Như thế nào là vi phạm luật hôn nhân gia đình

Luật Hôn nhân và gia đình là gì theo quy định pháp luật? Luật Hôn nhân và gia đình là tập hợp những quy định về chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực...

     Luật Hôn nhân và gia đình là gì theo quy định pháp luật?

Kiến thức của Luật sư về luật hôn nhân và gia đình là gì

 Căn cứ pháp lý về luật hôn nhân và gia đình là gì:

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

 Nội dung tư vấn về luật hôn nhân và gia đình là gì

1. Hôn nhân là gì?

     Hôn nhân là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Theo Luật Hôn nhân và gia đình hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà [Nhà nước không thừa nhận hôn nhân đồng giới] trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện, đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật, nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ và hạnh phúc. Cụ thể, khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”.

2. Gia đình là gì?

     Gia đình là tế bào của xã hội, là sản phẩm của xã hội, phát sinh và phát triển cùng sự phát triển của xã hội. Quan hệ bình đẳng của vợ và chồng trong gia đình thể hiện quan hệ bình đẳng nam và nữ ngoài xã hội. Hôn nhân là một quan hệ giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, là tiền đề xây dựng gia đình.

     Hiện nay, khái niệm gia đình được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình như sau: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”. Gia đình là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau, cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau về vật chất và tinh thần, xây dựng gia đình, nuôi dạy thế hệ trẻ dưới sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.

Luật Hôn nhân và gia đình là gì?

3. Luật Hôn nhân và gia đình là gì?

     Luật Hôn nhân và gia đình là tập hợp những quy định về chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.

  • Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, cụ thể là quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa những người thân thích ruột thịt khác.
  • Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là những cách thức, biện pháp mà các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình tác động lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó, phù hợp với ý chí của Nhà nước.

4. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình

  • Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
  • Một vợ, một chồng;
  • Bình đẳng vợ chồng, bình đẳng nam nữ, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, quốc tịch;
  • Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
  • Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.

5. Những hành vi nghiêm cấm của chế độ hôn nhân và gia đình

     Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Theo đó, những hành vi nghiêm cấm đối với chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

a] Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b] Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c] Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d] Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;….

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Luật hôn nhân và gia đình là gì theo quy định của pháp luật:

Tư vấn qua điện thoại: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Luật hôn nhân và gia đình là gì theo quy định của pháp luật hoặc các vấn đề khác liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cư thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.        

Nguyên tắc “một vợ một chồng” là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình tại Việt Nam, nhằm bảo vệ các bên trong quan hệ hôn nhân hiện nay. Vậy, hành vi nào bị cho là làm vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng? Khi một bên vi phạm thì sẽ bị xử phạt dưới hình thức ra sao? Luật Nhân Hòa sẽ giải đáp những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

  1. 1.     Quy định chung của pháp luật về chế độ hôn nhân một vợ một chồng

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình bao gồm: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”.

Như vậy, “một vợ một chồng” là một trong những nguyên tắc cơ bản hàng đầu của chế độ hôn nhân và gia đình. Theo đó, cá nhân đã kết hôn chỉ được có một vợ hoặc một chồng và trong thời kì hôn nhân không được kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.

  1. 2.     Thế nào là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng

Theo điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, những hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

+ Đang có vợ/chồng mà kết hôn với người khác;

+ Đang có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

+ Chưa có vợ/chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

+ Chưa có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.

Như vậy, vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng là việc một người trong thời kì hôn nhân kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với một người thứ ba ngoài vợ/chồng hiện tại.

                 

                      Liên hệ luật sư tư vấn pháp lý ly hôn 0915.27.05.27

  1. 3.     Hình thức xử phạt khi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng

Tùy vào mức độ vi phạm mà người có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng của Bộ luật hình sự.

[a]  Về xử phạt vi phạm hành chính

Theo khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đối với hành vi:

+ Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

+ Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

+ Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

[b]  Về xử lý hình sự Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng

Theo khoản 1 Điều 182 Bộ luật này, người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

+ Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Theo khoản 2 Điều 182 Bộ luật này, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát

+ Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Như vậy, hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng gây ra những hậu quả quy tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 thì phải chịu hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Nguyên tắc một vợ một chồng là nguyên tắc bình đẳng, tiến bộ trong hôn nhân, được Nhà nước bảo hộ và tạo điều kiện thực hiện. Vì vậy, với mỗi hành vi vi phạm đến chế độ hôn nhân một vợ một chồng, tùy từng mức độ sẽ phải chịu chế tài tương ứng.

Bài viết trên đây đã thể hiện nội dung quy định pháp luật, hành vi vi phạm và mức xử phạt khi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Quý khách hàng có câu hỏi liên quan đến bài viết hoặc có thắc mắc về những vấn đề pháp lý khác về pháp luật hôn nhân gia đình như ly hôn, tranh chấp tài sản, giành quyền nuôi con,... vui lòng liên hệ tổng đài 0915.27.05.27 để được Luật sư Công ty Luật Nhân Hòa hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.

CÔNG TY LUẬT NHÂN HÒA

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, p. Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Hotline: 0915.27.05.27

Email:

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề