Ngày đông chí là ngày gì

Bạn có thể hiểu từ “Đông Chí” là cực điểm của mùa đông. Tuy nhiên cực điểm ở đây không phải nói về độ lạnh của mùa đông mà là chỉ vị trí của Trái Đất khi xoay quanh Mặt Trời. Trong những ngày này ở Bắc bán cầu sẽ xuất hiện hiện tượng ngày ngắn và đêm dài, ngược lại ở Nam bán cầu sẽ xuất hiện ngày dài đêm ngắn.

Tại Việt Nam thời tiết được chia là 4 mùa với 12 tháng còn ở Trung Quốc cổ đại lại chia thành 24 tiết khí. Mỗi tiết khí thường kéo dài 15 ngày và là dấu mốc của giao mùa, thay đổi khí hậu. Mùa đông có 5 tiết khí bao gồm: Tiểu Tuyết, Đại Tuyết, Tiểu Hàn, Đại Hàn và Đông Chí. Mỗi tiết khí thể hiện cho một dạng thời tiết khác nhau của mùa đông.

Ngày đông chí là ngày gì
Đông Chí là ngày gì - Khái niệm sơ lược về ngày Đông Chí

2. Ý nghĩa ngày Đông Chí

Tết Đông Chí từ lâu đã trở thành một phong tục tập quán mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong nền văn hóa Trung Hoa. Cũng giống như Tết Nguyên Đán của Việt Nam, Đông Chí là dấu hiệu chào đón năm mới và tạm biệt năm cũ.

Đây cũng là khoảng thời gian sum vầy, là cơ hội cho những người con xa xứ quay trở về đoàn viên cùng gia đình. Chính vì vậy, dù ở bất kỳ đâu, người Hoa cũng sẽ đều tổ chức Tết Đông Chí long trọng với các món ăn ngon để cùng nhau sum vầy, tránh làm mất đi nét đẹp của nền văn hóa Trung Hoa.

Ngày đông chí là ngày gì
Ý nghĩa của ngày Đông Chí đối với người dân Trung Hoa

Vậy Đông Chí là ngày gì? Trong văn hóa phương Tây và phương Đông thì tiết Đông Chí cũng là dịp diễn ra nhiều sự kiện và lễ hội có thể nói tới như lễ hội Kwanzaa, lễ hội Saturnalia, lễ hội Hanukkah…Bên cạnh đó khoảng thời gian này sắp tới lễ Giáng Sinh cũng được tổ chức rất long trọng.

Còn đối với tử vi phong thủy thì tiết Đông Chí ứng với quẻ Phục trong Kinh Dịch. Đây là quẻ thẻ mang ý nghĩa về sự phát triển tốt, phục hồi. Người sinh vào khoảng thời gian này được đánh giá là có trí thông minh siêu việt. Tuy nhiên nếu tu dưỡng kém rất dễ sinh ra tính nhu nhược, gian xảo.

Xem thêm: Cúng Ông Táo Mấy Giờ Để Gia Chủ Có Một Năm Mới "Bạc Tiền Rủng Rỉnh"

3. Đông Chí 2023 bắt đầu từ ngày nào?

Bên trên đây là các thông tin giải đáp về câu hỏi Đông Chí là ngày gì. Vậy Đông Chí 2023 bắt đầu từ ngày nào? Tiết Đông Chí diễn ra từ ngày 21 hoặc 22 tháng 12 và kết thúc vào ngày mùng 5 hoặc mùng 6 tháng 1 của năm sau nếu tính theo múi giờ của Đông Á.

Sau khi tiết Đông Chí kết thúc sẽ là sự bắt đầu của tiết Đại Hàn. Trong năm 2023 thì tiết Đông Chí tính theo lịch dương bắt đầu từ ngày 21 tháng 12 năm 2023 và kết thúc vào ngày mùng 5 tháng 1 năm 2024.

