Những công trình kiến trúc nào dưới đây không được xây dựng dưới thời nguyễn?

  • 08:23 | Thứ Năm, 31/12/2020

[QBĐT] - Quảng Bình, đặc biệt là mảnh đất Đồng Hới, nơi tranh chấp dai dẳng, quyết liệt, kéo dài ngót 200 năm giữa hai tập đoàn phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài. Cuộc phân tranh Trịnh-Nguyễn đã để lại ở Đồng Hới nhiều di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu, trong đó phải kể đến di tích lũy Thầy, Quảng Bình quan và tấm bia Định Bắc trường thành.

Lũy Thầy do chúa Nguyễn ở Đàng Trong xây dựng để ngăn chặn những đợt tấn công của phe họ Trịnh từ phương Bắc. Lũy Thầy đóng vai trò quan trọng trong các cuộc giao tranh và phần nhiều đem lại chiến thắng cho phe họ Nguyễn. Năm 1842, tức là 170 năm sau khi chấm dứt cuộc binh đao [1672-1842], vua Thiệu Trị đã cho khắc dựng bia đá để lưu niệm và đến ngày nay vẫn còn nguyên.

Lũy Thầy bao gồm 3 lũy chính, đó là lũy Trường Dục, lũy Nhật Lệ và lũy Trường Sa. Lũy Trường Dục do quân sư Đào Duy Từ [1572-1634] vạch ra cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên [1513-1635], được xây đắp vào tháng 3 năm Canh Ngọ [1630]. Thầy Đào Duy Từ đã đứng ra điều khiển một số lượng đông đảo quân dân hai trấn Thuận-Quảng để xây đắp lũy. Lũy được đắp bằng đất sét, dài khoảng 10km.

Cửa Đông thành Đồng Hới.

Lũy Nhật Lệ được xây đắp xong vào tháng 8 năm Tân Mùi [1631]. Sách "Đại Nam thực lục" viết: "Chúa Nguyễn Phúc Nguyên sai Đào Duy Từ và Nguyễn Hữu Dật đi Quảng Bình xem xét hình thế núi sông. Khi về, Đào Duy Từ nói với chúa rằng: "Thần xem từ cửa biển Nhật Lệ đến núi Đầu Mâu, phía ngoài có nước, khe, bùn lầy sâu đọng, nhân đó dùng làm hào rãnh, trong thì đắp lũy mới, hình thế hiểm yếu gấp 10 lũy Trường Dục...".

Chúa liền cho làm. Lũy cao 6m, ngoài đóng gỗ lim, trong đắp đất, làm 5 bậc, voi ngựa đi được, dựa núi men khe..., mấy tháng đắp xong, thành một chiến lũy chia hẳn hai miền Nam-Bắc, chạy theo bờ bắc sông Nhật Lệ và bờ nam sông Lệ Kỳ. Lũy này cũng được gọi bằng những tên Đồng Hải, Đồng Hồi, Đầu Mâu, Đầu Mầu, chính Lũy... và như lũy Trường Dục, lũy Nhật Lệ cũng được gọi là lũy Thầy.

Tháng chạp năm Quý Dậu [đầu năm 1634], đứng trước nguy cơ bị quân Trịnh tấn công bằng cách đổ bộ vào bờ biển phía nam cửa Nhật Lệ, tướng Nguyễn Hữu Dật đã đề nghị với chúa Nguyễn Phúc Nguyên nên đắp một lũy dài chạy dọc theo biển. Chúa chấp nhận, Nguyễn Hữu Dật chỉ huy thi công, lũy dài 7km được gọi là lũy Trường Sa. Sau đó vào năm 1648, chúa Nguyễn Phúc Tần [1648-1687] cho đắp thêm lũy Mũi Dùi ở sát bờ nam cửa biển Nhật Lệ. Lũy Mũi Dùi còn gọi là lũy Sa Chùy, lũy Sa Phụ...

Những chiến lũy chính trên và các chiến lũy phụ khác đã tạo thành một hệ thống phòng thủ vững chắc của Đàng Trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh và sau đó các vua nhà Nguyễn đã cho tu bổ, tôn tạo, xây dựng thêm một số công trình kiến trúc nhỏ khác để ghi nhớ công tích của tiền nhân.

