Nguyên tắc bổ sung là gì sinh 9

- Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược lại; G liên kết với X hay ngược lại.

- Nguyên tắc giữ lại một nửa [bán bảo toàn]: Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ [mạch cũ], mạch còn lại được tổng hợp mới.

Chính sự tự nhân đôi của ADN là cơ sở của sự nhân đôi của NST, tiếp theo sự hình thành 2 ADN con là sự hình thành chất nền prôtêin, tạo nên 2 crômatit.

Là nguyên tắc liên kết giữa một nucleotide & một nucleotide khác đối diện, trong các DNA hay RNA, trong đó:

-A của mạch này có kích thước lớn bổ sung với T của mạch kia có kích thước bé, liên kết với nhau bằng 2 liên kết Hiđrô & ngược lại.

-G của mạch này có kích thước lớn bổ sung với X của mạch kia có kích thước bé, liên kết với nhau bằng 3 liên kết Hiđrô & ngược lại.

Hình minh họa các liên kết theo nguyên tắc bổ xung

Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cấu trúc di truyền:

+ Trong cấu trúc ADN:

+ ADN có cấu trức 2 mạch đơn: A1 – T2; T1 – A2; G1- X2; X1 – G2

Vai trò:

+ Đảm bảo cho cấu trúc không gian ADN ổn định

+ Đảm bảo cho cấu trúc ADN ổn định về chiều rộng của chuỗi xoắn

* Trong cấu trúc không gian của tARN:

+ Ở những đoạn xoắn kép tạm thời[ song song] theo nguyên tắc bổ sung A-U; G-X, nhờ đó tạo nên tARN có 2 bộ phận đặc trưng là bộ 3 đối mã & đoạn mang ARN

Hình Mô phỏng ADN

Ý nghĩa:

Nguyên tắc bổ sung đảm bảo cho p.tử ADN vừa có tính ổn định để thực hiện chức năng bảo quản thông tin di truyền, vừa dễ dàng tách rời 2 mạch đơn để thực hiện các chức năng tự sao & sao mã trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền.

Nguyên tắc bổ sung đảm bảo cho p.tử ADN có khả năng tự sao chép chính xác để tạo ra các p.tử ADN mới giống hệt nó, từ đó đảm bảo cho sự ổn định ADN đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong cơ thể & qua các thế hệ kế tiếp nhau.

Nguyên tắc bổ sung đảm bảo cho sự truyền đạt thông tin di truyền từ ADN > m-ARN trong quá trình tổng hợp m-ARN.

Nguyên tắc bổ sung đảm bảo cho sự xác định đúng vị trí các axit amin trên chuỗi polypeptit trong quá trình giải mã tổng hợp protein. Nhờ đó thông tin di truyền đã được truyền đạt chính xác từ ADN ->protein.

Bài 3 [trang 47 sgk Sinh học 9] : Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được biểu hiện ở những điểm nào?

Lời giải:

Quảng cáo

Cấu trúc không gian của ADN

- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song quấn đều quanh một trục từ trái sang phải [xoắn phải], ngược chiều kim đồng hồ.

- Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô tạo thành cặp theo nguyên tắc bổ sung A – T ; G – X và ngược lại .

- Mỗi chu kì xoắn cao 34Å gồm 10 cặp nuclêôtit

Quảng cáo

- Đường kính vòng xoắn là 20Å.

- Hệ quả của nguyên tắc bổ sung: khi biết trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch này thì suy ra trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn kia.

Trả lời câu hỏi và bài tập Sinh học 9 Bài 15 khác :

  • Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 15 trang 45: Dựa vào các thông tin trên hãy trả lời các câu hỏi sau: Vì sao AND có tính đặc thù và đa dạng?
  • Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 15 trang 46: Quan sát hình 15 và trả lời các câu hỏi sau: - Các loại nucleotide nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp ? - Giả sử Trình tự các đơn phân trên một đoạn mạch ADN như sau: - A - T - G - G - X - T - A - T - X – Trình tự các đơn phân trên một đoạn mạch ADN sẽ như thế nào?
  • Bài 1 [trang 47 SGK Sinh 9]: Nêu đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN.
  • Bài 2 [trang 47 SGK Sinh 9]: Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù.
  • Bài 4 [trang 47 SGK Sinh 9]: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: A – T – G – X – T – A – G – T – X Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó.
  • Bài 5 [trang 47 SGK Sinh 9]: Tính đặc thù của mỗi ADN do yếu tố nào sau đây quy định? a] Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử ADN. b] Hàm lượng ADN trong nhân tế bào. c] Tỉ lệ [A + T]/[G + X] trong phân tử ADN. d] Cả b và c.
  • Bài 6 [trang 47 SGK Sinh 9]: Theo nguyên tắc bổ sung thì về mặt số lượng đơn phân những trường hợp nào sau đây là đúng? a] A + G= T + X b] A=T; G=X c] A+ T+ G= A+ X+ T d] A + X + T= G + X + T

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 9 hay khác:

  • Giải Vở bài tập Sinh học 9
  • Giải sách bài tập Sinh học 9
  • Chuyên đề Sinh học 9

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Sinh học 9 | Để học tốt Sinh học 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Sinh học 9 và Để học tốt Sinh học 9 và bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Sinh học lớp 9 nguyên tắc bổ sung là gì?

- Nguyên tắc bổ sung: là nguyên tắc liên kết, cặp đôi giữa các bazo nitric, trong đó A gen liên kết T môi trường, G gen liên kết với X môi trường và ngược lại.

Thế nào là nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc ban bảo toàn?

Nguyên tắc nhân đôi ADN Nguyên tắc bán bảo toàn: Được thể hiện thông qua việc ADN con giữ lại 1 trong 2 mạch của ADN mẹ. Nguyên tắc này còn được lặp lại ở quá trình phân đôi sau đó. Nguyên tắc bổ sung: Được thể hiện liên tục từ khi nhân đôi ADN diễn ra cho đến khi kết thúc quá trình này.

Nguyên tắc bổ sung của DNA là gì?

Trong di truyền học, sinh học phân tử, nguyên tắc bổ sung [NTBS] là nguyên tắc liên kết giữa một nucleotide và một nucleotide khác đối diện, trong các đại phân tử DNA hay RNA. Cụ thể một loại nucleotide Purine [adenine và guanine] sẽ chỉ liên kết với một loại nucleotide pyrimidine [thymine và cytosine]:

Nguyên tắc bổ sung xuất hiện ở đâu?

Nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở: 1, 4, 5. Trong quá trình nhân đôi ADN, nguyên tắc bổ sung thể hiện giữa các nucleotit trên mạch gốc ban đầu với các nucleotit từ môi trường để tạo thành mạch ADN mới.

Chủ Đề