Nhà báo Trịnh Tùng Lâm báo nhiêu tuổi

Tiểu sử Tùng Lâm

Tên thật: Đang cập nhật

Nghệ danh: Tùng Lâm

Ngày sinh: Đang cập nhật

Quê quán: Đang cập nhật

Quốc gia: Đang cập nhật

Giải thưởng:

Đang cập nhật

Nhà báo Trịnh Tùng Lâm: Chưa khi nào mất đi sự háo hức với Liên hoan Truyền hình toàn quốc

Nhà báo Trịnh Tùng Lâm

VTV.vn - Đây là khẳng định của Nhà báo Trịnh Tùng Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Phát thanh Truyền hình Quân đội.

LHTHTQ lần thứ 38 là kỳ liên hoan thứ 5 mà nhà báo Trịnh Tùng Lâm ngồi trên "ghế nóng" với cương vị giám khảo. Tại liên hoan năm nay,nhà báo Trịnh Tùng Lâm là thành viên Ban Giám khảo chấm các tác phẩm thuộc thể loại Chương trình Giao lưu - Đối thoại - Tọa đàm.

"Sự háo hức chưa bao giờ bị mất đi, cứ đến dịp cuối năm là mong chờ đến tháng 12 để được đến với LHTHTQ", nhà báo Trịnh Tùng Lâm chia sẻ.

Theo nhà báo Trịnh Tùng Lâm, cảm xúc này không chỉ của riêng chị mà hiện hữu tại tất cả các giám khảo, cũng như các đài tham dự liên hoan. Ngoài công tác chấm thi cũng như sự cạnh tranh cho các giải thưởng cao quý, LHTHTQ còn là cơ hội để họ giao lưu học hỏi lẫn nhau.

Ngoài ra, tại các kỳ liên hoan, Đài THVN luôn tổ chức những hội thảo cập nhật những nội dung mới nhất, "hot" nhất của ngành truyền hình. Và đây là cơ hội vô cùng quý báu để các đài học hỏi kinh nghiệm sản xuất chương trình.

Năm nay, LHTHTQ lần thứ 38 có gần 500 tác phẩm tham dự. Trong đó, thể loại phóng sự tiếp tục thu hút nhiều tác phẩm tham gia nhất [148 tác phẩm]. Đây cũng là thể loại có sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị dự thi với rất nhiều đề tài phong phú, phản ánh bức tranh thời sự của nhiều địa phương cũng như những vấn đề nóng trên cả nước trong năm qua.

Trong khuôn khổ Liên hoan, Ban tổ chức cũng tổ chức 2 hội thảo với chủ đề "Mạng xã hội và truyền hình" và " Giải pháp sử dụng thiết bị cơ động nhỏ gọn cho sản xuất chương trình".

*Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trênTV Online!

Từ khóa:

LHTHTQ lần thứ 38, Đà Lạt, Lâm Đồng, Chương trình Giao lưu - Đối thoại - Tọa đàm

Phóng viên Tiền Phong phỏng vấn nhà báo Tùng Lâm về công việc và cảm nhận của chị trong chuyến công tác vô cùng đặc biệt.

Chào chị Tùng Lâm! Chị đã có mặt tại TPHCM và các tỉnh phía Nam như thế nào?

Đại dịch nổ ra, lực lượng quân đội được điều động vào cuộc chiến bảo vệ nhân dân. Là một nhà báo và cũng là một người lính, chúng tôi sẵn sàng cho cuộc chiến đấu lớn lao này. Tôi và các nhà báo quân đội khác đều viết đơn xung phong vào tâm dịch. Viết đơn xong, hồi hộp chờ một tháng sau mới được chấp thuận. Lúc đầu cũng có xấu hổ, vì không hiểu vì sao mình viết đơn cả tháng mà vẫn chưa được đi trong khi các anh em khác đã đi rồi! Sau cùng, tôi cũng được toại nguyện khi có mặt tại các điểm nóng nhất tại phía Nam để cùng anh chị em phản ánh cuộc chiến chống COVID-19 tại đây.

Gia đình, người thân đã nói gì khi chị đi vào tâm dịch, nơi hàng ngày có rất nhiều người tử vong?

