Nghĩa đen có nghĩa là gì

Không ít người băn khoăn khi xác định nghĩa đen, nghĩa bóng của 1 câu nói nào đó. Đặc biệt, những câu ca dao, tục ngữ lại hàm chứa nhiều nét ý nghĩa hơn. Vậy nghĩa đen và nghĩa bóng là gì? Làm sao để phân biệt được nghĩa đen và nghĩa bóng trong văn nói lẫn văn viết tiếng Việt?

Nghĩa đen, nghĩa bóng là gì?

Nghĩa đen và nghĩa bóng luôn gắn liền với nhau. Có thể nói, hiện tượng đa lớp nghĩa của từ, của câu đã trở thành 1 nghệ thuật trong ngôn ngữ tiếng Việt.

Bạn đang xem: Nghĩa Đen là gì, các ví dụ nghĩa Đen thực sự nghĩa là gì

Nghĩa đen là gì?

Nghĩa đen là nghĩa đơn thuần, bề mặt, được thể hiện qua 1 từ, 1 câu nào đó. Hay nói cách khác, đây là nghĩa ban đầu, nghĩa chính mà từ, câu đó thể hiện.

Có thể coi nghĩa đen là nghĩa gốc của từ hoặc câu nào đó. Thông thường, người ta để ý trước tiên đến nghĩa gốc, sau đó mới suy ngẫm về nghĩa bóng sâu xa ẩn sau.


Nghĩa đen và nghĩa bóng của câu gắn liền với nhau

Nghĩa bóng là gì?

Từ nghĩa đen của 1 từ, 1 câu nào đó, chúng ta có thể suy ra nghĩa khác [nghĩa được ẩn sau] trên cơ sở logic, thì gọi đó là nghĩa bóng. Thông thường, muốn tìm ra nghĩa bóng, chúng ta phải đặt từ hoặc câu vào trong hoàn cảnh cụ thể. Với cùng 1 từ, nhưng khi được kết hợp và đặt trong các hoàn cảnh khác nhau, chúng ta cũng sẽ hiểu được theo những lớp nghĩa khác nhau.

Để hiểu chính xác nghĩa ẩn sau nghĩa đen là gì, đòi hỏi vốn hiểu biết nhất định về từ vựng, ngữ nghĩa tiếng Việt. Bên cạnh đó, sự linh hoạt trong suy xét và ngữ cảnh cũng giúp chúng ta dễ xác định lớp nghĩa bóng hơn.

Xem thêm: Thế Nào Là Người Có Năng Lực Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? Năng Lực Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì

Làm sao để phân biệt nghĩa đen và nghĩa bóng?

Nếu như bạn gặp khó khăn trong việc phân biệt nghĩa đen, nghĩa bóng của câu, thì có thể dựa trên những bước dưới đây.


Trong bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào cũng có những câu đa lớp nghĩa

Xác định nghĩa đen dựa trên nghĩa đơn thuần của từ ngữ

Khi đọc vào 1 câu nào đó, nếu chỉ dựa trên nghĩa của từng chữ ghép lại, thì bạn sẽ hiểu được lớp nghĩa đen [nghĩa gốc]

Chẳng hạn, ca dao, tục ngữ thường xuất hiện hiện tượng đa lớp nghĩa. Lớp nghĩa đầu tiên là nghĩa nổi trên bề mặt câu chữ. Đối với câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, thì nghĩa đen là khi ăn quả, hãy nhớ tới công sức của người gieo hạt, trồng ra cây đó.

Đặt câu nói vào hoàn cảnh nhất định để xác định nghĩa bóng

Nghĩa bóng được xác định khi chúng ta suy luận, đặt nghĩa đen vào hoàn cảnh nhất định.

Nếu xét nghĩa bóng của câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, chúng ta có thể hiểu được “Ăn” là hưởng thụ; “quả” là thành quả. Như vậy, nghĩa bóng của câu là khi chúng ta hưởng thụ thành quả, phải biết ghi nhớ, biết ơn đến những người đã làm ra thành quả đó.

