Những cuốn sách được chuyển thể thành phim

Thể loại dã sử là các tiểu thuyết tái tạo lại một thời kì quá khứ và thường có sử dụng một số nhân vật và sự kiện có thật trong lịch sử. Để được coi là lịch sử, thường thì thời kì được nhắc tới phải cách thời gian tác phẩm được viết từ 5 thập kỉ trở lên. Dưới đây là danh sách 4 tác phẩm được Read Station lựa chọn.

Thể loại dã sử là các tiểu thuyết tái tạo lại một thời kì quá khứ và thường có sử dụng một số nhân vật và sự kiện có thật trong lịch sử. Để được coi là lịch sử, thường thì thời kì được nhắc tới phải cách thời gian tác phẩm được viết từ 5 thập kỉ trở lên. Dưới đây là danh sách 4 tác phẩm được Read Station lựa chọn.

1. Hồi ức của một geisha - Arthur Golden

Một best-seller đầy chất thơ, tiểu thuyết đầu tay xuất sắc này trình bày với tính chân thực mạch lạc và trữ tình tinh tế những lời tự sự của một geisha nổi tiếng nhất của Nhật Bản.

Trong Hồi ức của một Geisha, chúng ta bước vào một thế giới mà vẻ bề ngoài là tối quan trọng; nơi trinh tiết của một cô gái được bán đấu giá cho người trả giá cao nhất; nơi phụ nữ được đào tạo để mê hoặc những người đàn ông mạnh mẽ nhất; và nơi mà tình yêu bị chà đạp như ảo ảnh. Như hình tượng của nhân vật chính, cuốn sách là một tác phẩm độc đáo, lãng mạn, khêu gợi, hồi hộp - và hoàn toàn không thể nào quên.

2. Cuốn theo chiều gió - Margaret Mitchell

Tiểu thuyết dã sử của Margaret Mitchell về tình yêu và chiến tranh giành giải thưởng danh giá Pulitzer và được chuyển thể thành trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại.

Có vô vàn tiểu thuyết đã được viết lấy khung cảnh của cuộc nội chiến bi tráng của nước Mĩ. Điểm khác biệt của Cuốn theo chiều gió là nó không đưa độc giả vào những khu vực chiến trận nảy lửa, tác phẩm phác họa chân dung ly kỳ của từng nhân vật một cách sống động và in sâu trong lòng nhiều thế hệ độc giả.

Margaret Mitchell không chỉ truyền tải một câu chuyện vượt thời gian về sự đấu tranh dưới sự khắc nghiệt của hoàn cảnh, cô cũng tạo ra một trong những cặp đôi nhân vật nổi tiếng nhất kể từ thời Romeo và Juliet.

3. Kẻ trộm sách - Markus Zusak

Lấy bối cảnh Thế chiến II tại Đức, cuốn tiểu thuyết là sự đột phá của Markus Zusak, kể về Liesel Meminger - một cô con gái nuôi sống ở ngoại ô Munich. Liesel thể hiện một sự tồn tại ít ỏi cho mình bằng cách ăn trộm thứ mà cô không thể cưỡng lại - những cuốn sách. Với sự giúp đỡ của người cha nuôi, cô học cách đọc và chia sẻ những cuốn sách với những người bạn của mình cũng như với chàng trai Do Thái phải ẩn náu trong tầng hầm nhà cô.


Đây là một câu chuyện về những cuốn sách nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, kể cả trong thời kì đen tối nhất.

4. Bệnh nhân người Anh - Michael Ondaatje

Tác phẩm là câu chuyện của bốn mảnh đời vào cuối Thế chiến II: Hana, cô y tá mệt mỏi; Caravaggio, tên trộm tàn tật; Kip, chàng đặc công thận trọng; và nhân vật bí ẩn Bệnh nhân người Anh không tên mang những kí ức của niềm đam mê, sự phản bội, và sự cứu vớt le lói thắp sáng trong hành trình của những số phận khác thường.

Đây cũng là tác phẩm với phiên bản điện ảnh thành công nhất khi đã gặt hái tới 9 giải Oscar vào năm 1997. Một tác phẩm không thể bỏ qua.

Trạm đọc [Read Station] tổng hợp 

Mỗi cuốn sách là một hành trình. Từ hành trình ấy sẽ mở ra những hành trình kỳ thú khác. Có thể là xa xôi bát ngát như chuyến đi từ bờ Tây sang bờ Đông. Cũng có thể là hành trình dài vô tận giữa hai trái tim cùng nhịp đập. Đó là cảm nghĩ của tôi khi đọc những cuốn sách từng được chuyển thể sang điện ảnh. Cùng điểm lại top 5 những cuốn sách được chuyển thể thành phim ấy ngay nào!

#1. Gọi em bằng tên anh – Andre Aciman

Gọi em bằng tên anh là một trong những tập sách đặc biệt tôi từng đọc. Càng ngày càng đặc biệt khi đó là tựa sách dành cho thế hệ giới tính thứ ba. Sách được xuất bản năm 2007 và được dựng phim vào thời điểm 10 năm sau. Phim mang tên Call me by your name cùng diễn xuất đầy cảm động của Armie Hammer và Timothee Chamalet.