Bố mẹ tôi đã mất nhưng tôi nghĩ nếu còn sống bố mẹ cũng đồng ý với quyết định của tôi. Gia đình tôi đều ủng hộ tôi. Mọi người hiểu tính tôi quyết làm gì thì làm cho bằng được. Nhưng các anh chị em trong gia đình thì lo lắng vô cùng. Thậm chí nhiều người còn kêu trở về. Tôi trả lời rằng: Là người lính, đã lên đường thì quyết tâm giành chiến thắng, không thể trở về lúc trận chiến đấu vẫn còn tiếp diễn, như thế là đào ngũ!

Công việc của nhà báo Tùng Lâm trong chuyến công tác đặc biệt này là gì?

Anh phải biết rằng từ sau chiến thắng biên giới phía Bắc năm 1979, đây là đợt xuất quân lớn nhất của quân đội ta trong thời bình. Chúng tôi xác định đây là trận đấu không tiếng súng, nhưng khó khăn gian khổ không khác gì năm tháng trên chiến trường. Nhiệm vụ của báo chí quân đội là theo bước chân các đoàn quân, ghi nhận cỗ vũ khích lệ cán bộ chiến sĩ. Có khoảng 50 nhà báo quân đội trực tiếp có mặt tại các mặt trận. Cá nhân tôi là đại tá, trưởng nhóm công tác tại TPHCM và các tỉnh phía Nam. Chúng tôi gồm 15 nhà báo được đưa vào đóng quân ở một bệnh viện quân y tại TPHCM làm việc suốt trong thời gian cao điểm nhất của đại dịch.

Nhà báo Tùng Lâm chăm sóc một em bé sơ sinh mồ côi vì COVID-19 tại TPHCM

Khi vào TPHCM, cảm nhận và suy nghĩ của chị như thế nào?

Trước lúc vào Nam, chúng tôi đã biết người dân TPHCM đang rất khó khăn trong đại dịch, nhưng những gì tôi chứng kiến còn vượt qua mọi sự tưởng tượng. Đôi khi, một cảm giác đau lòng mà tôi phải rất khó khăn để vượt qua. Chỗ chúng tôi được bố trí ăn ở là trong một bệnh viện quân y, cách nhà tang lễ chỉ 50 mét thôi. Hàng ngày chúng tôi đi và về đều ngang qua những chiếc xe lạnh chứa người tử vong vì COVID-19. Lòng tôi trào dâng cảm xúc thương xót vô cùng. Nhưng chính điều đó lại là động lực để chúng tôi nỗ lực hơn trong công việc, cổ vũ các đơn vị, người dân sớm chiến thắng đại dịch.

Công việc tác nghiệp tại tâm dịch như thế nào?

Chúng tôi theo chân các sư đoàn, các tiểu đoàn phản ánh việc bộ đội giúp dân, các lực lượng quân y điều trị cho nhân dân, đến các đơn vị sản xuất oxy và thiết bị y tế, vào các bệnh viện dã chiến… Chúng tôi không chỉ tác nghiệp tại TPHCM mà còn theo các đơn vị xuống Đồng bằng sông Cửu Long, lên Tây Nguyên… Các bản tin, phóng sự gửi ra phát trên kênh Truyền hình Quốc Phòng. Tôi cũng xin tiết lộ là chúng tôi đang hoàn thiện bộ phim tài liệu dài 10 tập về cuộc hành binh lớn nhất của quân đội ta trong cuộc chiến đấu và chiến thắng đại dịch COVID-19.

Gia đình vẫn thường theo dõi chị qua những bản tin hàng ngày?

Đúng vậy. Tôi vào Nam, mọi việc gia đình đều tự lo liệu hết cả. Mọi người lo cho tôi, tôi cũng lo ngược cho con cái ngoài Hà Nội. Có nhiều hôm tôi làm việc đến kiệt sức lúc nào không biết. Có lúc mười ngày liền tôi không ngủ được vì những ám ảnh và cả cảm xúc nữa. Nhưng, với 30 năm kinh nghiệm làm nghề báo, tôi nghĩ mình có thể giúp đỡ được các anh em trẻ để hoàn thành tốt công việc. Một vài ngày, tôi cố gắng liên lạc về nhà cho gia đình yên tâm, rồi lao vào làm việc. Chúng tôi làm việc từ “mệnh lệnh của trái tim”, dù phải hy sinh vì đất nước cũng xem đó là một trách nhiệm và vinh dự.

“Tôi muốn tâm sự với anh rằng tôi không chỉ là một nhà báo mà cũng là một người mẹ. Tôi đã gặp nhiều trường hợp trẻ em mồ côi vì đại dịch. Tôi đã bế những đứa nhỏ ấy trên tay và coi chúng như con mình. Cảm xúc không thể nào tả hết”.