Nghĩa đen, nghĩa bóng là gì là vấn đề quan trọng mà chúng ta cần phải biết. Bởi lẽ, rất nhiều câu nói được diễn đạt trong tiếng Việt không chỉ có nghĩa đen đơn thuần, mà còn có nghĩa bóng ẩn sâu. Do đó, để hiểu trọn vẹn ý nghĩa của những câu nói, ca dao, tục ngữ,… trong tiếng Việt, hãy hiểu rõ nghĩa đen và nghĩa bóng tương ứng nhé.

Nó thực sự là một trạng từ để nó chỉ ra rằng những gì được nói hoặc viết duy trì ý nghĩa chính xác của những từ được sử dụng để truyền đạt thông tin. Nó được tạo thành từ tính từ 'nghĩa đen' và hậu tố -mente, do đó nó là một trạng từ.

Theo nghĩa này, khi từ được sử dụng theo nghĩa đen trong câu, mục đích của nó là nhấn mạnh rằng những gì anh ta nói hoặc viết là đúng và thông tin hoặc thực tế được nêu với độ chính xác và chính xác.

Ví dụ: "Cửa hàng giày đóng cửa vì nó bị hỏng, bị hỏng theo nghĩa đen". Trong cụm từ có ghi rõ rằng cửa hàng giày bị hủy hoại, họ có vấn đề về tài chính và kinh tế và vì điều này, nó không hoạt động, nó bị hỏng.

Như có thể thấy trong ví dụ, nó thực sự đề cập đến thực tế là các từ được sử dụng để truyền đạt thông tin không làm sai lệch ý nghĩa của chúng hoặc được dự định để truyền đạt ý tưởng khác. Đó là, tiếp xúc truyền tải chính xác những gì nó là.

Một số từ đồng nghĩa có thể được sử dụng theo nghĩa đen là: chính xác, bằng văn bản, bằng nhau, trung thành, giống hệt nhau. Trái lại, một từ trái nghĩa có thể, một cách tự do.

Nó cũng thực sự chỉ ra khi các từ của một tác giả hoặc một số tác giả được trích dẫn trong một văn bản, duy trì trật tự và cấu trúc của nội dung, phải được chỉ ra trong dấu ngoặc kép và không có thông tin bị thay đổi trong bất kỳ trường hợp nào.

Nghĩa đen và nghĩa bóng

Nghĩa đen hoặc nghĩa đen của ngôn ngữ chỉ ra rằng thông điệp được truyền tải hoặc truyền đạt có nghĩa chính xác nó là gì, nghĩa là nó là văn bản và sự thật. Ý nghĩa của các từ không bị thay đổi và cũng không phải là vấn đề truyền tải một thông điệp hoặc thông tin khác với thông báo đã nêu.

Ví dụ: "Khi tôi nói, tôi thực sự trích dẫn lời của tác giả." Đó là, thông tin được đưa ra là đúng và là lời của tác giả được trích dẫn.

Trái lại, ngôn ngữ tượng hình hoặc nghĩa bóng chỉ ra rằng những gì được nói hoặc viết không hoàn toàn đúng, đó là một cách để thay đổi hoặc phóng đại ý nghĩa chính xác của các từ được sử dụng. Nó thường được sử dụng trong các văn bản văn học thông qua các tài nguyên văn học.

Ví dụ: "Luis có tầm nhìn của một con đại bàng." Trong ví dụ này, điều bạn muốn đề cập đến là Luis có tầm nhìn xa, nhưng không phải là chú chim được nhắc đến.

