Những câu sau có thể xếp vào kiểu câu cảm thán được không vì sao nêu nội dung của mỗi câu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8Bài 1: Câu Nghi VấnI.Ghi nhớ:_Câu nghi vấn là câu:+Có những từ nghi vấn [ai,gì,nào,sao,tại sao,đâu,bao giờ,bao nhiêu,à,ư,hả,hử,chứ,[có] không,đã chưa, ] hoặc có từ hay [nối các vế có quan hệ lựa chọn].+Có chức năng chính là dùng để hỏi._khi viết,câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.II.Luyện tập:1.Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn ? a]Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu:_Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ? Đấy! Chị hãy nói với ông cai,để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa![Ngô Tất Tố - Tắt Đèn]TL: Câu nghi vấn: Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ?Đặc điểm hình thức: kết thúc bằng dấu ?, Dùng từ nghi vấn : phải khôngChức năng: Dùng để hỏib] Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la.[Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế]TL:Câu nghi vấn: Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ?Đặc điểm hình thức: kết thúc bằng dấu ?,Dùng từ nghi vấn: tại saoChức năng:Gợi dẫn cho ý câu sauc]Văn là gì ? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì ? Chương là vẻ sáng. Nhời[lời] của người tả rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp sáng, cho nên gọi là văn chương.[Theo Phan Kế Bình,Việt Hán văn khảo]TL:Câu nghi vấn: Văn là gì ? ,Chương là gì ?Đặc điểm hình thức: Kết thúc bằng dấu ?,Dùng từ nghi vấn: gìChức năng:Gây chú ý cho người đọc,gợi dẫn câu saud] Tôi cất tiếng gọi dế Choắt.Nghe tiếng thưa, tôi hỏi:_Chú mình muốn cùng tớ vui đùa không ?_Đùa trò gì ? Em đương lên cơn hen đây ! Hừ hừ _Đùa chơi một tí.1_Hừ hừ cái gì thế ?_Con mụ Cốc kia kìa.Dế Choắt ra cửa,hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi:_Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả ?_ỪTL:Câu nghi vấn : +Chú mình muốn cùng tớ vui đùa không ?+Đùa trò gì ?+Hừ hừ cái gì thế ?+Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả ?Đặc điểm hình thức:Kết thúc bằng dấu ?, dùng từ nghi vấn: không,gì,gì thế,hảChức năng:dùng để hỏi2.Xét các câu sau và trả lời câu hỏi.a] Mình đọc hay tôi đọc ?b] Em được thì cho anh xinHay là em để làm tin trong nhà ?c] Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ?Câu hỏi:_Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn ?_Trong các câu đó, có thể thay từ "hay" bằng từ "hoặc" được không ? Vì sao ?TL:_Dấu hiệu nhận biết:+Kết thúc bằng dấu ?+Dùng từ nghi vấn:hay, hay là , hay tại._Trong các câu trên ta không thể thay thế từ "hay" bằng từ "hoặc" vì từ "hay" có tác dụng nối giữa các vế biểu thị ý lựa chọn.3.Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu sau được không ? Vì sao ?a]Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.[Chân,Tay,Tai,Mắt,Miệng]b]Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão.[Nam Cao, Lão Hạc]c]Cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa.[Thép Mới, Cây tre VN]d]Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.[Vũ Tú Nam, Biển đẹp]TL: Đây là câu khẳng định, không đặt dấu ?4.Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu sau, xác định câu trả lời thích hợp đối với từng câu,đặt một số cặp câu khác và phân tích để chứng tỏ sự khác nhau giữa câu nghi vấn theo mô hình có không và đã chưaa] Anh có khỏe không ?2TL:_Người hỏi chưa được biết sức khỏe của anh dạo này khỏe hay không khỏe_Câu trả lời:Sức khỏe tôi rất tốt_Đặt một số cặp câu:+Cậu có ăn cơm không ?+Anh có đi chơi không ?+Con có học bài không ?+Mẹ có về nhà không ?b] Anh đã khỏe chưa ?_Người hỏi đã biết anh bị ốm nhưng chưa biết đã đỡ hay chưa._Câu trả lời:Tôi đã đỡ hơn rồi._Đặt một số cặp câu:+Cậu đã ăn cơm chưa ?+Anh đã đi chơi chưa ?+Con đã học bài chưa ?+Mẹ đã về nhà chưa ?5.Hãy cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:a] Bao giờ anh đi Hà Nội ?TL:_ Về hình thức: từ nghi vấn "bao giờ" nằm ở đầu câu_ Về ý nghĩa: người được hỏi đang chuẩn bị đi Hà Nội.b] Anh đi Hà Nội bao giờ ?TL:_Về hình thức: từ nghi vấn "bao giờ" nằm ở cuối câu_Về ý nghĩa: người được hỏi đã đi Hà Nội6.Cho biết hai câu nghi vấn sau đây đúng hay sai. Vì sao ?a]Chiếc xe này bao nhiêu kg mà nặng thế ?TL:Đúng, người hỏi tiếp xúc với sự vậtb]Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế ?TL:Sai, người hỏi chưa biết chính xác giá của xeBài 2:Câu nghi vấn [TT]I.Ghi nhớ:_Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định ,phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm,cảm xúc, và không yêu cầu người đối thoại trả lời_Nếu không dùng để hỏi thì trong một trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửngII.Luyện tập:1.Đọc những đoạn trích sau và cho biết câu nào là câu nghi vấn và dùng để làm gì:a] Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết Một người như thế ấy ! Một người đã khóc vì trót lừa một con chó ! Một người 3nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm,láng giềng Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn TL: Câu nghi vấn: Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Chức năng:Bộc lộ tình cảm, cảm xúc [sự ngạc nhiên]b] Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ? Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để chiếm lấy riêng phần bí mật ? _Than ôi ? Thời oanh liệt nay còn đâu ?TL:Câu nghi vấn: Các câu trong khổ thơ đều là câu nghi vấn [trừ thán từ; than ôi] Chức năng: mang ý phủ định, bộc lộ cảm xúcc]Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho một cảnh biệt li. Vậy thì sự biệt li không chỉ có một nghĩa buồn rầu,khổ sở. Sao ta không ngăm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhảng rơi ?TL:Câu nghi vấn: Sao ta không ngăm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhảng rơi ? Chức năng:Mang ý cầu khiến,bộc lộ cảm xúcd]Vâng,thử tưởng tượng một quả bong bóng không bao giờ vỡ, không thể bay mất,nó cứ còn mãi như một vật lì lợm Ôi,nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay ?TL:Câu nghi vấn: Ôi,nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay ? Chức năng:mang ý phủ định ,bộc lộ cảm xúc2.Xét những đoạn trích sau và cho biết câu nào là câu nghi vấn,đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn và được dùng để làm gì và cho biết trong những câu nghi vân đó, câu nào có thể thay thế được bằng một câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương và viết ra những câu đó :a]_Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?_Không,ông giáo ạ ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ?TL:Câu nghi vấn :+Sao cụ lo xa quá thế ?[đặc điểm: từ nghi vấn "sao" và dấu ? ]+Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?[đặc điểm:từ nghi vấn "gì" và dấu ? ]+Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ? [đặc điểm:từ nghi vấn "gì" và dấu ?] Chức năng: cả ba câu đều dùng để diễn đạt ý phủ định4b] Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngại.Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy,chăn dắt làm sao ?TL:Câu nghi vấn: Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy,chăn dắt làm sao ?[đặc điểm:từ nghi vấn "làm sao" và dấu ? ]Chức năng:Thể hiện sự băn khoăn ngần ngạic]Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy ,bẹ măng bọc kín thân cây non,ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ?TL:Câu nghi vấn: . Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ?[đặc điểm:từ nghi vấn "ai" và dấu ?]Chức năng:mang ý khẳng địnhd]Vua sai lính điệu em bé vào,phán hỏi:_Thằng bé kia,mày có việc gì ? Sao lại đến đây mà khóc ?TL:Câu nghi vấn: Thằng bé kia,mày có việc gì ?; Sao lại đến đây mà khóc ?Chức năng:cả hai câu đều dùng để hỏi_Các câu nghi vấn ở a,b,c đểu có thể thay thế bằng những câu khác tương đương mà khôngn phải là câu nghi vấn. Các câu đó là:[a]:Cụ không phải lo xa quá thế; Không nên nhịn đói mà để tiền lại; Ăn hết thì đến lúc chết không có tiền mà để lo liệu.[b]:Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò không.[c]:Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử.3.Đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để:_Yêu cầu một người bạn kể lại nội dung của một bộ phim vừa được trình chiếuTL:Cậu cỏ thể kể lại cho mình nghe nội dung bộ phim tối hôm qua được không ?_Bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước số phận của một nhân vật văn học.TL:Chị Dậu ơi! Sao đời chị lại gặp nhiều đau buồn đến thế ?4. Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như "Anh ăn cơm chưa ?"."Cậu đọc sách đấy à ?","Em đi đâu đấy ?" không nhằm để hỏi.Vậy trong những trường hợp đó,câu nghi vấn dùng để làm gì ? Mối quan hệ giữa người nói và người nghe ở đây như thế nào ?TL:Câu nghi vấn ở đây thường dùng để chào hỏi. Trong trường hợp này,nó không yêu cầu người nghe phải trả lời theo nội dung của câu hỏi,mà có thể trả lời bằng một câu chào khác.Quan hệ của người nói và người nghe thường là quen biết hoặc thân mậtBài 3:Câu Cầu KhiếnI.Ghi nhớ:_Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như:hãy,đừng,chớ, đi,thôi,nào, hay ngữ điệu cầu khiến;dùng để ra lệnh,yêu cầu,đề nghị,khuyên bảo, 5_Khi viết,câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than,nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.II.Luyện tập:1.Xét các câu sau và cho biết đặc hình thức nào cho ta biết những câu này là câu cầu khiến,nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên và thử thêm,bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào:a] Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.b] Ông giáo hút trước đi.c] Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.TL:_Đặc điểm hình thức:cả 3 câu đều có từ ngữ cầu khiến lần lượt là:hãy,đi,đừng_Chủ ngữ ở những câu trên đểu chỉ người tiếp nhận câu nói hoặc chỉ nhóm người có mặt trong đối thoại.Cụ thể:+[a]:chủ ngữ vắng mặt[ở đây ngằm hiểu là Lang Liêu,căn cứ vào những câu trước đó+[b]:chủ ngữ là "Ông giáo"+[c]:chủ ngữ là "chúng ta"_Có thể thêm bớt hoặc thay đổi chủ ngữ ở các câu trên,vể cơ bản nghĩa của các câu ít nhiều đều có sự thay đổi.Ví dụ:+Con hãy làm bánh mà lễ Tiên vương[nghĩa của câu không thay đổi nhưng đối tượng tiếp nhận câu nói được xác định rõ hơn, lời yêu cầu cũng nhẹ nhàng và tình cảm hơn].+ Hút trước đi. [nghĩa của câu thay đổi và lời nói kém lịch sự hơn].+Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không? [nghĩa của câu có sự thay đổi, ở đây, người nói đã được loại ra khỏi những đối tượng tiếp nhận lời đề nghị].2.Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.a] Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết! [Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí]b] Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.[Thanh Tịnh, Tôi đi học]c] Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay hét lên:- Đưa tay cho tôi mau!Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:- Cầm lấy tay tôi này!Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát […].6[Theo Ngữ văn 6, tập một]TL: - Các câu cầu khiến:a] Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đib] Các em đừng khócc] Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này!- Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện giữa những câu cầu khiến trên:+ Câu [a]: Vắng chủ ngữ, từ ngữ cầu khiến kèm theo là từ đi.+ Câu [b]: Chủ ngữ là Các em [ngôi thứ hai, số nhiều], từ ngữ cầu khiến là từ đừng.+ Câu [c]: Không có chủ ngữ và từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến.3. So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:a] Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!b] Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.[Ngô Tất Tố, Tắt đèn]TL:Câu [a] vắng chủ ngữ, ngược lại sự xuất hiện chủ ngữ [Thầy em] trong câu [b] làm cho ý nghĩa cầu khiến nhẹ nhàng hơn, tình cảm của người nói cũng được thể hiện rõ hơn.4. Xét đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…[Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí]Dế Choắt nói với Dế Mèn câu trên nhằm mục đích gì? Cho biết vì sao trong lời nói với Dế Mèn, Dế Choắt không dùng những câu như:- Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh!- Đào ngay giúp em một cái ngách!TL: Trong lời nói, Dế Choắt là kẻ xin được giúp đỡ [câu nói mang nghĩa cầu khiến]. Choắt là người yếu đuối, nhút nhát, thế nên tự nhận mình là người dưới [xưng hô rất lễ phép với Dế Mèn], lời nói của Dế Choắt cũng có ý khiêm nhường, rào trước đón sau.Không thể dùng hai câu như đã dẫn để thay thế cho lời nói của Dế Choắt, bởi nó không phù hợp với tính cách của nhân vật này.5. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường, con vào lớp Một. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con! Hãy can đảm lên! Thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”[Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra]Câu “Đi đi con !” trong đoạn trích trên và câu “Đi thôi con.” [lời của nhân vật người mẹ trong phần cuối của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê - 7xem thêm mục I.1.b [tr.30] trong SGK] có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?TL: Hai câu này khác nhau về nghĩa [trong từng văn cảnh] nên không thể thay thế được cho nhau. Trong đoạn văn này, câu nói đó được người mẹ dùng để khuyên con hãy vững tin bước vào đời. Trái lại, trong đoạn văn [rút từ truyện Cuộc chia tay của những con búp bê], người mẹ bảo đứa con đi cùng mình.Bài 4:Câu Cảm ThánI.Ghi nhớ:_Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như:ôi,than ôi,hỡi ơi,chao ơi[ôi],trời ơi;thay,biết bao,xiết bao,biết chừng nào, dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nguời nói [ người viết];xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương._Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.II.Luyện tập:1. Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao?a] Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.[Phạm Duy Tốn]b] Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi![Thế Lữ, Nhớ rừng]c] Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi.[Tô Hoài]TL: - Không phải tất cả các câu trong những đoạn trích trên đều là câu cảm thán, chỉ có các câu sau [các câu có chứa những từ ngữ cảm thán] mới là câu cảm thán [chú ý các từ in đậm]:+ [a]: Than ôi!; Lo thay!; Nguy thay!+ [b]: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!+ [c]: Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.2. Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau đây. Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao?a] Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn cho gầy cò con?[Ca dao]b] Xanh kia thăm thẳm từng trên Vì ai gây dựng cho nên nỗi này? [Chinh phụ ngâm khúc]c] Tôi có chờ đâu, có đợi đâu;8 Đem chi xuân đến gợi thêm sầu. [Chế Lan Viên, Xuân]d] Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? [Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí]TL: - Nghĩa biểu cảm thể hiện trong các câu trên là:a] Đây là lời than thở của người nông dân dưới chế độ cũ.b] Lời than của người chinh phụ trước cảnh chiến tranh phong kiến chia cắt hạnh phúc của gia đình mình.c] Đây là tâm trậng bế tắc của người thi sĩ trước cuộc sống [khi đất nước còn chịu cảnh nô lệ lầm than].d] Sự ân hận của Dế Mèn sau khi trót gây ra cái chết của Dế Choắt.