học những môn sau:

I. KIẾN THỨC CHUNG
Giáo dục quốc phòng
Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin phần 1
Tiếng Anh 1, 2, 3
Tiếng Pháp 1, 2, 3
Tiếng Nga 1, 2, 3
Tiếng Trung 1, 2, 3
Giáo dục thể chất 1, 2, 3, 4
Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin phần 2
Tin học đại cương
Âm nhạc
Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ
Kỹ năng giao tiếp
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối CM của ĐCS Việt Nam
Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục
II. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Sinh lý học hoạt động thần kinh
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Xác suất thống kê
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Tâm lý học đại cương
Những cơ sở chung về giáo dục học
Tâm lý học xã hội
Lý luận giáo dục
Tâm lý học xuyên/đa văn hóa
Lý luận dạy học
Tâm lý học nhận thức
Tâm lý học nhân cách
Nhập môn tâm lý học phát triển
Tâm lý học phát triển
Các giai đoạn phát triển tâm lý người
Chẩn đoán tâm lý
Nhập môn tham vấn tâm lý
Nhập môn tâm lý học trường học
Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên
Các phương pháp nghiên cứu trong Tâm lý học trường học
Các lý thuyết tham vấn – trị liệu trong trường học
Đánh giá trí tuệ và tham vấn học tập
Đánh giá nhân cách và can thiệp
Tư vấn giáo dục
Giám sát trong tâm lý học trường học
Tiếng Anh chuyên ngành
Tiếng Pháp chuyên ngành
Tiếng Nga chuyên ngành Tâm lý
Kỹ thuật phỏng vấn và xây dựng trường hợp
Thực hành đánh giá trí tuệ và tham vấn học tập
Thực hành đánh giá nhân cách và can thiệp
Thực hành giám sát trong Tâm lý học trường học
Thực hành tư vấn giáo dục
Thực tập sư phạm 1
Chẩn đoán đánh giá và can thiệp cho trẻ mầm non và tiểu học
Tham vấn và trị liệu nhóm
Tham vấn cho trẻ chậm phát triển và khuyết tật
Tham vấn giới tính, hôn nhân-gia đình
Tham vấn cho trẻ bi lạm dụng
Tham vấn cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Công tác xã hội trong nhà trường
Chẩn đoán đánh giá và can thiệp cho thanh thiếu niên
Tham vấn hướng nghiệp
Tham vấn cho trẻ em năng khiếu và phát triển sớm
Tham vấn cho trẻ em có hành vi lệch chuẩn và khó hoà nhập
Tham vấn trong trường dạy nghề, Cao đẳng và Đại học
Dược học tâm lý
Thực tập sư phạm 2
Khoá luận tốt nghiệp

Cơ hội việc làm ngành Tâm lý học

Trong thực trạng xã hội ngày càng có nhiều bệnh tâm lý xuất hiện như trầm cảm, rối loạn lo âu, ám ảnh… như hiện nay thì ngành Tâm lý học nổi lên như một chiếc phao cứu rỗi những tâm hồn đang lạc lõng kia.

Sinh viên ngành Tâm lý học ra trường sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm và cũng phải đối mặt với những thử thách không hề nhỏ.

Một số công việc có thể bắt đầu đơn giản như hỗ trợ tâm lý tại các trường học, là người giúp giải tỏa tâm lý cho học sinh, giúp các em có đời sống tinh thần tốt hơn, không bị ám ảnh vì việc học.

Cơ hội nghề nghiệp này các bạn có thể xem thêm tại bài viết Tâm lý học đường: Mảng trống cần được chuyên nghiệp hóa trên cổng thông tin của Bộ GD&ĐT.

Những công việc khác các bạn có thể chủ động tìm hiểu như:

  • Chuyên viên trị liệu tâm lý: Người hỗ trợ cho các bác sĩ với công việc phân tích, thấu hiểu và giúp đỡ giải quyết những mâu thuẫn tâm lý ngoài và trong con người
  • Chuyên viên tư vấn: Người hỗ trợ tư vấn các vấn đề thường thấy trong tình yêu, cuộc sống, hôn nhân và gia đình… tại các trung tâm tư vấn tâm lý.
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng công ty tư vấn tâm lý.
  • Giảng viên nghiên cứu và đào tạo về ngành Tâm lý học.

Các bạn đừng nghĩ công việc mình kể ra như vậy là ít bởi lẽ đến khi tiếp cận các bạn sẽ biết công việc ngành học này phát triển như nào nhé.

Mức lương bình quân ngành Tâm lý học

Thông thường khi vừa tốt nghiệp chắc chắn mức lương ngành học nào cũng không thể cao được. Mức lương khởi điểm ngành Tâm lý học tùy theo nhiều yếu tố nhưng thường rơi vào khoảng 6 – 8 triệu/tháng, chưa tính thử việc, học việc…

Sau khi phát triển được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp, tùy vào vị trí công việc mà mức lương ngành này có thể vào khoảng 15 – 20 triệu hoặc cũng có thể cao hơn nếu các bạn biết tận dụng cơ hội của mình nha.

