Nihe đánh giá an toàn sinh học

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản [JICA], Viện các bệnh truyền nhiễm Nhật Bản [NIID], Viện Y học Nhiệt đới [ITM], Đại học Nagasaki, và Tổ chức Y tế thế giới [WHO] mở đường cho xét nghiệm bệnh do vi rút Ebola tại Việt Nam.

Một nhóm gồm bảy cán bộ nghiên cứu trong phòng xét nghiệm ở Việt Nam đã được đào tạo về xét nghiệm vi rút Ebola như là một phần trong nỗ lực không ngừng của chính phủ Việt Nam và các đối tác quốc tế nhằm chuẩn bị cho khả năng bệnh do vi rút Ebola có thể xuất hiện tại Việt Nam.

"Khóa đào tạo rất hữu ích, toàn diện và người hướng dẫn rất am hiểu", bà Lê Thị Thanh nói. Bà Thanh làm việc cho Khoa Vi rút của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương [NIHE/VSDTTƯ] và là một trong bảy cán bộ nghiên cứu trong phòng xét nghiệm đã tham gia đào tạo. Ngoài bà Thanh còn có các cán bộ nghiên cứu trong phòng xét nghiệm của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia khóa đào tạo này tại Hà Nội.

Năng lực chẩn đoán phòng xét nghiệm đứng ở vị trí trung tâm của việc giám sát và đáp ứng với các bệnh mới nổ

ông Jeffery Kobza, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam

Cho đến nay, các nhân viên phòng xét nghiệm tại Việt Nam vẫn chưa được đào tạo để xét nghiệm ca nhiễm vi rút Ebola. Mặc dù nguy cơ vi rút lây lan sang Việt Nam hiện nay là thấp, Bản đồ Lộ trình về Ebola của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] khuyến cáo tất cả các nước, trong đó có Việt Nam, tăng cường chuẩn bị sẵn sàng để phát hiện nhanh và đáp ứng với ca bệnh do vi rút Ebola.

Khóa đào tạo kéo dài một tuần đã bao gồm nhiều hơn là chỉ đơn giản xét nghiệm mẫu bệnh phẩm do vi rút Ebola. Bà Thanh và các đồng nghiệp của mình cũng được hướng dẫn cách xử lý các mẫu bệnh phẩm của các ca nghi nhiễm Ebola như cách bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm, và quan trọng nhất là cách tự bảo vệ mình khi xử lý mẫu. Vận chuyển an toàn các mẫu bệnh phẩm tới các phòng xét nghiệm chuẩn thức của Tổ chức Y tế Thế giới đế xác nhận lại kết quả xét nghiệm ban đầu cũng rất quan trọng.

Khóa đào tạo là kết quả của sự hợp tác lâu dài giữa Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản [JICA], Viện Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm của Nhật Bản [NIID], Đại học Nagasaki, và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương [NIHE]. Theo dự án JICA-NIHE, một phòng xét nghiệm an toàn sinh học Cấp độ 3 đã được xây dựng giúp xét nghiệm và chẩn đoán mẫu bệnh phẩm bệnh do vi rút Ebola trong một môi trường an toàn.

An toàn sinh học Cấp độ 3 hay phòng xét nghiệm ngăn chặn dịch được thiết kế đặc biệt để làm việc với các tác nhân gây bệnh có nguy cơ cao. Một số tính năng bao gồm kiểm soát việc vào phòng xét nghiệm, định hướng luồng không khí, sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân đặc biệt và tủ an toàn sinh học. Ngoài ra, dự án còn cung cấp một khóa đào tạo về phòng xét nghiệm đối với bệnh do vi rút Ebola tại Viện Y học Nhiệt đới, Đại học Nagasaki [NEKKEN].