Nhà báo Tùng Lâm

Ấn tượng sâu sắc nhất của chị trong chuyến đi này là gì?

Tôi tận mắt thấy được việc bộ đội tham gia chống COVID-19 đã tạo ra sự thay đổi rõ nét về cục diện tại các tỉnh thành như thế nào. Hình ảnh người lính Cụ Hồ sát cánh cùng từng gia đình, từng con phố đã đem lại chỗ dựa, niềm tin vững vàng cho nhân dân, cán bộ. Tôi cũng cảm nhận được sự yêu thương đùm bọc của nhân dân, chính quyền đối với bộ đội và chiến sĩ chúng tôi. Sự đoàn kết của cả dân tộc là sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù dù đó là kẻ thù giấu mặt như COVID-19.

Nhà báo Trịnh Tùng Lâm trong chuyến đi công tác đặc biệt tại TPHCM và các tỉnh phía Nam chống đại dịch COVID-19

TPHCM và các tỉnh phía Nam đã dần trở lại bình thường, số lượng ca tử vong giảm mạnh và số người nhiễm cũng vậy. Chị nghĩ gì về những công việc “hậu COVID-19”?

Tôi nghĩ rằng Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hoàn thành tốt sứ mệnh được giao phó và đã rút được nhiều kinh nghiệm, bài học tốt qua đợt hành binh lớn nhất này. Bộ Quốc Phòng, các quân khu, các đơn vị đều đã nỗ lực hết mình và lực lượng quân đội vẫn ở lại giúp dân tại nhiều điểm dịch bệnh vẫn còn phức tạp.

Cá nhân chị sẽ làm gì khi hoàn thành nhiệm vụ và trở lại Hà Nội?

Tôi muốn tâm sự với anh rằng tôi không chỉ là một nhà báo mà cũng là một người mẹ. Tôi đã gặp nhiều trường hợp trẻ em mồ côi vì đại dịch. Tôi đã bế những đứa nhỏ ấy trên tay và coi chúng như con mình. Cảm xúc không thể nào tả hết. Tôi đã và đang vận động các quỹ, các nguồn tài trợ để giúp đỡ nuôi các cháu mồ côi vì đại dịch COVID-19. Tôi muốn làm tất cả để các con có cuộc sống tốt sau khi đại dịch đi qua.

Cảm ơn chị đã trả lời phỏng vấn!

Trần Nguyên Anh [Thực hiện]

Đất nước đã hòa bình, thống nhất từ lâu, nhưng hành trình đưa các liệt sỹ về với quê nhà vẫn là một hành trình dài đầy gian nan. Trong khi người thân của họ, nhất là những người mẹ, người vợ đã cạn khô nước mắt và không còn nhiều thời gian để có thể chứng kiến người con, người chồng mình trở về.

Nhân dịp kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh Liệt sỹ, tri ân những con người có công với cách mạng, với đất nước, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Nhà báo – Đại tá Trịnh Tùng Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Phát thanh Truyền hình Quân đội, người mà phần lớn cuộc đời làm báo, đã dành trọn cho hành trình “Đi tìm đồng đội”.

Trong nhiều năm đồng hành cùng với công tác quy tập hài cốt liệt sỹ, mỗi khi tháng 7 về, chắc hẳn chị lại có nhiều trăn trở, đặc biệt sau mỗi lần chứng kiến nỗi mong mỏi chờ đợi và hi vọng của các gia đình liệt sỹ đã nhiều năm chưa tìm được hài cốt?

Nhà báo - Đại tá Trịnh Tùng Lâm trong chuyến công tác tại Hà Giang. Ảnh NVCC

Với cá nhân tôi và các phóng viên của chương trình “Đi tìm đồng đội” Trung tâm Phát thanh -Truyền hình Quân đội thì ngày nào cũng là tháng 7, tháng nào cũng là tháng 7. Tôi và các đồng nghiệp trong nhiều năm qua luôn dành những tình cảm đặc biệt nhất để dành cho các gia đình liệt sỹ. Chúng tôi luôn thấu hiểu và chia sẻ với những khó khăn mất mát của thân nhân các anh hùng liệt sỹ.