Trong xã hội công nghiệp, con người trở nên bận rộn hơn, năng động hơn, cuộc sống vật chất đầy đủ hơn nhưng con người lại phải đối mặt với những hiện tượng tâm lí – xã hội như li hôn, tự sát, xung đột gia đình, những chứng bệnh của thời đại như trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc, hành vi… Hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải hiểu rõ hơn đời sống tinh thần vô cùng phức tạp và phong phú của mình. Như Danien Gotman đã nói: Thành công là một quá trình tự mình thực hiện, nếu bạn khống chế được cảm xúc của mình thì sẽ khống chế được cuộc đời; nhận thức rõ mình là đã thành công một nửa. Vậy làm thế nào để có thể nhận thức rõ mình? Làm thế nào để có thể chế ngự được những căng thẳng của cuộc sống, giải toả được những ẩn ức trong lòng? Làm thế nào để mình thành đạt trong công việc… Tâm lí học chính là ngành khoa học sẽ giúp bạn từng bước khám phá và thực hiện điều đó! Tham gia vào ngành học này, các bạn được đào tạo không chỉ kiến thức mà cả kĩ năng thực hành tâm lí học như chẩn đoán, trị liệu, tham vấn tâm lí… để trở thành một nhà nghiên cứu hoặc chuyên gia thực hành tâm lí chuyên nghiệp. Khi tốt nghiệp bạn có nhiều cơ hội việc làm tại các Bệnh viện, trường học, trung tâm nghiên cứu hoặc các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội. Ngoài ra bạn có nhiều cơ hội để nhận các học bổng đào tạo ở bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước.

1.   Một số thông tin về chương trình đào tạo

Tên ngành đào tạo:     + Tiếng Việt: Tâm lý học     + Tiếng Anh: Psychology Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân Thời gian đào tạo: 4 năm Tên văn bằng tốt nghiệp: + Tiếng Việt: Cử nhân ngành Tâm lý học + Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Psychology Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

2.  Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo đại học ngành Tâm lý học có mục tiêu chung là đào tạo cử nhân ngành Tâm lý học có trình độ căn bản về khoa học xã hội và nhân văn nói chung, có trình độ chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên ngành trong tâm lý học nói riêng [Tâm lý học xã hội, Tâm lý học quản lý - kinh doanh, Tâm lý học lâm sàng và Tâm lý học tham vấn], đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về tư vấn/tham vấn và nghiên cứu tâm lý con người.

