Nhiệm vụ của bộ phận nhà hàng trong khách sạn

Sơ đồ tổ chức nhà hàng thể hiện cơ cấu phòng ban và vai trò của từng bộ phận, giúp nhân viên biết được nhiệm vụ cũng như lộ trình thăng tiến của mình, giúp các nhà quản lý điều hành – phân phối – kiểm soát công việc lẫn nhân sự. Nếu bạn đang thắc mức về sơ đồ tổ chức nhà hàng và nhiệm vụ từng bộ phận là gì, hãy cùng Chefjob tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cùng với sự tăng trưởng của Du lịch và Ẩm thực, kinh doanh nhà hàng đang chứng tỏ được tiềm năng phát triển của mình ở hiện tại lẫn tương lai. Giàu cơ hội là thế nhưng tốc độ “mọc lên” nhanh chóng của quá nhiều nhà hàng đã khiến các đơn vị cạnh tranh “khốc liệt” hơn. Để tìm được chỗ đứng của mình trong ngành, các nhà hàng cần có định hướng và lối đi tạo nên bản sắc, thương hiệu riêng. Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của nhà hàng chính là nhân sự. Thiết lập được cơ cấu nhân sự chặt chẽ sẽ giúp các nhà quản lý xây dựng đội ngũ cung ứng dịch vụ chất lượng cho khách hàng. Chính vì thế, thấu hiểu sơ đồ tổ chức nhà hàng và nhiệm vụ từng bộ phận là điều không thể thiếu với các nhà quản lý lẫn nhân viên.


Sơ đồ tổ chức nhà hàng – Ảnh: Internet

Sơ đồ tổ chức nhà hàng và nhiệm vụ từng bộ phận

1. Ban Giám đốc

Vai trò của Ban Giám đốc trong nhà hàng chính là điều hành – giám sát – quản lý chung tất cả các công việc lẫn nhân viên. Họ là người có tiếng nói và quyết định cuối cùng đến các vấn đề quan trọng của nhà hàng như lên chiến lược, kế hoạch, định hướng phát triển cho đơn vị mình. Ngoài ra, các vấn đề phát sinh mang tính đột xuất, có tính chất nghiêm trọng cũng cần có sự đồng ý của Ban Giám đốc.

2. Quản lý nhà hàng

  • Quản lý nhà hàng là người hỗ trợ đắc lực cho Ban Giám Đốc, họ đảm nhận các hạng mục công việc:
  • Phân công và tổ chức phân công nhân sự thuộc cấp quản lý.
  • Giám sát các công việc nhằm mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất trong khu vực mà mình phụ trách.
  • Chịu trách nhiệm tài chính cho nhà hàng.
  • Phối hợp với Bếp trưởng để cập nhât, thay đổi hay xây dựng thực đơn cho nhà hàng.
  • Điều phối công việc của nhân viên. Đưa ra quyết định khen thưởng hay xử phạt nhân viên thuộc cấp quản lý của mình.


Cùng trao đổi với Bếp trưởng để tạo ra thực đơn đặc sắc cho nhà hàng là vai trò của người Quản lý – Ảnh: Internet

3. Giám sát nhà hàng

  • Sắp xếp và bố trí nhiệm vụ cho nhân viên thuộc cấp mình quản lý.
  • Giám sát quá trình hoạt động của nhân viên.
  • Đề xuất khen thưởng, xử phạt hoặc tuyển dụng thêm nhân viên.
  • Phối hợp với các bộ phận khác.

4. Bộ phận Lễ tân

Được xem là hình ảnh đại diện cho nhà hàng nên bộ phận Lễ tân có vai trò cực kỳ quan trọng trong sơ đồ nhà hàng. Những người làm trong bộ phận này chịu trách nhiệm đón/tiễn khách, giải đáp các thắc mắc cũng như xử lý các khiếu nại của khách hàng. Nếu có vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát thì lập tức thông báo với cấp trên để giải quyết.

5. Bộ phận Phục vụ

Cùng với Lễ tân, bộ phận Phục vụ chịu trách nhiệm đón và tiễn khách, sắp xếp chỗ ngồi và gợi ý cho khách chọn món, phục vụ nhu cầu của khách trong suốt thời gian khách thưởng thức bữa ăn tại nhà hàng. Sau khi khách rời khỏi, nhân viên Phục vụ còn có trách nhiệm dọn dẹp và sắp xếp lại không gian ăn uống của khách.


Nhân viên Phục vụ giữ vị trí quan trọng trong nhà hàng – Ảnh: Internet

6. Bộ phần quầy Bar

Đây là khu vực cung cấp thức uống cho thực khách nên nhiệm vụ của nhân viên quầy Bar là tạo ra các thức uống ngon, bổ dưỡng và đẹp mắt cho thực khách. Dĩ nhiên, họ cũng có trách nhiệm giữ gìn khu vực quầy Bar của mình sạch sẽ và tươm tất.