“Elio.”

“Oliver.”

“Gọi anh bằng tên em và anh sẽ gọi em bằng tên anh.”

Cái tên gọi người tình trong truyện mang tới một ý nghĩa sâu sắc đầy can đảm về vượt qua rào cản trong tình yêu. Sáu tuần nghỉ hè đã minh chứng đầy đủ tiếng gọi thiêng liêng ấy.

Gọi em bằng tên anh được xây nên tổng thể thành một kiệt tác văn chương đến chân-thiện-mỹ. Cuốn sách được đặt trong bối cảnh Oliver đến miền bắc nước Ý nghiên cứu nghệ thuật cùng bố mẹ Elio. Đây là món ăn tinh thần bổ ích dành cho những bạn yêu thích văn hoá nghệ thuật phương Tây. Điển hình như tác phẩm âm nhạc Mozart hoặc các bức tượng điêu khắc thời Phục hưng.

#2. One Day – Jack Nicholls – Sách được chuyển thể thành phim

Năm 2011, bộ phim One Day được công chiếu, được dựng từ bản gốc cuốn sách cùng tên [xuất bản năm 2009]. Cốt truyện sách xoay quanh mốc thời gian 20 năm của Emma và Dexter. Dấu mốc son rơi vào ngày 15/7 – Thánh Swithin. Ngày 15/7 được truyền đạt rằng nếu trời mưa đúng ngày đó thì 40 ngày sau cũng tiếp tục mưa. Nhưng thực tế, sáng hôm sau hửng nắng và chỉ trong 20 năm ngày Thánh thì chỉ có duy nhất một ngày 15/7 mưa rào rào. Theo góc cửa sổ trong tôi, tôi cảm thấy những ngày nắng như là bức tranh phông nền cho hai con người đều có hạnh phúc riêng. Và hai con người đó gặp lại nhau chỉ trong những ngày mưa.

“Dù cho tương lai ra sao, hãy nhớ, chúng ta đều có ngày hôm nay. Và anh luôn nhớ điều đó.”

Người ta thường nói, cái nhẹ nhàng thường là cái buồn sâu lắng nhất. One Day chính là tổng hợp những cái nhẹ nhàng trên. Tưởng chừng không gặp lại được sau bao năm xa cách, nhưng cuối cùng, họ đoàn tụ hạnh phúc. Dẫu vậy, One Day xâu chuỗi bao thăng trầm làm tôi không khỏi rơi lệ khi hành trình đến với nhau rất khó khăn. Không lấy nhau thời trẻ, thì ta cùng sống cho đến khi bạc đầu răng long.

#3. The Great Gatsby – F.Scott Fitzgerald

Baz Luhrmann đã chỉ đạo đoàn làm phim xuất sắc để đưa khán giả đến với The Great Gatsby [2013] mang hơi thở điện ảnh. Bộ phim công phu hoành tráng mĩ lệ là do Fitzgerald nỗ lực sáng tác cuốn sách cùng tên.

“Tôi viết thư. Tôi gọi điện. Tôi cầu nguyện. Nhưng không một người nào ló chân tới đám tang Gatsby.”

Nick Carraway làm điểm sáng ngôi kể thứ nhất trong truyện. Cuốn sách làm tôi thích thú bởi giọng văn nhân vật “tôi” chân thực, nhẹ nhàng, toát lên ưu tư cảm xúc và hình bóng trong gương phản chiếu rõ rệt. Ngôi kể “tôi” làm tôi thấy chút ấm lòng khi tôi chứng kiến tận mắt một xã hội bị tha hoá đạo đức ngay khi đọc phần giới thiệu New York 1922. Nick Carraway là điểm tựa ấm áp giúp tôi thoát khỏi cảm giác bơ vơ, lạc lõng mỗi khi tô đậm từng nét bữa tiệc xa hoa.

Sau khi đọc hết truyện, tôi lại ngắm nhìn khung cảnh từ cửa sổ chung cư và thấy rõ New York hoàng kim ở rất gần mỗi chúng ta. Cảm giác thật thất vọng, phẫn nộ khi con người chỉ nhìn thấy những vẻ ngoài cằn cỗi lẫn nhau. The Great Gatsby là một lựa chọn thích hợp dành cho những bạn muốn am hiểu văn học Mỹ. Đồng thời nó còn chứa đựng những bài học đạo đức nhân văn cho các thế hệ lớp trẻ sau này. 

#4. Carol – Patricia Highsmith – Sách được chuyển thể thành phim

Vào ngày 27/11/2015, tôi bắt đầu biết bộ phim đồng tính nữ Carol được trình chiếu trên màn rạp toàn cầu. Sau thời điểm 2016 tôi cày lại phim, tôi mới biết là phim chuyển thể từ sách The Price Of Salt của Patricia. Ban đầu tưởng gõ tên Carol nhưng không thấy sách để mua đâu, xong rồi thực tế đã mua được. Cuốn sách được xuất bản ở Việt Nam dưới tên Tận đáy cảm xúc. Một số in dưới tên Carol.

