Nhị thập tứ hiếu nghĩa là gì năm 2024

Nhị thập tứ hiếu (chữ Hán: 二十四孝) là một tác phẩm trong văn học Trung Hoa kể lại sự tích của 24 tấm gương hiếu thảo do Quách Cư Nghiệp (có sách ghi Quách Cư Kinh 郭居敬) vào thời nhà Nguyên biên soạn. Ông nổi tiếng là một người con hiếu thảo. Sau khi cha mất, ông đã xuất bản tác phẩm này. Hầu hết các người con hiếu thảo là nam giới báo hiếu cho mẹ già. Các câu chuyện được kể lại xảy ra từ thời Thuấn Đế đến đời ông.

Lão Lai Tử – Áo hoa đùa giỡn vui cha mẹ

Nhị thập tứ hiếu nghĩa là gì năm 2024

Lão Lai Tử là người ở nước Sở, sinh vào đời Xuân Thu, đã 70 tuổi mà cha mẹ vẫn còn sống, ông thờ cha mẹ rất có hiếu. Không muốn cha mẹ thấy con già nua mà lo buồn, ông thường mặc áo sặc sỡ, rồi tay múa miệng hát trước mắt cha mẹ.

Lại có khi bưng nước hầu cha mẹ, ông giả vờ trợt té rồi ngồi khóc oa oa trước mặt cha mẹ như trẻ nít mới lên năm lên ba vậy. Cha mẹ vui cười trước trò ngộ nghĩnh của con mình.

Tích Nhị Thập Tứ Hiếu là hai mươi bốn câu chuyện về các nhân vật lịch sử được Nho học xem là tấm gương đức độ về cách đối đãi với cha mẹ, đấng sinh thành và đấng nuôi dưỡng. Lấy Hiếu làm gốc để đạt chữ Nhân, có được chữ Nhân ắt đạt được chữ Phúc – là hạnh phúc, phúc đức ở đời.

Đông Á Danh Hoạ xin được tổng hợp các câu chuyện, nhân vật theo hướng lịch sử, đồng thời trích dẫn thơ của danh thần nổi tiếng triều Nguyễn, ông Lý Văn Phức (1785-1849).

Nhân vật thứ tư trong bộ truyện là Mẫn Tổn (闵损): hiếu với mẹ kế

Tổng quan

Mẫn Tổn (536 – 487 trước Công nguyên), tự Tử Khiên, còn gọi là Mẫn Tử Khiên.

Ông là một trong 72 môn đồ do Khổng Tử trực tiếp truyền dạy. Theo luận ngữ, ông được xếp vào Khổng Môn Thập triết (孔門十哲), tức 10 triết gia lỗi lạc nhất của Nho Giáo. (“闵子”, baidu)

Tử Khiên nổi bật về tu dưỡng đức hạnh. Lời bộc bạch với Đoan Mộc Tứ (cùng trong Thập triết) cho thấy: Ông là người luôn tự chất vấn, suy xét và chiêm nghiệm bản thân. Từ đó phân định đâu là cám dỗ, đâu là lẽ phải để theo mà đạt được chân tu. Khi đã đạt chân tu, tất đạt được sự thanh tịnh, viên mãn. (“Min Sun”, wikipedia)

Tử Khiên là bậc đại hiếu. Ông không ưa quyền thế xa hoa, mà ưa đạo hạnh ẩn dật. Dáng điệu thư thái, ngôn từ đoan chính.

Tiểu Sử

Mẫn Tổn là người cùng quê với Khổng Tử , sinh ra lớn lên ở nước Lỗ (nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Hoa). Ông sống vào cuối thời Xuân Thu. Theo sử Tư Mã Thiên , ông nhỏ hơn Khổng Tử mười lăm tuổi. Khổng Tử Gia Ngự lại chép ông nhỏ hơn năm mươi tuổi.