7. Bộ phận Bếp

Là bộ phận quan trọng bậc nhất tại nhà hàng, những nhân viên trong khu vực Bếp sẽ chịu trách nhiệm chế biến các món ăn chất lượng và có tính thẩm mỹ, mang lại sự hài lòng cho thực khách và níu chân họ quay lại. Trong khu vực Bếp có Bếp trưởng, Bếp phó, Ca trưởng, Đầu bếp, Phụ bếp,… để trao đổi và phối hợp với nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ đó.

Ngoài các bộ phận chính trên đây thì trong sơ đồ tổ chức nhà hàng còn có bộ phận Kế toán/thu ngân, bộ phận An ninh, bộ phận Vệ sinh, bộ phận Marketing, bộ phận IT,… Nếu bạn đang muốn thử thách với nhà hàng, hãy ghi nhớ tất cả các thông tin về sơ đồ tổ chức nhà hàng trên đây để tạo ra một tập thể vững mạnh. Nếu bạn đang chuẩn bị đi phỏng vấn tại nhà hàng thì cũng lưu nhớ cho mình các thông tin này vì biết đâu, nhà tuyển dụng sẽ thăm dò hiểu biết của bạn đấy.

Vai trò và nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn

Các bộ phận trong khách sạn đóng vai trò hết sức quan trọng đến hoạt động cũng như sự tồn tại của chính khách sạn đó. Một khách sạn có thể phát triển và thành công được là nhờ sự phối hợp hoạt động ăn ý giữa các bộ phận với nhau. Vậy có những bộ phận chính nào trong khách sạn? Vai trò và nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn là gì? Cùng Blog.TOPCV tìm hiểu chi tiết ngay phía dưới đây nhé ! 

Sự phối hợp ăn ý giữa các bộ phận trong khách sạn giúp ích rất nhiều đến sự phát triển của khách sạn

Bộ phận lễ tân

Bộ phận lễ tân hay còn gọi là bộ phận đón tiếp được coi như bộ mặt của một khách sạn. Đây gần như là bộ phận đầu tiên mà nhân viên sẽ giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ cũng như để cho khách hàng ấn tượng đầu tiên về khách sạn.

Vai trò

+ Là cầu nối giữa khách hàng với khách sạn/ dịch vụ khách sạn.

+ Tạo ấn tượng tốt cho khách hàng về khách sạn

+ Là cầu nối giữa các bộ phận trong khách sạn

+ Là bộ phận đắc lực giúp tư vấn, góp ý về tình hình khách sạn, nhu cầu, thị hiếu khách hàng…

Nhiệm vụ

+ Chào khách và đón tiếp khách

+ Nhận và giải quyết những yêu cầu của khách hàng

+ Chuyển những yêu cầu và thông tin của khách đến các bộ phận có liên quan trong khách sạn

+ Hướng dẫn và giúp khách làm thủ tục nhận phòng và trả phòng

+ Lưu trữ, điền thông tin của khách lên hệ thống của khách sạn

+ Báo cáo với quản lý trưởng về tình hình hoạt động

+ Hộ trợ các bộ phận khác hoàn thành tốt nhiệm vụ

>>> Xem thêm: Quản lý nhà hàng khách sạn là gì? Cơ hội công việc ngành này ra sao?

Bộ phận buồng phòng 

Bộ phận buồng phòng là bộ phận chịu trách nhiệm đảm bảo các phòng ở của khách luôn đảm bảo tiêu chuẩn của khách sạn. Không chỉ vậy đây còn là bộ phận hết sức quan trọng, chiếm tới 60% tổng doanh thu của khách sạn. Bộ phận buồng phòng còn được chia thành nhiều bộ phận nhỏ hơn như: bộ phận giặt là, bộ phận dọn phòng…

Vai trò của bộ phận buồng

+ Mang lại nguồn doanh thu cho khách sạn

+ Chịu trách nhiệm đảm bảo quá trình nghỉ ngơi của khách hàng theo tiêu chuẩn của khách sạn

+ Phối hợp chặt chẽ với bộ phận lễ tân trong công việc

Nhiệm vụ

+ Cập nhật tình hình phòng trống

+ Chuẩn bị buồng và đảm bảo chúng luôn luôn ở chế độ sẵn sàng đón khách.

