Nguyên nhân bị thiểu sản vành tai

Thiểu sản vành tai là gì?

Thiểu sản vành tai là một dị tật bẩm sinh ở tai ngoài, khi tai không được phát triển đầy đủ trong ba tháng đầu của thai kỳ. Từ “Microtia” có nghĩa là “tai bị nhỏ” [Trong tiếng Latin, “micro” là nhỏ và “otia” là tai]. Thiểu sản vành tai khiến tai có những hình dạng khác nhau và thường có kích thước nhỏ hơn, thường có dái tai hình giống hạt đậu nhỏ. Thiểu sản vành tai xảy ra với tỉ lệ khoảng 1 trên 5.000 ca sinh, và có thể khác nhau tùy theo dân tộc. Trong 90% trường hợp, chỉ một tai bị ảnh hưởng, thường là tai phải, và dị tật này phổ biến hơn ở nam giới. Thiểu sản vành tai ý chỉ tai ngoài, nhưng cũng thường liên quan đến dị tật ống tai ngoài [canal atresia hoặc aural atresia], hoặc hẹp ống tai [canal stenosis].

Bốn mức độ Thiểu sản vành tai:

  • Mức 1: Tai nhỏ hơn bình thường nhưng có đầy đủ đặc điểm của một tai bình thường, mặc dù  có thể có những thay đổi nhỏ về hình dạng
  • Mức 2: Một số phần của tai bị thiếu, mặc dù hai phần ba phần dưới của tai vẫn hoàn thiện. Thiểu sản vành tai cấp 2 đôi khi được gọi là “conchal type microtia”. Thường có ống tai, nhưng thường rất hẹp [canal stenosis].
  • Mức 3: Đây là loại thiểu sản vành tai phổ biến nhất. Tai chỉ có một thùy tai nhỏ hình hạt đậu. Thiểu sản vành tai cấp 3 đôi khi được gọi là “lobular type microtia”. Các ống tai thường hoàn toàn không có [aural atresia].
  • Mức 4: Hoàn toàn không có tai ngoài. Mức này được gọi là Anotia, và trường hợp này rất hiếm thấy.

Nguồn: Stanford Children’s Health

 Thiểu sản vành tai có di truyền hay không?

Trong hầu hết các trường hợp, thiểu sản vành tai không bị di truyền. Trong 95% số trẻ em mắc thiểu sản vành tai, không có gia đình nào có tiền sử về thiểu sản vành tai hoặc các dị tật khác ở tai ở hai bên phía gia đình cả ba và mẹ. Trong phần lớn các trường hợp, thiểu sản vành tai thường xảy ra ngẫu nhiên hoặc do sự bất thường đã xảy ra trong quá trình phát triển sớm của phôi. Khi sinh đôi, một trẻ có thể mắc thiểu sản vành tai trong khi trẻ còn lại có thể không có bất kỳ dấu hiệu nào của việc mắc thiểu sản vành tai.

Trong khoảng 5% trường hợp, thiểu sản vành tai có thể ảnh hưởng  đến vài thành viên trong gia đình. Nhiều thế hệ gia đình có thể không mắc thiểu sản vành tai nhưng vẫn có thể có một thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng tai phải trong khi một người khác trong gia đình bị ảnh hưởng tai trái. Nếu một người bị thiểu sản vành tai, ước tính có nguy cơ 5% con của họ cũng sẽ sinh con mắc chứng thiểu sản vành tai. Tương tự như vậy, người cháu cũng có 5% nguy cơ bị hội chứng.

Những vấn đề sức khỏe liên quan đến thiểu sản vành tai?

Hầu hết bệnh nhân bị thiểu sản vành tai không có vấn đề bệnh lý quan trọng nào khác ngoài tai. Khoảng 50% có xương và các mô mềm cùng phía khuôn mặt  kém phát triển [hemifacial microsifia]. Lên đến 15% có thể bị yếu dây thần kinh mặt với mức độ khác nhau. Các dị tật khác như sứt môi hoặc vòm miệng, hay các vấn đề về tim mạch hoặc tiết niệu thì không thường thấy. Thiểu sản vành tai đôi khi liên quan với các hội chứng sọ não khác, chẳng hạn như Hội chứng Treacher Collins và Hội chứng Goldenhar. 

Bệnh nhân thiểu sản vành tai thường không có ống tai hoặc hẹp ống tai. Bệnh nhân không có  ống tai hoặc hẹp ống tai thường không vượt qua chương trình tầm soát thính lực cho trẻ sơ sinh và phải được đưa tới đến bác sĩ nhi khoa chuyên về thính học để đánh giá chẩn đoán và thảo luận thêm về các lựa chọn phục hồi chức năng thính giác.

Những nguyên nhân có thể gây ra Thiểu sản vành tai:

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân chính xác gây ra thiểu sản vành tai vẫn chưa được rõ vì thiểu sản vành tai là một bệnh hiếm, và thường không được tìm thấy khi siêu âm tiền sản. Nguyên nhân có thể do:

  • Tắc nghẽn nguồn cung cấp máu do áp lực từ vị trí của thai nhi lên bụng bên trong của mẹ hoặc từ dây rốn trong ba tháng đầu tiên, khiến tai ngoài kém phát triển.
  • Sự sụt giảm nồng độ oxy trong ba tháng đầu tiên khiến tai ngừng phát triển.
  • Dùng quá liều thuốc và rượu trong khi mang thai, nhưng đây thường không phải là nguyên nhân chủ yếu. Hội chứng Rượu bào thai được biết là đã gây ra thiểu sản vành tai ở một số trẻ. Thiểu sản vành tai cũng có thể do việc dùng Accutane [isotretinoin] và methamphetamines khi mang thai.

Nguyễn Hoàng Phúc – Ba của Mỡ
Master of TESOL, Edith Cowan Uni., Australia.

Hội chứng Anotia và Microtia hay thiểu sản vành tai là dị tật bẩm sinh hiếm gặp khi tai trẻ phát triển không đúng cách, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và thính lực của trẻ. Vậy cha mẹ nên biết những gì về hội chứng này? Hãy đọc bài viết dưới đây.

  • 1. Anotia và Microtia là gì?
    • 1.1. 4 loại thiểu sản vành tai
    • 1.2. Tần suất xảy ra
    • 1.3. Nguyên nhân
  • 2. Chẩn đoán hội chứng Anotia và Microtia
  • 3. Cách điều trị hội chứng

1. Anotia và Microtia là gì?

Anotia xảy ra ở phần tai ngoài có thể nhìn thấy và tai bị thiếu hoàn toàn. Microtia xảy ra là tai nhỏ bất thường và không được hình thành đúng cách.

Anotia hoặc Microtia thường xảy ra trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, ảnh hưởng đến hình dáng tai của bé và thường các bộ phận bên trong tai không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp một số bé bị hẹp ống tai hoặc thiếu ống tai.

1.1. 4 loại thiểu sản vành tai

Hội chứng Microtia được chia làm 4 loại, từ loại 1 đến loại 4. Loại 1 là dạng nhẹ nhất, tai vẫn giữ được hình dạng bình thường nhưng kích thước nhỏ. Loại 4 là nghiêm trọng nhất, các cấu trúc tai phía bên ngoài bị thiếu.

4 loại thiểu sản vành tai ở trẻ

Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến một hoặc hai tai. Tuy nhiên, thông thường trẻ sơ sinh chỉ bị ảnh hưởng một tai.

1.2. Tần suất xảy ra

Hội chứng Anotia và Microtia rất hiếm gặp. Trong 6000-12000 trẻ sinh ra chỉ có 1 trẻ mắc.

1.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân của Anotia/ Microtia ở hầu hết trẻ sơ sinh vẫn chưa được làm rõ. Có một số yếu tố sau:

  • Sự thay đổi bất thường ở một gen, gây ra hội chứng di truyền
  • Mẹ dùng thuốc isotretinoin trong khi mang thai. Thuốc này có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh, bao gồm cả Anotia và Microtia.
  • Sự kết hợp giữa gen và các yếu tố khác. Như môi trường mẹ tiếp xúc, thực phẩm mẹ ăn uống.

Gần đây, Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh CDC [Centers for Disease Control and Prevention] đã có báo cáo về những phát hiện quan trọng về một số yếu tố làm tăng nguy cơ sinh con bị chứng Anotia/ Microtia:

  • Bệnh tiểu đường. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai được chứng minh là có nguy cơ sinh con mắc chứng Anotia/ Microtia cao hơn so với những phụ nữ không bị tiểu đường.
  • Chế độ ăn uống của mẹ. Phụ nữ mang thai ăn chế độ ăn ít carbohydrate và axit folic có thể tăng nguy cơ sinh con bị hội chứng Microtia.

2. Chẩn đoán hội chứng Anotia và Microtia

Anotia/ Microtia có thể được phát hiện khi sinh bé. Bác sĩ sẽ chụp CT hoặc CAT [xét nghiệm x-quang đặc biệt] tai của bé để cung cấp hình ảnh chi tiết về tai. Điều này sẽ giúp bác sĩ xem liệu xương hoặc các cấu trúc khác trong tai có bị ảnh hưởng hay không.

Anotia và Microtia sẽ được chẩn đoán sau sinh

Bác sĩ cũng sẽ thực hiện kiểm tra thể chất kỹ lưỡng để tìm kiếm bất kỳ dị tật bẩm sinh nào khác có thể đi kèm hội chứng.

Việc điều trị thường chỉ khắc phục về mặt thẩm mỹ, rất ít trường hợp có thể chữa khỏi suy giảm thính lực.

Mất thính lực một bên tai có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bé. Bác sĩ và chuyên gia thính học sẽ kiểm tra thính giác của bé để xác định thính lực ở bên tai gặp dị tật và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Những lựa chọn điều trị cho bé nên được thảo luận và thực hiện sớm để mang lại kết quả tốt hơn. Máy trợ thính có thể giúp cải thiện khả năng nghe và phát triển khả năng nói của trẻ.

Máy trợ thính hỗ trợ bé mắc Anotia và Microtia trong việc nghe, nói

Bên cạnh đó, bé cũng có thể được phẫu thuật để tái tạo tai ngoài. Thời gian phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dị tật và tuổi của trẻ. Phẫu thuật thường được thực hiện khi trẻ 4-10 tuổi.

Trẻ mắc hội chứng Anotia và Microtia vẫn có thể phát triển bình thường và hoàn toàn khỏe mạnh. Điều quan trọng là cha mẹ ở bên cạnh hỗ trợ trẻ về mặt tâm lý, giúp trẻ cảm thấy an tâm với sự khác biệt của mình.

Chủ Đề