Xem thêm: Còn Bao Nhiêu Ngày Nữa Đến Tết 2024 Giáp Thìn?

4. Những điều kiêng kỵ trong ngày Đông Chí

Người xưa tin rằng sau ngày Đông Chí thì năng lượng dương dần dần tăng lên và được xem là khoảng thời gian khá quan trọng. Tuy nhiên vẫn còn có một số điều kiêng kỵ cần tuân thủ để đảm bảo một năm phía trước luôn gặp may mắn:

  • Tránh ra ngoài vào ban đêm: Theo văn hóa xa xưa thì Đông Chí được xem là lễ hội ma và mọi người tuyệt đối không nên ra đường sau 21h. Nếu có việc cần ra ngoài thì phải mang theo muối để phòng thân.
  • Không thức quá khuya: Vào ban đêm nhiệt độ giảm sâu, nếu bạn ngủ trễ rất dễ khiến năng lượng dương giảm còn năng lượng âm thì tăng. Điều này có thể làm cho xuất hiện các luồng khí xấu. Tết Đông Chí cũng được đánh giá như một phiên bản thu nhỏ của Tết Nguyên Đán nên năng lượng tiêu cực thu được vào ngày này cũng sẽ làm ảnh hưởng tới vận may trong năm tới.
  • Không nên nổi giận và cáu gắt: Hạn chế tức giận, cãi nhau với người yêu hay bạn bè khi ra ngoài để tránh làm ảnh hưởng xấu tới linh khí.
  • Không ăn bánh bột gạo viên với số lượng lẻ: Nhiều người tin rằng việc ăn bánh tang yuan hay bánh bột gạo viên có thể tăng năng lượng dương trong cơ thể. Tuy nhiên nếu ăn thì bạn cần ăn số lượng chẵn vì người xưa cho rằng ăn số lẻ sẽ dẫn tới sự cô đơn trong năm tới.

Ngày đông chí là ngày gì
Đông Chí là ngày gì - Những điều cần kiêng kỵ tránh làm trong ngày Đông Chí

Cái lạnh của tiết Đông Chí đã dẫn tới nhiều sự thay đổi của con người nhằm thích ứng với thời tiết và quan niệm ngũ hành. Hiểu được Đông chí là gì?

Ngày Đông chí là ngày mà thời gian ban đêm dài nhất trong năm ở bán cầu bắc, là ngày mà thời gian ban đêm ngắn nhất ở bán cầu nam.

Nguồn gốc của ngày Đông chí

Do vị trí địa lý cũng như sự giao thoa văn hóa trong suốt nhiều năm, ngày Đông chí của người Việt Nam cũng tương tự như ngày Đông chí của người Trung Quốc, đều có nguồn gốc từ nông lịch (hay Âm lịch).

Dựa theo sự vận hành của Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao trên bầu trời kết hợp với quy luật Âm - Dương, người xưa đã nhận thấy rằng một năm chúng ta có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi mùa bao gồm 6 tiết khí, tổng cộng một năm có 24 tiết khí, trong đó có 8 tiết khí chính là: Lập xuân, Xuân phân, Lập hạ, Hạ chí, Lập thu, Thu phân, Lập đông và Đông chí.

8 tiết này ra đời theo lịch cổ đại Trung Quốc và tên gọi của chúng biểu trưng cho thời điểm khởi đầu một mùa và thời điểm kết thúc một mùa. Đông chí (hay Tết Đông chí) là tiết cuối cùng trong năm và ngày Đông chí là mốc thời gian trong tiết cuối năm giúp người Trung Quốc xác định được ngày Tết Nguyên Đán của năm tiếp theo.

Theo Thiên văn học phương Tây, ngày này đánh dấu sự bắt đầu của mùa đông ở bán cầu bắc, và sự bắt đầu của mùa hè của bán cầu nam. Còn theo quan điểm của phương Đông thì ngày Đông chí chính là ngày giữa mùa đông, chữ Chí (至) trong Đông chí (冬至) nghĩa là đã đạt đến điểm cùng cực. Vào ngày này, Mặt Trời sẽ nằm ở điểm cao nhất về hướng nam trên bầu trời vào giữa trưa, rồi từ từ quay trở lại phía bắc.