"Gloria cho một người bạn của mình mượn Pedro trong khi di chuyển." Trong ví dụ này, bạn có thể thấy cách sử dụng từ ngữ theo nghĩa bóng, điều bạn muốn bày tỏ là Gloria đã giúp cô bạn Pedro trong quá trình di chuyển, anh ta hợp tác với các nhiệm vụ, chứ không phải anh ta đưa tay chân cho anh ta.

Nói theo nghĩa đen

"Nói theo nghĩa đen" thường là một thành ngữ được sử dụng để khẳng định rằng những gì được nói là hoàn toàn đúng, thậm chí, trong nhiều trường hợp, mọi người thường thực hiện một chuyển động bằng tay mô phỏng các trích dẫn trong đó văn bản được đóng khung để xác nhận rằng thông tin là đúng và không bị thay đổi.

Ví dụ: "Lúc 9:17 sáng tôi gọi cho luật sư của tôi, theo nghĩa đen vào thời điểm đó, cả trước và sau."

Từ nhiều nghĩa - Nghĩa đen và nghĩa bóng

Từ nhiều nghĩa - Nghĩa đen và nghĩa bóng bao gồm lý thuyết và các bài tập tự luyện về từ nhiều nghĩa giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức các dạng bài tập về phân biệt từ, ôn tập ôn thi học kì. Mời các em cùng tham khảo.

Bài tập về từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa

Bài tập về từ ghép và từ láy

Bài tập về quan hệ từ

I - GHI NHỚ VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA:

1. Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

Lưu ý:

+ Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm [về sự vật, hiện tượng] có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.

VD1:

Xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp. Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa.

VD2: Với từ "Ăn'':

- Ăn cơm: cho vào cơ thể thức nuôi sống [nghĩa gốc].

- Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới.

- Da ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào, nhiễm vào.

- Ăn ảnh: Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.

- Tàu ăn hàng: Tiếp nhận hàng để chuyên chở.

- Sông ăn ra biển: Lan ra, hướng đến biển.

- Sơn ăn mặt: Làm huỷ hoại dần từng phần.

Như vậy, từ "Ăn" là một từ nhiều nghĩa.

2. Nghĩa đen: Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính, nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh.

3. Nghĩa bóng: Là nghĩa có sau [nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ], được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh.

- Ngoài ra, cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.

VD: Tôi đi sang nhà hàng xóm.

Đi: [Người] tự di chuyển từ nơi này đến nơi khác, không kể bằng cái gì. Nghĩa này của từ đi không hoàn toàn giống nghĩa đen [hoạt động của 2 bàn chân di chuyển từ nơi này đến nơi khác]. Nhưng nó vẫn có mối quan hệ với nghĩa đen [di chuyển từ nơi này đến nơi khác]. Gặp những trường hợp này, ta cũng xếp là từ mang nghĩa bóng [nghĩa chuyển].

Lưu ý:

Khi làm những bài tập về giải nghĩa từ, các em cần mô tả chính xác khái niệm được từ hiển thị.

VD: - Bãi biển: Bãi cát rộng, bằng phẳng ở ven biển.sát mép nước.

- Tâm sự: Thổ lộ tâm tư thầm kín của mình với người khác.

- Bát ngát: Rộng và xa đến mức nhìn như không thấy giới hạn.

Tuy nhiên, đôi khi cũng có thể giải thích một cách nôm na, mộc mạc nhưng cũng vẫn phải đúng nghĩa.

VD:

- Tổ quốc: Đất nước mình.

- Bài học: Bài HS phải học.

- Bãi biển: Bãi cát ở vùng biển.

- Bà ngoại: Người sinh ra mẹ.

- Kết bạn: Làm bạn với nhau.

II - BÀI TẬP THỰC HÀNH:

Bài 1:

Dùng các từ dưới đây để đặt câu [một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển]: nhà, đi, ngọt.

Bài 2:

Hãy xác định nghĩa của các từ được gach chân trong các kết hợp từ dưới đây rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghĩa chuyển:

a] Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, trả nợ miệng, miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn.

b] Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, hở sườn, đánh vào sườn địch.