- Để biểu đạt tình cảm, cảm xúc, có thể dùng nhiều kiểu câu khác nhau [câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cầu khiến] không nhất thiết phải dùng câu cảm thán. Các trường hợp nêu trên cũng vậy, tuy đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc thế nhưng không có câu nào là câu cảm thán [vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này].3. Đặt câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc:a] Trước tình cảm của một người thân dành cho mình.b] Khi nhìn thấy mặt trời mọc.TL: Tham khảo mẫu:a] Em cảm ơn chị thật nhiều! Tình cảm mà chị dành cho em sâu sắc xiết bao!b] Chao ôi! Rực rỡ thay cảnh bình minh trên biển!4. ghi nhớ ba bàiBài 5:Câu trần thuậtI.Ghi nhớ:_Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn,cầu khiến,cảm thán;thường dùng để kể,thông báo,nhận định miêu tả, Ngoài những chức năng chính trên đây,câu trần thuật còn dùng để yêu cầu,đề nghị hay bộc lộ tình cảm,cảm xúc, [vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác]._Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chám than hoặc dấu chấm lửng._Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.II.Luyện tập:1. Hãy xác định kiểu câu và chức năng của những câu sau đây:a] Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. [Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí]b] Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng lên:- Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông! [Cây bút thần]9TL: - [a]: Cả ba câu đều là câu trần thuật. Câu [1] dùng để kể, hai câu còn lại dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn trước cái chết của Dế Choắt.- [b]: Câu [1] là câu trần thuật [dùng để kể], câu [2] là câu cảm thán [dùng để bộc lộ cảm xúc], hai câu còn lại đều là câu trần thuật [bộc lộ sự biết ơn của Mã Lương].2. Đọc câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh [Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?] và câu thứ hai trong phần dịch thơ [Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ]. Cho nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu đó.TL: Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?[Câu nghi vấn] Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ[Câu trần thuật]_ Tuy nhiên mặc dù khác nhau về kiểu câu song hai câu này cùng diễn đạt một ý nghĩa: đêm trăng đẹp gây xúc động đối với nhà thơ, khiến nhà thơ cảm thấy bối rối, không biết làm sao.3. Ba câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì? Hãy nhận xét về sự khác biệt về ý nghĩa của những câu này.a] Anh tắt thuốc lá đi!b] Anh có thể tắt thuốc lá được không?c] Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.TL: - Xác định kiểu câu:+ Câu [a]: là câu cầu khiến.+ Câu [b]: là câu nghi vấn.+ Câu [c]: là câu trần thuật.- Các câu trên đều được dùng với mục đích cầu khiến, chỉ khác nhau về sắc thái [hai câu sau có ý cầu khiến nhẹ nhàng và lịch sự hơn câu đầu].4. Những câu sau đây có phải là câu trần thuật không? Những câu này dùng để làm gì?a] Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về. [Thạch Sanh]b] Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”.[Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi]TL: - Các câu được dẫn ở đây đều là câu trần thuật.- Các câu này dùng để:+ Câu [a] dùng với mục đích cầu khiến.+ Câu [b]: Phần trước dấu hai chấm dùng để kể, phần sau dấu hai chấm dùng với mục đích cầu khiến.5. Đặt câu trần thuật để xin lỗi, hứa hẹn, cảm ơn, chúc mừng, cam đoan.Mẫu:- Hứa hẹn: Tôi hứa sẽ có mặt đúng giờ.10- Xin lỗi: Mình thành thật xin lỗi cậu vì sự việc ngày hôm qua.- Cảm ơn: Em xin cảm ơn anh.- Chúc mừng: Chúc mừng sự thành công của cậu.- Cam đoan: Tôi xin cam đoan những điều tôi nói trên đây là đúng.6. Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng cả bốn kiểu câu:Gợi ý: Có thể viết một đoạn đối thoại giữa giáo viên và học sinh, giữa hai người bạn, giữa bố mẹ với con cái, giữa bác sĩ với bệnh nhân,…Ví dụ:- Mẹ ơi! Bạn Lan lớp con xin cô giáo cho nghỉ học cả tháng nay rồi.- Bạn nghỉ vì lí do gì?- Dạ! Mẹ bạn ấy ốm nặng lắm ạ!- Trời ơi! Khổ thân con bé! Thể nào, mẹ thấy dạo này nó ít sang chơi. Chiều nay mẹ tan ca sớm, mẹ sẽ cùng con đến bệnh viện thăm mẹ bạn ấy.- Không nên đi trước 5 giờ. Bởi lúc ấy bệnh viện mới cho người nhà vào thăm mẹ ạ!Bài 6 : Câu phủ địnhI.Ghi nhớ Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: chẳng, chả, chưa, không phải [là], chẳng phải [là], đâu có phải [là], đâu [có],… Câu phủ định dùng để:-Thông báo, xác nhận không có sự việc, sự vật, tính chất, quan hệ nào đó[ câu phủ định miêu tả].-Phản bác một ý kiến, một nhận định [câu phủ định bác bỏ].II.Luyện tập.1.Trong các câu sau đây, câu nào là câu phủ định bác bỏ? Vì sao?a] Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sang ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.[Theo Lý Lan, Cổng trường mở ra]b] Tôi an ủi lão : - Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.[ Nam Cao, Lão Hạc]c] Không, chúng con không đói nữa đâu. Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoai no mòng bụng ra còn đói gì nữa.[ Ngô Tất Tố, Tắt đèn]Trả lời:a]Không có câu phủ định bác bỏ.b] Câu phủ định bác bỏ là: “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu”Vì nó phản bác lại suy nghĩ của Lão Hạc.c] Câu phủ định bác bỏ là: “Không, chúng con không đói nữa đâu.”11Vì phản bác lại điều mà Cái Tí cho là mẹ nó đang suy nghĩ.2.Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.a] Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường song không phải là không có ý nghĩa.[Hoài Thanh,Ý nghĩa văn chương]b] Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.[ Băng Sơn, Quả thơm]c] Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.[ Tạ Việt Anh, Cây sấu Hà Nội]Câu hỏi: -Những câu trên có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?