Những lỗi khi chuyển web từ localhost lên host năm 2024

Sau khi đã thiết kế một website WordPress xong, thì làm cách nào để có thể chuyển nó từ locahost lên hosting theo cách thủ công? Web Khởi Nghiệp sẽ hướng dẫn các bạn cách để thực hiện trong bài viết dưới đây

Nội dung chính:

Chuyển source web từ localhost lên hosting có nhiều cách: Chuyển thủ công hoặc sử dụng phần mềm hỗ trợ Duplicator để chuyển. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện chuyển hosting bằng thủ công; việc thực hiện thủ công sẽ giúp bạn có thể làm quen được với những thao tác cơ bản trong việc quản trị website được thiết kế bằng WordPress.

Một số lưu ý trước khi thực hiện chuyển host

Trước khi thực hiện chuyển bạn cần phải:

Tắt hết các plugin có liên quan đến việc tạo cache: WP Rocket, W3 Total Cache… và xóa chúng đi. Những plugin này bạn hoàn toàn có thể cài đặt lại sau khi bạn đã chuyển web xong.

Bạn cần đảm bảo tên miền phải được trỏ về host. Đây là một lưu ý vô cùng quan trọng; tuy nhiên, đa số các trường hợp khi mói thực hiện đều quên bước này.

Các dữ liệu mẫu ở website của bạn không nên quá nhiều, hoặc có quá nhiều plugin, vì như thế sẽ dễ làm website của bạn bị lỗi khi bạn chuyển hosting đấy.

Các bước chuyển website từ localhost lên hosting

Thực hiện nén toàn bộ thư mục wordpress ở localhost thành file .zip

Nếu bạn sử dụng XAMPP để làm localhost thì bạn truy cập vào thư mục website của bạn với đường dẫn C:\XAMPP\htdocs\thư mục website của bạn. Sau đấy bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl+A để chọn toàn bộ file hiện có trong thư mục website của bạn -> nhấn chuột phải -> Send to -> Compressed [zip] để tiến hành nén toàn bộ dữ liệu lại thành file .zip

Bạn có thể đổi tên file .zip vừa tạo hoặc để tên mặc định nếu bạn có thể tìm được nó trong đống dữ liệu của bạn

Tiến hành upload và giải nén trên host

Trước khi thực hiện upload source web lên host bạn cần truy cập vào host, xóa hết các thư mục tập tin không cần thiết có trong thư mục public_html nhé.

Bạn tiến hành tải file .zip ở bước 1 lên host, sau đấy thực hiện giải nén/Extract file .zip đó ra

Lúc này các file và tập tin có trong thư mục public_html của bạn sẽ giống như vầy.

Tiến hành xuất database [cơ sở dữ liệu] ở localhost ra

Trên host bạn thực hiện tạo một cơ sở dữ liệu – database để sử dụng cho trang web của bạn. Cách tạo database thế nào thì còn phải tùy vòa host bạn sử dụng là của Cpanel hay Direct Admin mà sẽ có cách tạo khác nhau. Nhìn chung bạn chỉ cần tìm đến mục my sql managerment, sau đó bấm tạo mới user, database là hoàn thành.

Tiếp theo, bạn xuất database ở localhost ra bằng cách truy cập vào đường dẫn //localhost/phpMyAdmin hoặc //localhost/phpmyadmin, chọn database mà bạn đã cài WordPress lên đó.

Sau đó bạn chọn tab Export và nhấn Go để tiến hành xuất dữ liệu

Bạn sẽ nhận được một tập tin có phần mở rộng .sql, tập tin đó chính là tập tin chứa toàn bộ database website của bạn.

Upload database vào host

Để upload database vào host, bạn cần truy cập vào Control panel của host sau đấy tìm đến phpMyAdmin

Sau đấy bạn chọn database mà bạn mới tạo – database này phải đảm bảo là database mới hoàn toàn

Tiếp theo bạn chọn tab Import, sau đó chọn Choose Flie để up file .sql trước đó của bạn lên, sau đấy nhấn Go để tiến hành upload

Nếu thông báo như hình dưới thì chúc mừng bạn, bạn đã upload data thành công

Chỉnh sửa tập tin cấu hình WordPress

Chỉnh sửa tập tin cấu hình là điều rất cần thiết, vì những thông tin cấu hình web ở localhost của bạn sẽ khác hoàn toàn so với những cấu hình trên host. Vì vậy bạn cần phải chỉnh lại các cấu hình đó khớp với thông tin trên host thì website mới có thể vận hành được.

Bạn truy cập vào thư mục chứa mã nguồn của website trên host, sau đấy tìm đến file có tên là wp-config.php và mở nó lên.

Bạn cứ bấm OK nếu nó có hỏi gì. Sau đấy bạn chèn đoạn mã phía dưới vào bên dưới

Chủ Đề