Bài 3:

Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa:

a] Vàng:

- Giá vàng trong nước tăng đột biến.

- Tấm lòng vàng.

- Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường.

b] Bay:

- Bác thợ nề đang cầm bay trát tường.

- Đàn cò đang bay trên trời.

- Đạn bay vèo vèo.

- Chiếc áo đã bay màu.

Bài 4:

Với mỗi từ dưới đây của một từ, em hãy đặt 1 câu:

a] Cân [là DT, ĐT, TT]

b] Xuân [là DT, TT]

Bài 5:

Cho các từ ngữ sau:

Đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng, đánh đàn, đánh cá, đánh răng, đánh bức điện, đánh bẫy.

a] Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau.

b] Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên.

III - GỢI Ý - ĐÁP ÁN PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH:

Bài 1:

- Nhà tôi đi vắng / Ngôi nhà đẹp quá.

- Em bé đang tập đi / Tôi đi du lịch.

- Quả cam ngọt quá / Chị ấy nói ngọt thật.

Bài 2:

a] - Nghĩa gốc: Miệng cười..., miệng rộng... [bộ phận trên mặt người hay ở phần trước của đầu động vật, dùng để ăn và nói. Thường được coi là biểu tượng của việc ăn uống và nói năng của con người: há miệng chờ sung [ám chỉ kẻ lười biếng, suy ra từ câu chuyện có kẻ muốn ăn sung nhưng do lười biếng nên không chịu đi nhặt mà chỉ nằm há miệng chờ cho sung rụng vào mồm]; trả nợ miệng [nợ về việc ăn uống].

- Nghĩa chuyển: miệng bát, miệng túi [Phần trên cùng, chỗ mở ra thông với bên ngoài của vật có chiều sâu]; nhà 5 miệng ăn [5 cá nhân trong một gia đình, mỗi người coi như một đơn vị để tính về mặt những chi phí tối thiểu cho đời sống]

b] - Nghĩa gốc: xương sườn, hích vào sườn [Các xương bao quanh lồng ngực từ cột sống đến vùng ức]

- Nghĩa chuyển: sườn nhà, sườn xe đạp [bộ phận chính làm nòng, làm chỗ dựa để tạo nên hình dáng của vật]; hở sườn, sườn địch [chỗ trọng yếu, quan trọng.]

Bài 3:

a] Giá vàng: Từ nhiều nghĩa [nghĩa gốc]

Tấm lòng vàng: Từ nhiều nghĩa [nghĩa chuyển]

Lá vàng: Từ đồng âm

b] - Cầm bay trát tường: Từ đồng âm

- Đàn cò bay: từ nhiều nghĩa [nghĩa gốc]

- Đạn bay: từ nhiều nghĩa [nghĩa chuyển]

- Bay màu: từ nhiều nghĩa [nghĩa chuyển]

Bài 4:

a] - Mẹ em mua một chiếc cân đĩa.

- Mẹ cân một con gà.

- Hai bên cân sức cân tài.

b] - Mùa xuân đã về.

- Cô ấy đang trong thời kì xuân sắc.

Bài 5:

- Nhóm 1: đánh trống, đánh đàn [làm cho phát ra tiếng báo hiệu hoặc tiếng nhạc bằng cách gõ hoặc gảy]

- Nhóm 2: đánh giày, đánh răng [làm cho bề mặt bên ngoài đẹp hoặc sạch hơn bằng cách chà xát]

- Nhóm 3: đánh tiếng, đánh bức điện [làm cho nội dung cần thông báo được truyền đi]

- Nhóm 4: đánh trứng, đánh phèn [làm cho một vật [hoặc chất] thay đổi trạng thái bằng cách khuấy chất lỏng]

- Nhóm 5: Đánh cá, đánh bẫy [làm cho sa vào lưới hay bẫy để bắt]

Video liên quan

Chủ Đề