3.  Thông tin tuyển sinh


Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Số TTTên học phầnSố tín chỉ    
I Khối kiến thức chung
[không bao gồm học phần 7 và 8]
16  
1 Triết học Mác - Lê nin 3  
2 Kinh tế chính trị Mác - Lê nin 2  
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2  
4 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2  
5 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2  
6 Ngoại ngữ B1 5  
  Tiếng Anh B1  
  Tiếng Trung B1 5  
7 Giáo dục thể chất 4  
8 Giáo dục quốc phòng - an ninh 8  
II Khối kiến thức theo lĩnh vực 29  
II.1 Các học phần bắt buộc
[không bao gồm học phần 17]
23  
9 Các phương pháp nghiên cứu khoa học 3  
10 Cơ sở văn hoá Việt Nam 3  
11 Lịch sử văn minh thế giới 3  
12 Logic học đại cương 3  
13 Nhà nước và pháp luật đại cương 2  
14 Tâm lí học đại cương 3  
15 Xã hội học đại cương 3  
16 Tin học ứng dụng 3  
17 Kĩ năng bổ trợ 3  
II.2 Các học phần tự chọn 6/18  
18 Kinh tế học đại cương 2  
19 Môi trường và phát triển 2  
20 Thống kê cho khoa học xã hội 2  
21 Thực hành văn bản tiếng Việt 2  
22 Nhập môn năng lực thông tin 2  
23 Viết học thuật 2  
24 Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng 2  
25 Hội nhập quốc tế và phát triển 2  
26 Hệ thống chính trị Việt Nam 2  
III Khối kiến thức theo khối ngành 27  
III.1 Các học phần bắt buộc 18  
27 Ngoại ngữ Khoa học Xã hội và Nhân văn 1 4  
  Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn 1 4  
  Tiếng Trung Khoa học Xã hội và Nhân văn 1 4  
28 Ngoại ngữ Khoa học Xã hội và Nhân văn 2 5  
  Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn 2 5  
  Tiếng Trung cho khoa học xã hội và nhân văn 2 5  
29 Khởi nghiệp 3  
30 Tâm lí học xã hội 3  
31 Những vấn đề cơ bản của tâm lý học 3  
III.2 Các học phần tự chọn 9/27  
32 Dân số học đại cương 3  
33 Tâm lý học nhận thức 3  
34 Tâm lý học giao tiếp 3  
35 Gia đình học 3  
36 Nhập môn xử lý dữ liệu định lượng 3  
37 Tôn giáo học đại cương 3  
38 Nhân học đại cương 3  
39 Tham vấn nguồn nhân lực 3  
40 Công tác xã hội đại cương 3  
IV Khối kiến thức theo nhóm ngành 15  
IV.1 Các học phần bắt buộc 9  
41 Tâm lý học phát triển 3  
42 Tâm lý học quản lý 3  
43 Tâm lý học sức khoẻ 3  
IV.2 Các học phần tự chọn [chọn một trong hai định hướng sau]: 6  
  Định hướng kiến thức chuyên sâu của ngành 6/12  
44 Tâm lý học tình dục 3  
45 Tâm lý học hành vi lệch chuẩn 3  
46 Tâm lý học thể thao 3  
47 Não bộ, hành vi và sức khỏe 3  
  Định hướng kiến thức liên ngành 6/18  
48 Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội 3  
49 Chính sách xã hội 3  
50 Hành vi con người và môi trường xã hội 3  
51 Công tác xã hội với người nghèo 3  
52 Phát triển cộng đồng 3  
53 Chăm sóc tâm lý - xã hội cho người cao tuổi 3  
V Khối kiến thức ngành 47  
V.1 Các học phần bắt buộc 23  
54 Giải phẫu và sinh lý hệ thần kinh 2  
55 Sinh lý học hoạt động thần kinh cấp cao 3  
56 Phương pháp nghiên cứu tâm lý học 3  
57 Tâm lý học tham vấn 3  
58 Tâm lý học nhân cách 3  
59 Tâm lý học lâm sàng đại cương 3  
60 Đánh giá tâm lý 3  
61 Tâm bệnh học đại cương 3  
V.2 Các học phần tự chọn 16/64  
  [Sinh viên chọn 1 trong 4 hướng chuyên ngành sau]    
  Tâm lý học xã hội 16  
62 Tâm lý học gia đình 2  
63 Tâm lý học giới 2  
64 Tâm lý học văn hóa 2  
65 Tâm lý học dân tộc 2  
66 Tâm lý học tôn giáo 2  
67 Tâm lý học pháp lý 2  
68 Thực hành tâm lý học xã hội 2  
  Tâm lý học Quản lý- kinh doanh 16  
69 Tâm lý học quản trị kinh doanh 3  
70 Giao tiếp trong quản lý kinh doanh 2  
71 Tâm lý học công nghiệp và tổ chức 3  
72 Tâm lý học lao động và hướng nghiệp 2  
73 Tâm lý học tuyên truyền quảng cáo 2  
74 Tâm lý học du lịch 2  
75 Thực hành tâm lý học quản lý- kinh doanh 2  
  Tâm lý học lâm sàng 16  
76 Đánh giá và can thiệp rối loạn phát triển 2  
77 Tâm lý trị liệu 3  
78 Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên 3  
79 Đánh giá trong tâm lý học lâm sàng 2  
80 Tâm lý học học đường 2  
81 Thực hành tâm lý học lâm sàng 4  
  Tâm lý học tham vấn 16  
82 Tham vấn cho trẻ em và thanh thiếu niên 2  
83 Đạo đức nghề tham vấn 2  
84 Tham vấn hôn nhân và gia đình 3  
85 Tham vấn học đường 2  
86 Tham vấn nhóm 2  
87 Tham vấn qua điện thoại và trực tuyến 2  
88 Thực hành tham vấn tâm lý 3  
V.3 Thực tập và khóa luận tốt nghiệp /học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp] 8  
89 Thực tập tổng hợp 3  
90 Khoá luận tốt nghiệp 5  
  Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp    
91 Tâm lý học khác biệt 3  
92 Tâm lý học nhóm 2  

Sinh viên Tâm lý học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí việc làm sau: - Tham vấn tâm lý tại trường học - Tư vấn tâm lý các trung tâm cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý

- Trị liệu tâm lý tại các bệnh viện

- Trị liệu tâm lý tại các cơ sở chăm sóc sức khoẻ tâm thần/trại cai nghiện/sơ sở giáo dục đặc biệt cho người bị rối loạn phát triển

- Chuyên viên phụ trách chăm sóc khách hàng tại doanh nghiệp - Chuyên viên phụ trách nhân sự, quảng cáo, tổ chức sự kiện - Điều phối cho các dự án liên quan đến lĩnh vực tâm lý - Giảng viên dạy chuyên ngành Tâm lý học - Nghiên cứu viên về lĩnh vực Tâm lý học

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục đăng ký theo học chương trình đào tạo Sau đại học [Thạc sĩ và Tiến sĩ] ngành Tâm lý học được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN hoặc ở những cơ sở khác trong và ngoài nước có đào tạo ngành tâm lý học.

Video liên quan

Chủ Đề