-Đặt nhưng câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương những câu trện.Trả lời:-Những câu trên không có ý nghĩa phủ định mà có ý nghĩa khẳng định. Vì trong câu có sử dụng hai từ phủ định [hoặc từ nghi vấn ] thì dùng nhấn mạnh ý khẳng định.Đặt câu:a] Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường song vẫn có ý nghĩa nhất định.b] Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.c] Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.3. Xét câu văn sau và trả lời câu hỏiChoắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. [ Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí]Nếu Tô Hoài thay từ phủ định không bằng chưa thì nhà văn phải viết lại câu văn này như thế nào? Nghĩa của câu có thay đổi không? Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn, vì sao?Trả lời:-Choắt chưa dậy được nữa, nằm thoi thóp-Không thể thay từ không bằng chưa vì điều đó sẽ làm ý nghĩa của câu bị thay đổi- Câu văn của Tô Hoài phù hợp với mạch của câu chuyện.4. Các câu sau đây có phải là câu phủ định không ? Nhưng câu này dùng để làm gì?Đặt nhưng câu có ý nghĩa tương đương.a] Đẹp gì mà đẹp!12b] Làm gì có chuyện đó! c] Bài thơ này mà hay à?d] Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? [ Nam Cao, Lão Hạc]Trả lời:a] Không đẹp tí nào.b] Không thể có chuyện đó.c] Bài thơ này không hay.d] Cụ không biết chứ tôi có sung sướng gì đâu.5. Đọc đoạn trích sau và cho biết [chú ý các từ in đậm]: Có thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao? Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.Trả lời: Không vì nếu thay sẽ làm thay đổi hẳn ý nghĩa của câu.6. Viết đoạn hội thoại ngắn trong đó có dùng câu phủ định miêu tả, bác bỏ.Ví dụ:Hòa tình cờ gặp Bình kêu lên: - Lâu quá, tớ không thấy cậu!Bình cười: - Làm gì có chuyện đó! - Thật mà!Bình vẫn cười: - Ngày nào mà tớ chả thấy cậu ở sân bóng, nhưng cậu thì có thèm để ý đến ai đâu?Hòa gãi đầu, gãi tai: - Cậu tưởng tớ không nhìn thấy cậu hay sao?HÀNH ĐỘNG NÓII.HÀNH ĐỘNG NÓI LÀ GÌ?Ghi nhớ: -Hành dộng nói là hành dộng được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.II.MỘT SỐ KIỂU HÀNH ĐỘNG NÓI THƯỜNG GẶPGhi nhớ: -Người ta dựa theo mục đích của hành dộng nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày [báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán,…], điều khiển [cầu khiến, đe dọa, thách thức,…] hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.III.CÁCH THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG NÓIGhi nhớ: 13Mỗi hành dộng nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động nói đó [cách dùng trực tiếp] hoặc bằng kiểu câu khác [cách dùng gián tiếp].IV.LUYỆN TẬPBài 1: Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì? Hãy xác định mục Đích của hành động nói thể hiện ở một câu trong bài hịch và vài trò của câu ấy đốivới việc thực hiện mục đích chung.“Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưới cú diều mà sỉ mắng triều đình…” trình bày [tả] khích lệ lòng căm thù giặc“Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo…” trình bày[kể] khích lệ lòng trung quân ái quốc“Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên khiến cho người người giỏi như Bàng Mông…” điều khiển khích lệ tinh thần học tập,rèn luyện Khích lệ tinh thần học tập “Binh thư yếu lược”… và lòng yêu nước của các tướng sĩBài 2: Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong những đoạn trích sau:a]Tiếng chó sủa vang các xóm. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang : - Bác trai đã khá rồi chứ? - Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề, lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm - Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm dề dề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn? - Vâng, cháu cũng đã nghỉ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn xuông từ sáng hôm qua đến giờ còn gì. Thế thì phải giục anh ấy ăn mau mau đi, kẻo nữa người ta sắp sửa keo vào rồi đấy! Rồi bà lão lại lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.Trả lời:Bác trai đã khá rồi chứ? Hỏi Cảm thán.Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề, lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm Trình bày Thông báo.Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn Điều khiển Cầu khiến.14Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm dề dề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn? Trình bày Nêu ý kiến.Vâng, cháu cũng đã nghỉ như cụ. Trình bày Tỏ sự góp ý.Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã Trình bày KểNhịn xuông từ sáng hôm qua đến giờ còn gì. Trình bày Dự đoánThế thì phải giục anh ấy ăn mau mau đi, kẻo nữa người ta sắp sửa keo vào rồi đấy! Điều khiển Thúc giụcb] Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi : -Đây là Trời có ý phó thác cho minh công việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền tổ quốc.[ Sự tích Hồ Gươm ]Trả lời :Đây là Trời có ý phó thác cho minh công việc lớn. . Trình bày. Nêu ý nguyện.Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền tổ quốc. Hứa hẹn [thề nguyền].c] Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!-Cụ bán rồi à?