+ Vệ sinh buồng phòng hàng ngày

+ Vệ sinh các khu vực tiền sảnh, khu vực công cộng

+ Kiểm tra các thiết bị, vật dụng.. luôn đầy đủ trong khi làm vệ sinh

+ Nhận và giao các dịch vụ do khách yêu cầu

+ Báo lại yêu cầu hay vấn đề của khách hàng cho bộ phận lễ tân hoặc các bộ phận khác có liên quan

Bộ phần nhà hàng và quầy uống 

Bộ phận nhà hàng và quầy uống là bộ phận mang lại doanh thu cao cho khách sạn chỉ sau bộ phận buồng phòng. Đây là bộ phận đảm nhiệm các vấn đề liên quan đến ăn uống tại khách sạn. Bộ phận này cũng chia làm nhiều bộ phận và chức vụ như: bộ phận bếp, bộ phận quầy bar, bộ phận phục vụ.

Vai trò

+ Mang lại doanh thu cho khách sạn

+ Cung cấp các dịch vụ liên quan đến ăn uống cho khách hàng

+ Tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ ăn uống tại khách sạn

+ Phối hợp chặt chẽ với với các bộ phận khác trong khách sạn

Nhiệm vụ

+ Tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống [ chế biến, lưu thông , tổ chức phục vụ..]

+ Phục vụ, cung cấp đồ ăn đến khách hàng và nhân viên tại khách sạn

+ Thanh toán các chi phí trong quá trình sử dụng dịch vụ ăn uống

+ Tổ chức và cung cấp các dịch vụ bổ sung[ tổ chức tiệc, buffet..]

>>> Xem thêm: Công việc của lễ tân văn phòng, nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp là gì?

Bộ phận kế toán – tài chính 

Vai trò

+ Ghi chép lại những giao dịch về tài chính

+ Chuẩn bị những báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động đạt được

Nhiệm vụ

+ Lập chứng từ trong việc hình thành cũng như sử dụng vốn

+ Lập chứng từ xác định kết quả kinh doanh của khách sạn

+ Lập báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm cho khách sản

+ Phê chuẩn lương của mọi nhân viên trong khách sạn

+ Giám sát và quản lý việc thu chi của khách sạn

Các bộ phận trong khách sạn – Nhân sự

Nhân sự là một bộ phận trong hệ thống các bộ phận trong khách sạn. Đây là bộ phận không phụ thuộc, liên quan đến khách hàng nhưng đóng vai trò quan trọng để khách sạn hoạt động được tốt.

Vai trò

+ Giúp tuyển chọn nhân viên cho khách sạn

+ Quản lý việc tuyển chọn nhân viên cho khách sạn

+ Giúp cho khách sạn có thể hoạt động

Nhiệm vụ

+ Tuyển dụng, lựa chọn nhân sự phù hợp cho khách sạn

+ Tổ chức, sắp xếp nhân viên trong khách sạn

+ Quản lý, đánh giá các nhân viên tại các bộ phận trong khách sạn

+ Tiếp nhận, giải quyết những ý kiến từ cấp trên

+ Ban hành các quy chế cho nhân viên bắt buộc phải tuân theo.

Bộ phận kỹ thuật

Vai trò

+ Đảm bảo cho máy móc, hệ thống kỹ thuật và thiết bị trong khách sạn vận hành tốt

+ Đảm bảo cho khách sạn luôn hoạt động tốt

Nhiệm vụ

+ Sửa chữa máy móc, thiết bị và hệ thống kỹ thuật trong khách sạn

+ Quản lý, giám sát máy móc, thiết bị và hệ thống kỹ thuật trong khách sạn

Bộ phận bảo vệ

Bảo vệ là bộ phận không thể thiếu trong một khách sạn. Đây là bộ phận đảm nhận việc giữ an toàn cho khách hàng, cho tài sản của khách sạn cũng như an ninh trong khách sạn.

Vai trò

+ Đảm bảo an toàn cho khách hàng và tài sản

+ Đảm bảo an ninh cho khách sạn một cách tốt nhất

+ Phối hợp với các bộ phận khác trong khách sạn để hoàn thành nhiệm vụ

Nhiệm vụ 

+ Quan sát và ngăn chặn những hành vi có thể gây hại đến con người, tài sản

+ Tuần tra, đứng gác ở các khu vực được giao [ cổng, khu vực cấm,quanh khách sạn..]

– Luôn cảnh giác và chuẩn bị phòng vệ ở mọi tình huống

– Bàn giao ca/nhiệm vụ khi hết ca làm

– Báo cáo, nhận xét và rút kinh nghiệm cho những nhiệm vụ hoặc ca làm sau

Mỗi bộ phận trong khách sạn đều có nhiệm vụ riêng

Trên đây là những tổng hợp của chúng tôi về vai trò và nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về từng vị trí trong khách sạn. Nếu bạn muốn tìm việc làm khách sạn thì hãy truy cập TopCV. Chúng tôi có rất nhiều job HOt lương cao chờ bạn ứng tuyển.

Video liên quan

Chủ Đề