Ngày đông chí là ngày gì
Ngày Đông chí là ngày mà thời gian ban đêm dài nhất trong năm ở bán cầu bắc, là ngày mà thời gian ban đêm ngắn nhất ở bán cầu nam.

Theo quy ước, tiết đông chí là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 21 hay 22 tháng 12 khi kết thúc tiết đại tuyết và kết thúc vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng 1 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết tiểu hàn bắt đầu.

Đông chí không đến cố định vào một ngày vì còn tùy thuộc vào năm và múi giờ. Năm 2022, ngày Đông chí rơi vào thứ Năm 22/12 dương lịch, tức ngày 29/11 âm lịch và kết thúc trong ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 1.

Theo thuật ngữ thiên văn học phương Tây, đó là thời điểm có liên quan đến vị trí của hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Nó là lúc kinh độ Mặt Trời bằng 270 độ ở Bắc bán cầu, và cũng là ngày bắt đầu mùa đông tại Bắc bán cầu.

Ngày Đông chí có gì đặc biệt?

Trái đất của chúng ta không nằm thẳng, mà nó nghiêng 23,5 độ so với mặt phẳng Hoàng đạo. Nên vào ngày Đông chí, bán cầu nam của Trái đất chúng ta sẽ nghiêng về phía Mặt Trời nhiều nhất.

Ngày Đông chí ở Việt Nam không có gì đặc biệt cho lắm. Tuy nhiên, nhiều nơi trên thế giới chọn ngày này là một ngày lễ hội. Ngày chí diễn ra hai lần trong năm, một vào mùa hè được gọi là ngày Hạ chí vào tháng 6, và một còn lại vào mùa đông được gọi là ngày Đông chí vào tháng 12. Ngày Đông chí thì Mặt Trời nằm cao nhất về hướng nam, ngày Hạ chí thì Mặt Trời nằm cao nhất về hướng Bắc.

Việc xác định ngày Đông chí là điều rất quan trọng. Thực ra thì ở Việt Nam chúng ta thì ngày Đông chí không có gì đặc biệt nhưng nó lại là một ngày có ý nghĩa quan trọng với nhiều nước trên thế giới.

Đối với người Hoa

Vì Đông chí được xác định theo văn hóa Trung Quốc cổ đại nên nó có ý nghĩa rất lớn đối với người dân ở đất nước này và các dân tộc có ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc cổ đại .Bởi theo quan điểm của Trung Hoa thì ngày Đông chí là yếu tố rất quan trông để các nhà thiên văn học có thể để xác định ngày Tết Nguyên Đán cũng như xác định tháng nhuận trong lịch âm. Vì thế mà ý nghĩa ngày Đông chí rất quan trọng với người Hoa. Hiện nay, người Hoa ở khắp nơi trên thế giới xem Tết Đông chí là một ngày tết truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Đây là thời điểm tổ chức nghi lễ rất quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua. Trong thời điểm này thì các lễ hội và phong tục truyền thống được tổ chức đặc biệt là phong tục ăn thang viên. Đây chính là món “chè trôi nước” – món ăn đặc trưng của người Hoa.

Đối với các nước trên thế giới

Ngày Đông chí cũng là thời điểm rất náo nhiệt ở các nước trên thế giới. lễ hội ở nhiều nơi trên thế giới như: lễ hội Festivus, lễ hội Kwanzaa,lễ hội lễ hội Yalda, lễ hội Saturnalia, Hanukkah, và lễ hội HumanLight. Đặc biệt là Lễ hội Yule của đạo Wicca. Đây là một một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (Neopagan) trên thế giới hiện nay. Ngoài ra thì lễ Giáng Sinh cũng là một lễ lớn mà rất nhiều nước trên thế giới tổ chức, trong đó có Việt Nam. Đây ngoài ý nghĩa là ngày Đông chí thì theo đạo Thiên chúa cho rằng đây là ngày mà chúa Jesus ra đời. Vì thế mà các tín đồ Thiên chúa giáo rất xem trọng lễ hội này.