-Bán rồi ! Họ vừa bắt xong. […]-Thế nó cho bắt à?Mặt lão dột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…-Khốn nạn…Ông giáo ơi! … Nó có biết gì đâu ! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mưng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên.[ Nam Cao, Lão Hạc]Trả lời:Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! Báo tinCụ bán rồi à? Xác nhận sự thật.-Bán rồi ! Họ vừa bắt xong Báo tin15-Thế nó cho bắt à? Tỏ thái độ ngạc nhiên.-Khốn nạn…Ông giáo ơi! Bộc lộ cảm xúc.Nó có biết gì đâu ! Nêu ý kiến.Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mưng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên Tỏ thái độ dằn vặt.Bài 3: Đoạn trích dưới đây có ba câu chứa từ hứa. Hãy xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong mỗi câu ấy.Em di nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.-Em để nó ở lại- Giọng em ráo rảnh- Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.-Anh xin hứa.Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bong bé nhỏ lieu xiêu của em tôi trèo lên xe.[ Khánh Hoài, Cuộc chia tay cửa những con búp bê]Trả lời:Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau Điều khiểnAnh hứa đi Điều khiểnAnh xin hứa. Hứa hẹn.Bài 4:Tìm các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Cho biết những câu nghi vấn ấy được dùng làm gì?. Vị trí của mỗi câu nghi vấn trong từng đoạn văn có liên quan như thế nào đến mục đích nói của nó?Trả lời:16Bài 5 :Nhiều người có nhận xét là trong các bài nói, bài viết của mình, Chủ tịchHồ Chí Minh thường kêu gọi chiến sĩ, đồng bào bằng những câu trần thuật.Hãy tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích dướiđây của Người và cho biết hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trongviệc động viên quần chúng.a] Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi. Đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng dưới ngọn cờ vẻ vang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, liên tục tiến công, liên tục nổi dậy, kiên quyết tiến lên, giành lấy thắng lợi hoàn toàn.17Câu nghi vấn Chức năng Vị trí có liên quan dến mục đích nóiTừ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào không có?Câu nghi vấn thực hiện hành động khẳng định Câu nghi vấn ở đoạn văn đầu tạo tâm thế cho tướng sĩ chuẩn bị nghe những lí lẽ của tác giả.Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?Câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định Câu nghi vấn ở những đoạn văn giữa bài thuyết phục và động viên, khích lệ tướng sĩ.Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?Câu nghi vấn thực hiện hành động khẳng định Câu nghi vấn ở những đoạn văn giữa bài thuyết phục và động viên, khích lệ tướng sĩ.Vì sao vậy? Câu nghi vấn thực hiện hành động giải thích nhằm gây sự chú ý.* Câu nghi vấn ở đoạn cuối khẳng định chỉ có con đường là chiến đấu đến cùng để bảo vệ bờ cõiNếu vậy, rồi đây, sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?Câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định* Câu nghi vấn ở đoạn cuối khẳng định chỉ có con đường là chiến đấu đến cùng để bảo vệ bờ cõiQuân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt […b/ Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, chotoàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.[…] Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.Trả lời: Tất cả các câu trần thuật đều thực hiện hành động cầu khiến, kêu gọi, có tác dụng làm cho quần chúng thấy gần gũi với lãnh tụ, thấy nhiệm vụ mà lãnh tụ giao cho chính là nguyện vọng của mình.Bài 6: Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:-Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việclà em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa [….]. Hay bây giờ em nghĩ thế này….Song anh cho phép em mới dám nói… Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo:- Được, chú mày cứ nói thẳng thừng ra nào.Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…Chưa nghe hết câu , tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:- Hức ! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ ! Chú mày hôi như cúmèo như thế này , ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết! Tôi về, không một chút bận tâm[Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí]Trả lời: Những câu có mục đích cầu khiến:• Dế Choắt: Song anh có cho phép em mới dám nói…- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tối lửa tắt đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…• Dế Mèn:- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.18Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi.Thể hiện quan hệ, tính cách của các nhân vật:Dế Choắt yếu đuối nên lời cầu khiến nhã nhặn, mềm mỏng, khiêm tốn.Dế Mèn ỷ là kẻ mạnh nên giọng điệu ra lệnh, ngạo mạn, hách dịch Bài 7: Trong các cách hỏi đường dưới đây, em nên dùng những cách nào để hỏi người lớn? a/ Bác có biết bưu điện ở đâu không ạ?b/ Bác làm ơn chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu ạ.c/ Bưu điện ở đâu hả bác?d/ Chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu với?e/ Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?Trả lời: Ta nên dùng cách [b] và [e].Bài 8: Trong quán ăn, một người nói với người bên cạnh : “ Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị không ạ?”