Cho đến mãi sau khi đất nước xóa chia cắt, các vua triều Nguyễn vẫn tiếp tục phát huy tác dụng của hệ thống chiến lũy ấy có giá trị quân sự và lịch sử ấy. Sách "Đại Nam nhất thống chí" viết: "Đầu niên hiệu Gia Long nhân nền cũ đắp thêm, năm Minh Mạng thứ 5 [1824] tu bổ lại bắt đầu từ cầu Dài, chỗ xây đá thẳng đến núi Đầu Mâu, dài khoảng 17km, cao gần 3m, năm Thiệu Trị thứ 2[1842] đôi tên là Định Bắc trường thành.

Sách "Đại Nam thực lục" viết: "Tháng 3 năm 1824, vua Minh Mạng cho làm 3 việc tại Quảng Bình, một là xây thành Quảng Bình, hai là sửa lũy Nhật Lệ, ba là đặt tên cho cửa lũy là Quảng Bình quan. Thành Quảng Bình được xây bằng gạch đá và đúng một năm sau, tháng 3 năm 1825, triều đình Minh Mạng mới cho xây đắp cửa Quảng Bình quan, cầu Quảng Bình. Cầu Quảng Bình nguyên mang tên là cầu Dài, được xây dựng vào năm 1811, dưới thời Gia Long, đến năm 1825, vua Minh Mạng cho tu sửa."

Trong chuyến ngự giá ra Bắc, khi đi qua vùng Quảng Bình, vua Thiệu Trị [1841-1847] nhớ lại các bãi chiến trường đẫm máu ngày xưa tại đây, đã xúc động làm 3 bài thơ cảm tác. Vua đổi tên lũy Nhật Lệ bằng cái tên mới "Định Bắc trường thành" và cho dựng tấm văn bia có tên là "Định Bắc trường thành hoài cổ tác tam thủ". Vua cho khắc 3 bài thơ vào bia và dựng tại vị trí gọi là đò cầu Dài, ở vào khoảng 1km về phía nam thành Đồng Hới. Ngoài 3 bài thơ, trên tấm bia còn khắc một số lời dẫn và phụ chú, mách bảo cho người ta biết những sự kiện cần thiết liên quan.

Năm 1842, đi qua Đồng Hới, vua Thiệu Trị ra lệnh cho Thượng thư bộ Công và các quan trong tỉnh tu sửa lũy ở những nơi thấy cần thiết. Thượng thư bộ Lễ phải lo thực hiện những cuộc tế lễ để dâng lên cho các chiến sỹ đã bỏ mình vì Tổ quốc, cũng như cho quá khứ. Cuối cùng, ở cửa Nhật Lệ và khắp trong tỉnh, người ta phải tập luyện các đội thủy quân để quen với địa thế của xứ sở.

Tuy nhiên, các công trình kiến trúc thành lũy, cửa ải quân sự mà nhà Nguyễn đã dày công xây đắp tại Quảng Bình bị chiến tranh và thời gian tàn phá. Lũy Thầy đã bị thời gian bào mòn, bị thiên tai và chiến tranh hủy hoại, bị con người lãng quên. Dấu nối giữa hiện tại và quá khứ đã mờ dần.

Nhưng dù sao, với những dấu tích hiếm hoi của nó còn lại cũng có thể giúp cho chúng ta mở một cuộc hành trình lần theo lũy cũ chạy từ cửa biển Nhật Lệ đến tận chân núi Đầu Mâu để dò tìm lại dưới lớp bụi thời gian những di sản văn hóa, dấu ấn đậm nét do vua quan nhà Nguyễn để lại trên mảnh đất Đồng Hới.

Hơn 4 thế kỷ trôi qua, những công trình kiến trúc quân sự, những di tích lịch sử, văn hóa do nhà Nguyễn xây đắp nay đã được trùng tu, phục hồi, tôn tạo. Các di tích thành Đồng Hới, Quảng Bình quan đã được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia; tấm bia Định Bắc trường thành do bom đạn chiến tranh đã bị gãy mất 1/3 được bảo tồn tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, nội dung ba bài thơ do nhà vua Thiệu Trị cảm tác đã được phiên dịch. Những công trình di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu thời Nguyễn để lại là những điểm tham quan du lịch và nghiên cứu có giá trị về nghệ thuật, kiến trúc, xây dựng...