Gần 30 năm làm công tác tuyên truyền về hoạt động đi tìm và quy tập hài cốt liệt sỹ, trong đó có nhiều năm đảm nhiệm vai trò Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ. Chị có thể chia sẻ những kỷ niệm trong những lần đồng hành cùng các đội quy tập ở các địa phương trong cả nước?

Cả đời binh nghiệp của tôi gắn với công tác đi tìm và quy tập hài cốt liệt sỹ, gắn với chương trình nhắn tìm đồng đội [nay là đi tìm đồng đội]. Nhiều chương trình chúng tôi thực hiện đã để lại dấu ấn cho độc giả và cho chính chúng tôi.

Tôi nhớ nhất hình ảnh người vợ trong ở trong tỉnh Thanh Hóa, 50 năm chờ đợi chồng trở về, ngày nào cũng đứng đợi chồng, chúng tôi đã xây dựng nhân vật này trong chương trình, và 5 năm sau cô đã đón được hài cốt người chồng trở về. Tôi nhớ nhất hình ảnh cô chạy vào bếp và đóng cửa lại như là để kìm nén cảm xúc của mình. Những hình ảnh này đối với tôi và e kíp cảm thấy rất xúc động, tim mình như thắt lại, tôi cũng hiểu cảm xúc đối với họ khi dành nửa thế kỷ chờ đợi.

Chị và e kíp làm phóng sự tại nghĩa trang Quốc gia Vị Xuyên - Hà Giang, sẽ phát sóng trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam dịp 27/7/2020. Ảnh NVCC

Hay anh Nguyễn Công Kình, kiên trì đi tìm mộ bố, anh ba lần đi cùng đội quy tập sang tận Lào để tìm, dù mất rất nhiều công sức nhưng anh vẫn khẳng định với những cán bộ đi tìm là “bố tôi vẫn nằm ở nơi này” và sau rất nhiều lần anh đã tìm thấy bố.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đi ghi nhận thức tế rất nhiều bà mẹ Việt Nam anh hùng tìm con, có những bà mẹ hiện đã 102 tuổi vẫn tỉnh táo và chỉ mong muốn nhà nước và các lực lượng quân đội tìm được con mình, bà vẫn luôn khẳng định con chưa trở về thì bà chưa thể ra đi được. Những hình ảnh này thôi thúc chúng tôi cần hành động, phải thật nhanh lên bằng mọi giá, mọi cách để tìm kiếm.

Là người phụ trách chuyên mục đi tìm đồng đội, phát sóng trên đài truyền hình Việt Nam và kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam. Chị và các đồng nghiệp có những khó khăn như thế nào và có cách làm để phát huy được hiệu quả ra sao?

Chương trình “Đi tìm đồng đội” là một trong những chương trình phản ánh toàn diện chính xác, có nhiều thông tin hữu ích tất cả những thông tin về tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ. Đưa những chính sách của Đảng và nhà nước tới nhân dân, có kết nối chặt chẽ giữa người dân với các đội quy tập không chỉ ở trong nước mà còn ở quốc tế. Nay chương trình “Đi tìm đồng đội” cũng phát triển trên không gian mạng xã hội, youtube… với lượng người truy cập lớn.

Qua chương trình chúng tôi cũng kết nối giữa thân nhân các gia đình liệt sỹ với các đội quy tập. Giữa các hội cựu chiến binh với các đội quy tập và giữa các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước với tất cả các cựu chiến binh và nhân dân cả nước. Trong hàng chục năm qua chương trình đã làm rất tốt việc này.

Thế hệ chúng tôi đi tìm hài cốt liệt sỹ trên sóng phát thanh truyền hình, còn thế hệ trẻ ngày nay có thể tìm kiếm trên môi trường mạng xã hội, điều đó là lợi thế đối với các bạn trẻ. Các bạn trẻ giờ cũng tìm kiếm rất tốt trên các cơ sở dữ liệu, trên các cổng thông tin lưu giữ. Thậm chí có thể tìm kiếm ở các nước khác trên thế giới.

Nhà báo - Đại tá Trịnh Tùng Lâm [phải] trực tiếp tham gia nhiều chương trình đi tìm đồng đội trên sóng truyền hình. Ảnh NVCC

Hiện đất nước chúng ta còn gần 200.000 hài cốt liệt sỹ chưa được tìm thấy. Ở nước bạn Lào còn khoảng 1.000, ở Campuchia còn gần 4.000 nghìn, còn lại 195.000 chưa được tìm thấy chủ yếu nằm ở trong nước. Do thời gian, công việc tìm kiếm sẽ càng ngày càng khó khăn, đòi hỏi chúng ta ai cũng cần có trách nhiệm để cùng chung tay giúp sức cho các anh hùng liệt sỹ.