. Theo em, trong những hành động dưới đây người nghe nên chọn hành động nào.a]Lẳng lặng đưa lọ gia vị cho người kia.b]Trả lời người kia: “ Có chứ ạ. Cái lọ không nặng lắm, đâu mà!”c] Đưa lọ gia vị cho người kia và nói :”Mời anh”.Trả lời: Nên chọn hành động [c]HỘI THOẠII. VAI XÃ HỘI TRONG HỘI THOẠIGhi nhớ: –Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại dối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: +Quan hệ trên-dưới hay ngang hàng[theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội] +Quan hệ thân-sơ[theo mức độ quen biết, thân tình] –Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợpII. LUYỆN TẬPBài tập 1. Hãy tìm những chi tiết trong bài Hịch tướng sĩ thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyềnTL:–Nghiêm khắc: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến tiệc ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy 19việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy biệc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát.–Khoan dung: +Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo vủa ta, thì mới phải đạo thần chủ+Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng taBài tập 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo: -Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước cho tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào… Thế là sung sướng. -Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo: -Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước. -Nói đùa thếm chứ ông giáo để khi khác. [Nam Cao, Lão Hạc]a] Dựa vào đoạn trích và những điều em biết về truyện lão Hạc, hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trênTL:–Về địa vị xã hội: ông giáo thuộc vai trên, lão Hạc thuộc vai dưới–Về tuổi tác: lão Hạc có vị trí cao hơn ông giáob] Tìm những chi tiết trong lời thoại của nhân vật và lời miêu tả của nhà văn cho thấy thái độ vừa kính trọng, vừa thân tình của nhân vật ông giáo đối với lão Hạc.TL:Thái độ kính trọng, thân tình của ông giáo đối với lão Hạc: –Thân tình: ông giáo thưa với lão Hạc bằng lời lẽ nhã nhặn, thân mật, nắm lấy vai lão Hạc, mời lão uống nước, hút thuốc, ăn khoai,…–Kính trọng: gọi lão Hạc là “cụ”, xưng hộ gộp hai người lại “ông con mình”c] Những chi tiết nào trong lời thoại của lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quí trọng vừa thân tình của lão đối với ông giáo? Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc?TL:–Lão Hạc gọi người đối thoại là “ông giáo”, dùng từ “dạy” thay cho từ “nói”–>thể hiện sự kính trọng20Xưng hô gộp hai người là “chúng mình”, các câu nói thân mật như “Nói đùa thế”–>thể hiện sự thân tình–“cười gượng”, “cười đưa đà”, khéo léo từ chối việc ở lại ăn khoai, uống nước với ông giáo–>lão Hạc có nỗi buồn, ý thức được rằng có một khoảng cách giữa mình đối với người đối thoại–>hành động, cử chỉ lão Hạc đối với ông giáo phù hợp với tậm trạng lúc ấy và tính khí khái của lão HạcHỘI THOẠI[tiếp theo]I. LƯỢT LỜI TRONG HỘI THOẠIGhi nhớ: –Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời. –Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác. –Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độII. LUYỆN TẬPBài tập 1. Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ[Ngữ văn 8, tập một, tr.28], em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào?TL:–Chị Dậu: là người “biết người biết ta”: bản lĩnh, nhẫn nhịn, khi cần thiết cũng quyết liệt vùng lên–Anh Dậu: cam chịu, bạc nhược–Cai lệ: hống hách, thô bạo, tàn nhẫn–>không có tình người–Người nhà lí trưởng: tên tay sai có biết đến thân phận của mình nhưng vẫn hùa theo tên cai lệBài tập 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới[SGK]Thoáng thấy mẹ về đến cổng thằng Dần mừng nhẩy chân sáo : - U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ? Có mua được gạo hay không? Sao u lại về không thế? Cái Tý ở trong cửa bếp sa sả mắng ra : - Đã bảo u không có tiền, lại cứ nhằng nhằng nói mãi! Mày tưởng người ta dám bán gạo chịu cho nhà này sao? Thôi! Khoai chín rồi đây, để tôi đổ ra cho ông xơi, ông đừng làm tội u nữa. Rồi nó tất tả bồng em chạy ra trước thềm, đon đả chào mẹ : 21- U đã về ạ! Ông Lý cởi trói cho thầy con chưa hử ủ Cái nón của u làm sao bị rách tan tành thế ấy? Tay u làm sao lại phải buộc rẻ thế kia? Chị Dậu không trả lời. Thơ thẩn, chị đón lấy con bé con và ngồi ghé vào bên mép chõng. Cái Tý xoa đầu cái Tỉu kể lể bằng giọng hú hí : - Cô ả này hôm nay quấy lắm đấy u ạ! U đi khỏi nhà, cô ta cứ ra rả khóc không dứt miệng. Dỗ thế nào cô ta cũng không nín chọ Đặt ngồi xuống phản, cô ta lại níu lấy con và cố đứng lên. Con vừa đèo đẽo cắp cô ta ở sườn, lại vừa hì hục rửa khoai, tra nồi, xin lửa, dóm bếp. Củi thì ướt chẩy ướt nhã, lì lụt mãi vẫn không cháy chọ Thế mà con cũng luộc được chín nồi khoai rồi đấy! U bảo con có ngoan không? Chị Dậu vẫn không nói gì Câu hỏi:a] Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào?TL:Ban đầu, cái Tí hồn nhiên nên nói nhiều, còn chị Dậu thì im lặng. Về sau, cái Tí ít nói hẳn đi còn chị Dậu thì nói nhiều hẳn lênb]Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy có hợp với tâm lí nhân vật không? Vì sao?TL:Tác giả miêu tả cuộc thoại như vậy là rất phù hợp với tâm lí nhân vật, bởi vì:–Cái Tí chưa biết mình bị bán, nó cố tìm ra chuyện để nói cho chị Dậu vui lòng; còn chị Dậu càng thấy con gái hồn nhiên, vô tư bao nhiêu thì chị đau lòng bấy nhiêu nên chỉ im lặng–Về sau cái Tí biết mình bị bán, cái Tí đau đớn tuyệt vọng nên nói ít hẳn đi, còn chị Dậu phải nói nhiều để thuyết phục con Bài tập 3. Dựa vào những điều đã biết về truyện Bức tranh của em gái tôi[Ngữ văn 6, tập hai, tr.30] và vào đoạn trích dưới đây, hãy cho biết sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị điều gì. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ […]. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi: –Con có nhận ra con không? Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh:“Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…22 –Con đã nhận ra con chưa?–Mẹ vẫn hồi hộp. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.”. [Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi]TL:–Lần 1: Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ–Lần 2: Xúc động trước tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái mìnhLỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂUI. NHẬN XÉT CHUNGGhi nhớ: Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói [người viết] cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.II. MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA SẮP XẾP TRẬT TỰ TỪGhi nhớ: Trật tự từ trong câu có thể: –Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm[như thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói,…]. –Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. –Liên kết câu với những câu khác trong văn bản. –Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.III. LUYỆN TẬPGiải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm dưới đây:a] Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. [Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta]TL: Những vị anh hùng dân tộc mà Bác đưa ra làm dẫn chứng cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta được sắp xếp theo lịch sử của các cuộc kháng chiến vĩ đại mà bắt đầu là Hai Bà Trưng…b] Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt23 Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca… [Tố Hữu, Ta đi tới]TL:Đảo trật tự cú pháp nhằm nhấn mạnh niềm vui sướng đang dâng tràn ngập trong lòng. Hò ô tiếng hát–>đảo ngữ rất cần thiết để văn vần với từ “lô” trước đó. Tạo nên âm hưởng lan xa như một câu hò trong sóng nước chói chang của bình minhc] –Ấy cũng may cho cô, vơ vẩn mãi ở ngoài phố thế này mà gặp mật thám hay đội con gái thì khốn. –Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần. [Nguyễn Công Hoan, Ngựa người, người ngựa]TL:Tác giả tạo nên hai vế khá cân xứng. Việc lặp lại “tôi cũng chả sợ” và “tôi cũng chả cần” cho thấy sự hô ứng chặt chẽ của loại câu phủ định hai đối tượng “mật thám” và “đội con gái”LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU[LUYỆN TẬP]Bài tập 1. Trật tự các từ và cụm từ in đậm dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa những hoạt động và trạng thái mà chúng biểu thị như thế nào?a] Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. [Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta]TL:Trật tự từ và cụm từ thể hiện thứ tự của các công việc cần phải làm để cổ vũ, động viên và phát huy tinh thần yêu nướcb] Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa.TL:Thể hiện thứ tự các việc chính, việc phụ hoặc là việc thường xuyên hằng ngày và việc làm thêm trong phiên chợ chínhBài tập 2. Vì sao các cụm từ in đậm dưới đây được đặt ở đầu câu?TL:Các cụm từ in đậm ở bài tập 2 nhằm để liên kết câu với những câu đứng trước cho chặt chẽ hơn24Bài tập 3. Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm dưới đây:a] Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. [Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang]TL: Đảo trật tự thông thường để nhấn mạnh tâm trạng man mác buồnb] Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới Lá ngụy trang reo với gió đèo… [Tố Hữu, Lên Tây Bắc]TL: Đảo trật tự để nhấn mạnh hình ảnh “đẹp”Bài tập 4. Các câu [a] và [b] sau đây có gì khác nhau? Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn bên dưới.a] Tôi thấy một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến vào.b] Tôi thấy trịnh trọng tiến vào một anh Bọ Ngựa Bỗng mấy chú Châu Chấu Ma đang nhảy nhót khoe tài quanh các nàng Cào Cào, vội né giạt về một bên. Rồi trong cửa hàng chợt im tiếng ồn ào. /…/ Người ngợm anh Bọ Ngựa này cũng bình thường thôi, nhưng chưa hiểu sao anh làm ra lối quan dạng đến thế, anh đi cứ chân nhấc từng bước cao ngang đầu dối kiểu bước chân ngỗng, cách thức rất ta đây kẻ giờ và hách dịch. [Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí]Nhận xét: câu [a] không có gì đặc biệt, chỉ để kể về sự xuất hiện của nhân vật câu [b] có cụm C-V làm phụ ngữ có vị ngữ đẩy lên trước, từ trịnh trọng đặt trước động từ “tiến vào”–>nhấn mạnh sự làm bộ, làm tịch của nhân vật=>chọn câu [b] để điền vào chỗ trốngBài tập 5. Dưới đây là đoạn kết bài Cây tre Việt Nam của Thép Mới[ Ngữ văn 6, tập 2, tr.95]. Hãy liệt kê các khả năng sắp xếp trật tự từ trong bộ phận câu in đậm. Đối chiếu đoạn kết với dàn ý của bài văn và cho biết vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như ở đây.25

Video liên quan

Chủ Đề