Tổ tiên của ông là Lỗ Mẫn Công, vị vua thứ 18 của nước Lỗ, chư hầu nhà Chu (1122-249 trước Công Nguyên). Tuy vậy, đến đời cha ông thì gia cảnh vô cùng khó khăn. Mẹ mất sớm. Ông phải làm lụng vất vả từ nhỏ để mưu sinh.

Đương thời, Tam Hoàn, tức ba dòng họ tôn thất từ thời vua Lỗ Trang Công là Quý, Mạnh, Thúc nắm quyền hành chính ở nước Lỗ. Nhiều đời tranh giành vị thế, lấn át vua, làm loạn chính sự. Vua nước Lỗ bấy giờ là Lỗ Chiêu Công cũng do Quý Bình Tử họ Quý bức ép phải tha hương, mất cũng không được hồi cố quốc.

Mỗi họ trong Tam Hoàn hùng cứ một vùng gọi là ấp. Ấp Phí là đất cai quản riêng của họ Quý. Khi Khổng Tử cùng Lỗ Chiêu Công lánh nạn ở nước Tề, họ Quý nghe danh Mẫn Tổn, có mời ông ra làm quan Tể ấp ở đất Phí. Đây là chức quan cao nhất, chịu trách nhiệm điều hành cả khu vực.

Ông trong lòng bất mãn nên khẳng khái từ chối: ta không nhận chức, nếu ép buộc, ta sẽ chạy sang nước Tề với thầy ta.

Tuy nhiên, theo 趣历史(2016), sau đó Khổng Tử lại thư về thuyết phục ông ra làm quan giúp dân. Ông miễn cưỡng nghe theo. Tương truyền, dù không phục họ Quý nhưng Mẫn Tổn vẫn tận tuỵ trách nhiệm. Đất Phí dưới sự quản lý của ông có nhiều thay đổi rõ rệt. Được hơn một năm, ông lại xin từ chức.

Sau ông tiếp tục theo Khổng Tử đi đến hơn 20 nước lớn nhỏ khác nhau, phổ biến về “nhân nghĩa” và “đạo đức”.

Khi Khổng Tử mất, Tử Khiên cùng Phàn Tử Trí, Mật Bất Tề (cùng là học trò của Khổng Tử) lánh về Thái Mẫn Thôn ẩn cư dạy học. Nay vùng này nằm ở huyện Ngư Đài, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Mẫn Tử Khiên mất lúc 50 tuổi.

Câu chuyện hiếu thảo

Chuyện hiếu thảo của Mẫn Tổn được kể khi ông còn là một cậu bé, chưa theo học Khổng Tử. Thuở ấy, ông sống cùng cha và mẹ kế. Mẹ kế dị lòng, thương con ruột mà bạc đãi ông. Mùa đông lạnh giá, bà may áo ấm chần bông cho con mình, nhưng chỉ chần rơm cỏ cho Mẫn Tổn.

Mẫn Tổn thường xuyên phải theo cha kéo xe chở hàng. Áo không đủ ấm, cậu bé run tay làm xe đổ nhào. Đồ đạc trên xe trượt hết xuống đường. Người cha thấy vậy vô cùng tức giận. Ông nóng nảy đánh mắng con vô dụng, mặc áo dày vẫn không đủ ấm. Không ngờ chiếc áo rách lộ ra rơm cỏ bên trong.

Cha Mẫn Tổn thấy được lòng vừa áy náy, vừa thương con bị đòn oan, vừa hận mẹ kế gây ra nông nỗi này. Ông lập tức về nhà đòi bỏ vợ.

Mẫn Tổn chạy theo, quỳ khóc khuyên can cha:”Mẹ ở đây vả chăng chỉ mình con chịu lạnh. Mẹ đi rồi thì luôn cả hai em con cũng chịu lạnh theo”.

Lời cậu bé khiến người lớn xúc động. Cha ông đổi ý không từ vợ nữa. Mẹ kế cũng vì vậy mà thương quý ông. Về sau bà đối đãi công bằng với các con. Cả nhà êm ấm thuận hoà.