"Khi Bộ Y tế và WHO tiếp cận chúng tôi về việc tạo điều kiện cho việc xét nghiệm bệnh do vi rút Ebola tại Việt Nam, chúng tôi, ngay lập tức, hưởng ứng một cách tích cực ", tiến sĩ Masashi Tatsumi, Cố vấn trưởng của dự án JICA-NIHE cho biết. "Đó là niềm vinh dự của chúng tôi nhằm nâng cao năng lực phòng xét nghiệm tại Việt Nam."

Tiến sĩ Shuetsu Fukushi, chuyên gia về vi rút Ebola của NIID và là giảng viên của khóa học, rất ấn tượng với công việc của các cán bộ nghiên cứu Việt Nam: "Họ rất khéo léo và ham học hỏi. Được làm việc với họ là một phần thưởng."

WHO đã và đang làm việc về tăng cường năng lực phòng xét nghiệm đối với các bệnh truyền nhiễm trong khuôn khổ Chiến lược châu Á Thái Bình Dương đối với các bệnh mới nổi - APSED [2010]. Việc tăng cường năng lực phòng xét nghiệm này sẽ được chứng minh là một sự đầu tư có giá trị khi năng lực cho các bệnh mới nổi như Ebola cần phải được thiết lập.

"Năng lực chẩn đoán phòng xét nghiệm đứng ở vị trí trung tâm của việc giám sát và đáp ứng với các bệnh mới nổi. Các cán bộ xét nghiệm cần phải được đào tạo thích hợp và có môi trường thích hợp để làm việc một cách an toàn. Công việc của họ là tuyệt đối quan trọng. WHO có một mạng lưới vững chắc các đối tác như là JICA và nỗ lực chung này đề cao cam kết mạnh mẽ để đáp ứng ở cấp quốc gia đối với mối đe dọa toàn cầu về Ebola." ông Jeffery Kobza, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cho biết.

Ngoài việc phát triển năng lực chẩn đoán phòng xét nghiệm, Chính phủ Việt Nam gần đây đã tham gia trong một buổi diễn tập về Ebola do Văn phòng WHO khu vực Tây Thái Bình Dương tổ chức. Việt Nam cũng tiến hành các cuộc họp đánh giá nguy cơ thường xuyên và liên tục giám sát tình hình toàn cầu tại Trung tâm Điều hành Khẩn cấp của mình, làm nổi bật cam kết vững chắc của quốc gia trong việc chuẩn bị và đáp ứng với bất kỳ ca bệnh Ebola nào có thể có ở trong nước.

Bạn có thắc mắc về bệnh do vi rút Ebola? Vui lòng xem thêm tại danh sách đầy đủ các câu hỏi và trả lời về bệnh do vi rút Ebola và dịch Ebola hiện nay tại Tây Phi.

Cố bao nhiêu cấp độ an toàn sinh học?

Cơ sở xét nghiệm cũng được phân loại theo 4 cấp độ an toàn sinh học: cấp I; cấp II; cấp III; cấp IV. Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ quy định danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp với kỹ thuật xét nghiệm.

Tại sao phải an toàn sinh học?

An toàn sinh học sẽ nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường không bị vô tình tiếp xúc với các tác nhân sinh học, trong khi đó an ninh sinh học giúp ngăn ngừa việc sử dụng sai mục đích mầm bệnh, chất độc hay bất kỳ vật liệu sinh học nào khác.

Thực hiện an toàn sinh học phòng xét nghiệm là gì?

An toàn sinh học [ATSH] phòng xét nghiệm [PXN] là việc thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ các tác động có hại có thể phát sinh từ phòng xét nghiệm hoặc quá trình vận chuyển tác nhân gây bệnh đến người làm xét nghiệm, cộng đồng và môi trường.

An ninh sinh học là gì?

An toàn sinh học và an ninh sinh học An toàn sinh học là ngăn chặn mầm bệnh tránh khỏi con người; An ninh sinh học là ngăn cản kẻ xấu phát tán mầm bệnh.

Chủ Đề