Tạ Đình Hà

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV vừa được chúng tôi sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết bài viết và tải về tài liệu dưới đây.

Bài: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV

  • A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 20
    • I. Tư tưởng, tôn giáo
    • II. Giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật
  • B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 20

A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 20

I. Tư tưởng, tôn giáo

Ở thời kỳ độc lập Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.

  • Nho giáo
    • Thời Lý, Trần, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử song không phổ biến trong nhân dân.
  • Đạo Phật
    • Thời Lý – Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.
    • Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế.

II. Giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật

1. Giáo dục:

  • 1070 Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.
  • 1075 tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành
  • Giáo dục được hoàn thiện và phát triển, là nguồn đào tạo quan chức và người tài.
  • Thời Lê sơ, cứ ba năm có một kỳ thi hội, chọn tiến sĩ.
  • Năm 1484 dựng bia ghi tên tiến sĩ.
  • Từ đó giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển.
  • Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí, giáo dục nho học không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

Khuê Văn Các – Kiến trúc tiêu biểu của Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Bia tiến sĩ khoa thi nho học năm Nhâm Tuất [1442]

2. Phát triển văn học

  • Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo.
  • Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.
  • Đặc điểm:
    • Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
    • Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.

Xem thêm  Streamer kc là ai

3. Sự phát triển nghệ thuật

  • Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý – Trần – Hồ thế kỷ X – XV theo hướng Phật giáo gồm chùa, tháp, đền.Chùa Một cột, chùa Dâu, chùa Phật tích, tháp Phổ Minh..
  • Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long,thành Nhà Hồ, tháp Chăm
  • Điêu khắc: gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo song vẫn mang những nét độc đáo riêng.
  • Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống.

Nhận xét:

  • Văn hóa Đại Việt thế kỷ X – XV phát triển phong phú đa dạng.
  • Chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.

Chùa Một Cột hay Chùa Mật, chùa Nhất Trụ, còn có tên khác là Diên Hựu tự hoặc Liên Hoa Đài, là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam.

Tháp Phổ Minh, cạnh Đền Trần

Thành Nhà Hồ [ hay còn gọi là thành Tây Đô, thành Tây Giai] thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, ở phía Tây thành phố Thanh Hóa.

4. Khoa học kỹ thuật: đạt thành tựu có giá trị.

  • Bộ Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu [bộ sử chính thống thời Trần]; Nam Sơn thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư [Ngô Sĩ Liên].
  • Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.
  • Quân sự có Binh thư yếu lược.
  • Thiết chế chính trị: Thiên Nam dư hạ.
  • Toán học: Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.
  • Hồ Nguyên Trừng chế tạo súng thần cơ, thuyên chiến có lầu, thành nhà Hồ ở Thanh Hoá.

Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu

Hồng Đức Địa đồ – 1490

B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 20

Câu 1. Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất ở nước ta vào thời kỳ nào?

  1. Đinh .
  2. Tiền Lê.
  3. Lý – Trần .
  4. Hồ.

Câu 2. Vị vuanào đã cho lập Văn Miếu vào năm 1070?

  1. Lý Thái Tổ.
  2. Lý Thái Tông.
  3. Lý Nhân Tông.
  4. Lý Thánh Tông.

Câu 3. Khoa thi đầu tiên được tổ chức vào năm nào?

Xem thêm  Trường hợp nào sau đây thể hiện quyền khiếu nại

Câu 4. Chùa Một Cột được xây dựng dưới thời nào?

Câu 5. Bộ “Đại Việt sử ký” là tác phẩm của ai?

  1. Lê Văn Hưu.
  2. Lê Hữu Trá.
  3. Trần Quang Khải.
  4. Trương Hán Siêu.

Câu 6. Tôn giáo nào dưới đây được các vua thời Lý – Trần rất tôn sùng?