Cách đây ít lâu lễ an táng các liệt sỹ tại Hà Giang đã diễn ra một cách trang nghiêm, tuy nhiên hiện nay số lượng liệt sỹ còn nằm lại trong lòng đất, trong núi đá vẫn còn nhiều, chưa quy tập được. Từng được trực tiếp tham gia hoạt động quy tập ở địa bàn này, chị có thể kể lại những khó khăn của công tác quy tập tại đây?

Năm nay các đơn vị quân đội đang có dự án lớn, đó là dự án về rà phá mìn, vật liệu nổ để tìm kiếm các mộ, hài cốt liệt sỹ. Khu vực được triển khai rộng 1.720 ha, Hà Giang có gần 10.000 ha bị nhiễm mìn vật liệu nổ, nhưng khu vực 1720 ha là vùng lõi. Đây cũng là vùng có số lượng anh hùng liệt sỹ nhiều. Trong chiến tranh biên giới phía Bắc, đất nước chúng ta có hơn 4.000 anh hùng liệt sỹ hi sinh. Nghĩa trang Quốc gia Vị Xuyên thì có gần 2000 liệt sỹ đang yên nghỉ, nghĩa là công việc tìm kiếm còn 2000 liệt sỹ nữa.

Muốn làm được việc này thì việc trước tiên là phải rà phá được bom mìn vật liệu nổ, đây phải là việc làm đầu tiên. Hiện đang có 11 đơn vị rà phá mìn của Bộ Quốc phòng đang ngày đêm thực hiện nhiệm vụ, vượt qua rừng sâu, núi cao, ăn ở trong rừng để thực hiện nhiệm vụ.

Chúng tôi đã có nhiều ngày đi theo bước chân của các anh để ghi nhận lại, chúng tôi đánh giá là lượng mìn còn sót lại rất nhiều, những chiếc máy rò mìn phải làm việc hết công suất. Ở đây những chiến sỹ làm công tác rà phá bom mìn cũng chính là lực lượng tìm hài cốt liệt sỹ. Trong thời gian tới họ sẽ dành nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm để thực hiện nhiệm vụ khó khăn này, trong hành trình này, chương trình “Đi tìm đồng đội” sẽ luôn đồng hành cùng các chiến sỹ.

Chị có gửi gắm những thông điệp gì cho độc giả, cho mọi người dân Việt Nam qua mỗi hoạt động của chương trình “Đi tìm đồng đội”?

Chiến tranh đã lùi xa, bao nhiêu chiến sỹ đã hi sinh, tôi thấy rằng tất cả chúng ta, mọi người dân Việt Nam chúng ta ngày hôm nay phải biết ơn sự hi sinh đó, đồng thời phải cảm ơn những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người đã sinh ra những người con của dân tộc.

Nhà báo Trịnh Tùng Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Phát thanh Truyền hình Quân đội. Ảnh NVCC

Lòng biết ơn đó cần phải được thực hiện bằng những việc làm cụ thể nhất, cho dù là nhỏ nhất, ai có sức đến đâu chúng làm đến đó. Con số gần 200.000 hài cốt chưa được tìm thấy con số biết nói và thôi thúc mỗi người chúng ta. Mỗi người dân hãy là thành viên của đội tìm kiếm thì chúng ta mới có thể có thông tin. Người dân biết ở khu vực nào, địa chỉ nào hãy cung cấp cho các đội tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ. Cung cấp cho chương trình, từ đó chương trình sẽ chắt lọc, lưu giữ thông tin để gửi cho các đội quy tập, để có cơ hội đón các anh trở về.

Mỗi người lính năm xưa có nhiệm vụ canh gác, phiên gác của cha ông chúng ta đi qua với những ngày tháng vẻ vang và anh hùng. Phiên gác của thế hệ chúng ta ngày nay là phải bảo vệ những thành quả của những phiên gác đó. Thông qua chương trình “Đi tìm đồng đội” chúng tôi muốn nhân lên tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau, thấy đây là công việc không chỉ riêng ai mà là của tất cả mọi người dân Việt Nam…hãy cùng chung tay góp sức.

Vâng, xin cảm ơn chị!

Video liên quan

Chủ Đề