“Em không biết là chị cũng yêu em sao?” – Carol hỏi thấm vào lòng người. Câu chuyện kể về mối tình ngang trái giữa hai cô gái Carol và Therese. Và tôi không khỏi mừng rỡ đến hào hứng khi tôi đọc. New York năm 1950 vốn hào nhoáng tráng lệ, cho nên định kiến về tình yêu đồng giới còn nhiều khắt khe. Thay vì chấp nhận rời xa vĩnh viễn, họ chọn yêu lặng thầm. Trải qua bao thăng trầm đổ vỡ, cùng với sự chiến đấu không ngừng, cuối cùng, liệu kết cục hai người sẽ ra sao?

Carol là một bản nhạc “a Christmas carol” nhẹ nhàng, đẹp đẽ dành cho các cô gái. Noel 1950 có hai cô gái bước qua nhau và đi vào, và họ không còn cô đơn nữa. Carol đem tới cho các bạn nữ yêu cùng giới không khỏi bồi hồi đến sung sướng khi cảm giác như hoá thân Therese trong truyện. Đây là một trong số ít cuốn đồng tính nữ được xuất bản tại Việt Nam.

#5. Vào trong hoang dã – Jon Krakauer – Sách hay chuyển thể thành phim nên đọc

Cũng như Carol, tôi nghĩ sách Vào trong hoang dã đã được bán hết không sót cuốn nào. Nhưng thật may mắn khi tôi mua được em ấy ở Shopee, tôi rất hứng khởi lúc đó. Động lực để tôi bắt đầu đọc chính là câu chuyện có thật về chàng thanh niên trẻ tuổi xứ cờ hoa – Christopher McCandless.

“Bạn phải đầu hàng trước mục đích tối cao đó một cách trọn vẹn hơn, cởi mở hơn bạn từng làm trong cuộc sống trước đây với những ngày bình yên quen thuộc trong cuộc sống mà bạn đã từ bỏ và mặc nó trôi đi mãi mãi.”

Jon Krakauer khéo léo ghi lại tài liệu từ Chris để lồng thành một cuốn sách hoàn chỉnh. Qua những dẫn chứng và kết luận từ nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng, Christopher McCandless trở thành đối tượng được nhắc đến như một người bộ hành lập dị. Anh ấy đã đi “vào trong hoang dã” thật rồi! Trong thời gian sống ngắn ngủi đến cái chết, anh đã hoàn thành ước muốn của mình vào những ngày cuối đời còn lại.

Người đọc sẽ phán xét chàng trai trẻ hành động thật điên rồ và dại dột. Như một kẻ điên nhảy nhảy tưng tưng giữa đồi cỏ. Nhưng Vào trong hoang dã thì tôi hướng theo một góc nhìn khác thấu đáo hơn, hợp lý hơn, thực tiễn hơn. Jon Krakauer đã nhấn mạnh ý nghĩa khi sống thực sự với chính mình. Và tôi nhận ra: chúng ta không bao giờ có thể tự do tự tại khi tự mình và bị đám đông áp đặt định kiến quá nhiều.

Vào trong hoang dã được chuyển thể thành phim cùng tên do Sean Penn đạo diễn năm 2007. Đối với đối tượng dễ bị bắt nạt, đây là người bạn tuyệt vời để cùng chung tay khẳng định cá tính của riêng mình. Bạn bị chê là kẻ điên ư? Không sao cả. Vì Chris cũng là kẻ điên như bạn. Một kẻ điên tốt bụng, thật thà.

Năm cuốn sách được chuyển thể thành phim tôi đã đọc trở thành một phần ký ức quan trọng trong quãng đời tôi va chạm với nền tảng tri thức. Bởi mỗi trang sách đều vẽ ra một thế giới kỳ diệu ngay trong chính thế giới chúng ta sống.

Ví dụ như Vào trong hoang dã cho ta thấy có rất nhiều người dám chống lại đám đông bằng cách bơ đi mà sống. Hoặc là Carol hay Gọi em bằng tên anh truyền ngọn lửa bừng mạnh tình yêu cháy bỏng thầm lặng giữa những người cùng giới, bất chấp sự kỳ thị từ xã hội.

Tôi vốn là một đứa trẻ mềm lòng, nhưng khi cầm trên tay những người bạn tri thức này, tôi trở nên cứng rắn hơn bao giờ hết. Tôi tìm thấy trong mình sự đồng cảm với những nhân vật chính và tác giả, đồng cảm sâu rộng hơn nữa với những người ở đời thực. Một ngày nào đó đọc lại, con người tôi vẫn không thay đổi. Chỉ có điều là tôi trưởng thành hơn sau khi tôi đọc chúng.

Mong rằng có những trải nghiệm ngồi đọc đáng nhớ hơn thế.

Video liên quan

Chủ Đề