  1. Nho giáo.
  2. Phật giáo.
  3. Đạo giáo.
  4. Phật giáo và Nho giáo.

Câu 7. Dưới triều đại nào sau đây, Nho giáo đã được tôn sùng là hệ tư tưởng chính thống?

  1. Nhà Lý.
  2. Nhà Lê.
  3. Nhà Hồ.
  4. Nhà Trần.

Câu 8. Văn Miếu Quốc Tử giám được thành lập dưới triều đại nào?

  1. Nhà Tiền Lê.
  2. Nhà Đinh.
  3. Nhà Lý.
  4. Nhà Hồ.

Câu 9. Nhà nước phong kiến quyết định dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu vào năm nào?

Câu 10. Ai được coi là ông tổ của nền sử học Việt Nam?

  1. Lê Văn Hưu.
  2. Lê Quý Đôn.
  3. Ngô Sĩ Liên.
  4. Lương Thế Vinh.

Câu 11. Quốc gia Đại Việt tổ chức khoa thi đầu tiên tại kinh thành Thăng Long vào năm nào?

  1. Năm 1070
  2. Năm 1071
  3. Năm 1073
  4. Năm 1075

Câu 12. Nhà nước phong kiến Việt Nam cho dựng bia đá khắc tên tiến sĩ ở Văn miếu [Hà Nội] từ bao giờ?

  1. Thế kỉ XI – triều Lý
  2. Thế kỉ X – triều Tiền Lê
  3. Thế kỉ XV – triều Lê sơ
  4. Thế kỉ XIV – triều Trần

Câu 13. Tìm hiểu và cho biết tác giả của “Bạch Đằng giang phú” là ai

  1. Trần Hưng Đạo
  2. Nguyễn Hiền
  3. Trương Hán Siêu
  4. Phạm Sư Mạnh

Câu 14. Thế kỉ X – XVI, ở Việt Nam Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của:

  1. Nhân dân lao động
  2. Những người theo Nho giáo.
  3. Tầng lớp trí thức
  4. Giai cấp thống trị

Câu 15. Thành tựu tiêu biểu của văn học dân tộc, ra đời từ thế kỉ XI, đến thế kỉ XV gắn liền với các tác giả như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn là

  1. Văn học mang tư tưởng Phật giáo
  2. Văn học chữ Hán
  3. Văn học chữ Nôm
  4. Văn học dân gian

Câu 16. Thế kỉ X – XVI, vị trí của Phật giáo trong xã hội Việt Nam như thế nào?

  1. Không phổ cập nhưng hòa lẫn với tín ngưỡng dân gian.
  2. Giữ vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến.
  3. Chi phối nội dung giáo dục thi cử song không phổ biến trong nhân dân.
  4. Được nâng lên địa vị độc tôn trong xã hội.

Câu 17.Vì sao thời Lý – Trần đạo Phật giữ vị trí đặc biệt quan trọng và khá phổ biến?

  1. Vì Phật giáo là một tôn giáo gắn bó với làng quê.
  2. Vì Phật giáo vốn đã có từ lâu ở nước ta, đã ăn sâu trong tâm tưởng của người Việt
  3. Phật giáo được người Đại Việt tín ngưỡng.
  4. Phật giáo là tôn giáo chính thống ở nước ta.

Câu 18.Thời kì nào Nho giáo được chính thức nâng lên địa vị độc tôn?

  1. Nhà Lý
  2. Nhà Trân.
  3. Nhà Lê Sơ
  4. Nhà Đinh.

Câu 19.Việc thi cử để tuyển chọn người tài cho đất nước đã hoàn thiện và đi vào nếp dưới triều vua?

  1. Lý Nhân Tông
  2. Trần Thái Tông
  3. Lê Thái Tổ
  4. Lê Thánh Tông

Đáp án

1C

2D

3C

4B

5A

6B

7B

8C

9D

10A

11D

12C

13C

14D

15C

16B

17B

18C

19D

——————————–

Với nội dung bài Lịch sử 10 bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, chính trị của dân tộc qua các thế kỉ X – XV… Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp 16 câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án về bài học.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải vở bài tập Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất, Giải tập bản đồ Lịch Sử 10, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Thuộc website Harveymomstudy.com

Video liên quan

Chủ Đề