Nhận xét và đánh giá khác gì nhau năm 2024

Hiện nay, bậc trung học [lớp 7 đến lớp 12] đang thực hiện Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT, còn lớp 6, thực hiện Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư 22/2020/TT-BGDĐT.

Cả hai thông tư cùng có điểm chung, đó là một số môn học kết hợp đánh giá bằng điểm số và nhận xét, đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì.

Việc thực hiện Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT với môn học kết hợp đánh giá bằng điểm số và nhận xét, đã gây không ít ý kiến trái chiều của dư luận.

Cao điểm, khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng tập huấn, hướng dẫn các nhà trường thực hiện Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT, theo đó, sau một kỳ học, học sinh được giáo viên phát mỗi môn học một tờ phiếu nhận xét, đánh giá cá nhân học sinh.

Sau đó, học sinh tự nhận xét, đánh giá về bản thân đối với mỗi môn học, rồi chuyển phụ huynh cho ý kiến.

Sau khi phụ huynh cho ý kiến, giáo viên nhận xét vào phiếu rồi chuyển về Ban giám hiệu nhà trường.

Trước phản ứng của dư luận, ngày 14/5/2021, Vụ Giáo dục Trung học Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã có công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Công văn cũng nêu rõ, Thông tư 26 không quy định giáo viên bộ môn phải ghi trực tiếp nội dung đánh giá bằng nhận xét vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh [theo lớp học], Học bạ học sinh, mà chỉ ghi điểm trung bình môn học [đối với các môn học kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số] và kết quả xếp loại nhận xét môn học [đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét] vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh [theo lớp học], Học bạ học sinh.

Việc đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả học tập môn học, hoạt động giáo dục theo quy định được giáo viên bộ môn thực hiện trong quá trình dạy học và ghi vào sổ theo dõi đánh giá học sinh [sổ cá nhân của giáo viên]”.[1]

Nhờ vậy, giáo viên trung học trên cả nước không phải nhận thêm áp lực ghi nhận xét đánh giá học sinh vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh [theo lớp học].

Không bắt buộc giáo viên ghi nhận xét, đánh giá học sinh đang học chương trình cũ, thể hiện sự lắng nghe và chia sẻ với giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời điểm này, các địa phương đã và đang tiến hành đánh giá, xếp loại học sinh lớp 6, thực hiện Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư 22/2020/TT-BGDĐT.

Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên, Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Công nghệ, kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số.

Các cơ sở giáo dục bắt buộc giáo viên phải có ghi nhận xét, đánh giá học sinh vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh. Có cần ghi nhận xét, đánh giá học sinh vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh ở lớp 6 [khi các lớp 7 đến 12 đã bỏ rồi]?

Giaó viên đã làm như thế nào khi phải ghi nhận xét, đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giáo học sinh lớp 6?

Trao đổi với người viết, cô giáo H. [đề nghị không nêu tên] chia sẻ: “Việc ghi nhận xét vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh, giáo viên quen gọi là sổ điểm lớn, chỉ là hình thức thôi.

Một giáo viên dạy trực tuyến hàng trăm em học sinh, làm sao mà ghi nhận xét của từng em được, nhiều em không thể nhớ mặt, biết tên, chứ nói gì đến nhận xét riêng. Kể cả dạy trực tiếp, cũng vậy thôi thầy ạ.

Cũng may, làm sổ trên máy tính, chỉ cần cắt, dán, nên còn đỡ, nếu bắt viết tay, chắc chết mất”.

Chỉ nhìn vào sổ điểm của một môn học, chúng ta thấy ngay các nhận xét trùng lặp, giống nhau ở các khung điểm Yếu, Trung bình, Khá, Giỏi, học sinh khung điểm Kém [

Chủ Đề