Đặc điểm của ngày Đông chí

Ngày Đông chí được biết đến với đặc điểm đêm dài nhất trong năm. Tuy nhiên chỉ các quốc gia ở Bắc bán cầu cảm nhận được đêm dài hơn ngày, còn ở các quốc gia ở Nam bán cầu thì ngày lại dài hơn đêm.

Tiết Đông chí là khoảng thời gian mọi sinh vật dung dưỡng khí lực và chuẩn bị cho thời kỳ sinh sôi, phát triển trong mùa xuân. Đây là thời điểm lạnh nhất trong năm nên các loại động vật, thực vật và con người đều ở trạng thái thu hẹp, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Nhiều loài hoạt động ở dạng tiềm ẩn, đợi chờ cơ hội hoạt động về sau.

Vào tiết Đông chí, gió Mậu dịch và khối khí đại dương sẽ làm thời tiết thay đổi rất nhiều, tuy không gây ảnh hưởng lớn hay mưa nhiều nhưng lại gây hiện tượng mưa ẩm và nồm khiến con người khó chịu.

Đông chí cũng là ngày đánh dấu sự thay đổi thời tiết lớn bậc nhất trong năm. Vì vậy mọi người cần có sự chuẩn bị về sức khỏe cũng như sắp xếp lại sinh hoạt để thích ứng với những thay đổi này.

Trong tiết Đông chí, thời tiết giá lạnh khắc nghiệt sẽ gây bất lợi cho người mắc các bệnh về hô hấp, xương khớp. Trong thời gian này, bạn nên bổ sung thêm vitamin C để nâng cao đề kháng, ăn uống đầy đủ để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Người già, người bị bệnh xương khớp nên sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng và massage chân sẽ giúp khí huyết lưu thông, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Ngoài ra, vào thời gian này, các gia đình có thể sử dụng thêm máy hút ẩm, máy giặt sấy quần áo để tránh ẩm ướt và nồm.

Ý nghĩa của ngày đông chí là gì?

Tết Đông Chí trở thành phong tục tập quán, mang ý nghĩ vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong nền văn hóa Trung Hoa. Với người Hoa, nó mang ý nghĩa chào đón năm mới, tạm biệt năm cũ. Tết sum vầy, đây là cơ hội cho những người con xa xứ đoàn viên cùng gia đình.

Đông chí là ngày bao nhiêu âm?

Ngày đông chí là ngày bắt đầu tiết đông chí (giữa đông). Trong dương lịch, ngày đông chí 2022 sẽ là ngày 22/12/2022 (thứ năm) và kết thúc trong ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 1. Mặt khác, theo âm lịch, ngày đông chí 2022 sẽ là ngày 29/11/2022 thuộc ngày Kỷ Dậu, tháng Nhâm Tý và năm Nhâm Dần.

Đông chí năm 2023 là ngày nào?

Đông chí 2023 vào ngày 22/12/2023. Đông chí từ lâu đã đánh dấu một thời điểm tái sinh, đằng sau đó là những sự kiện thiên văn đầy hấp dẫn. Ngày Đông chí hay ngày Hạ chí là thời điểm mà đường đi của mặt trời trên bầu trời xa nhất về phía nam.

Ngày Đông chí có gì đặc biệt?

Ngày Đông chí có gì đặc biệt? Trái đất của chúng ta không nằm thẳng, mà nó nghiêng 23,5 độ so với mặt phẳng Hoàng đạo. Nên vào ngày Đông chí, bán cầu nam của Trái đất chúng ta sẽ nghiêng về phía Mặt Trời nhiều nhất.