Nói về tập tính của thằn lằn bóng đuôi dài có bao nhiêu phát biểu đúng

Đáp án chính xác nhất của Top lời giảicho câu hỏi trắc nghiệm: “Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về Thằn lằn là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo môn Sinh học 7.

Trắc nghiệm: Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?

A. Không có mi mắt thứ ba.

B. Không có đuôi.

C. Da khô, có vảy sừng bao bọc.

D. Vành tai lớn

Trả lời:

Đáp án đúng:C. Da khô, có vảy sừng bao bọc.

Phát biểu đúng về thằn lằn bóng đuôi dài làda khô, có vảy sừng bao bọc.

Kiến thức mở rộng về Thằn lằn

1. Thằn lằn bóng đuôi dài là gì?

Thằn lằn bóng đuôi dài[danh pháp hai phần:Eutropis longicaudata] là một loàithằn lằntrong họScincidae.Loài này được tìm thấy ở namTrung Quốc,Hồng Kông,Đài Loan,Lào,Việt Nam,Thái Lan,CampuchiavàBán đảo Malaysia. Loài này được Hallowell mô tả khoa học đầu tiên năm 1857. Một số quần thể đã được phát hiện có biểu hiệncon đực chăm sóc conđể phản ứng lại sự săn mồi của rắn ăn trứng.

2. Đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài

Thằn lằn bóng đuôi dài, ưa sống ở những nơi khô ráo và thích phơi nắng, có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất. Chúng bắt mồi về ban ngày, chủ yếu là sâu bọ. Chúng thở bằng phổi. Trú đông trong các hang đất khô. Thằn lằn bóng đuôi dài vẫn còn là động vật biến nhiệt.

Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối. Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng của thằn lằn cái. Thằn lằn cái đẻ từ 5 - 10 trứng vào các hốc đất khô ráo. Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng. Thằn lằn mới nở đã biết đi tìm mồi [sự phát triển trực tiếp].

3. Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài

- Da khô, có vảy sừng bao bọc => giảm sự thoát hơi nước.

- Cổ dài => phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.

- Mắt có mi cử động, có nước mắt => bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.

- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu => bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.

- Thân, đuôi dài => động lực chính của sự di chuyển.

- Bàn chân có 5 ngón có vuốt => tham gia di chuyển trên cạn.

4. Bộ xương của thằn lằn

- Xương đầu.

- Có 8 đốt sống cổ linh hoạt.

- Cột sống có các xương sườn khớp với nhau tạo thành lồng ngực.

- Xương chi: Gồm các xương đai và xương chi

- Đốt sống đuôi dài.

5. Cơ quan dinh dưỡng của thằn lằn

a. Tiêu hóa

Các cơ quan trong hệ tiêu hóa của thằn lằn có những thay đổi:

Ống tiêu hóa đã phân hóa rõ, ruột già chứa phân đặc do có khả năng hấp thu lại nước.

b. Tuân hoàn - Hô hấp

Thằn lằn có 2 vòng tuần hoàn, song tâm thất có 1 vách hụt ngăn tạm thời tâm thất thành 2 nữa nên máu ít bị pha hơn.

Sống hoàn toàn trên cạn nên phổi là cơ quan hô hấp duy nhất của thằn lằn. Phổi thằn lằn có cấu tạo phức tạp, có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.

Sự thông khí ở phổi [hít, thở] là nhờ sự xuất hiện của các cơ liên sườn. Khi các cơ này co đã làm thay đổi thể tích cùa lồng ngực.

Cấu tạo của hệ tuần hoàn và hô hấp như vây phù hợp hơn với hoạt động đòi hỏi cung cấp nhiều năng lượng khi di chuyển trên cạn, nhưng còn chưa hoàn thiện nên thằn lằn vẫn là động vật biến nhiệt.

6. Di chuyển của thằn lằn bóng đuôi dài

- Các bộ phận tham gia di chuyển là: thân, đuôi uốn sang trái.

- Khi di chuyển sang phải:

+ Thân uốn sang phải, đuôi uốn sang trái.

+ Chi trước bên phải cố định, chi sau bên trái di chuyển.

+ Chi trước bên trái cố định, chi sau bên phải chuyển lên phía trước.

- Khi di chuyển sang trái thì ngược lại.

Khi di chuyển thân và đuôi thằn lằn tì sát vào đất, uốn mình liên tục với sự hỗ trợ của chi trước và sau có vuốt con vật tiến lên phía trước.

7. Ếch đồng

Ếch đồng[Hoplobatrachus rugulosus] là một loàiếchtrong họDicroglossidae. Nó được tìm thấy ởCampuchia,Trung Quốc,Hồng Kông,Lào,Ma Cao,Malaysia,Myanmar,Philippines,Đài Loan,Thái LanvàViệt Nam.Môi trường sốngtự nhiên của nó làđầm lầynước ngọt, đầm lầy nước ngọt ngắt quãng,đất nông nghiệp, đất đồng cỏ, vườn nông thôn,vùng đô thị,ao, đầm nuôi trồng thủy sản, đào lộ thiên, đất tưới tiêu, đất nông nghiệp bị ngập lụt theo mùa, kênh và mương. Chúng sinh sản vào mùa xuân đến đầu mùa hè.

8. So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng

Đặc điểm đời sống

Thằn lằn bóng đuôi dài

Ếch đồng

Nơi sống Khô ráo Ẩm ướt
Thời gian hoạt động Ban ngày Chập tối hoặc ban đêm
Tập tính Trú đông Trong hốc đất khô ráo Trong hốc đất ẩm bên vực nước
Lối sống Thường phơi nắng Thường ở nơi tối, bóng râm
Sinh sản

-Thụ tinh trong.

- Đẻ ít trứng, trứng phát triển trực tiếp thành con.

- Thụ tinh ngoài.

- Đẻ nhiều trứng, trứng thành nòng nọc phát triển qua biến thái.

9. Đặc điểm sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài tiến hóa hơn ếch đồng

- Quá trình sinh sản không còn phụ thuộc vào môi trường nước.

- Thụ tinh trong, đẻ ít trứng.

- Trứng có vỏ dai bảo vệ và giàu noãn hoàng.

- Phát triển trực tiếp không qua biến thái.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
  • Giải Sinh Học Lớp 7
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7

Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 38 trang 124: So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng.

Trả lời:

– Ếch đồng sống ở nới ẩm ướt hoặc ở nước, tránh ánh sáng mặt trời, hoạt động chủ yếu ban đêm.

– Thằn lằn bóng đuôi dài sống ở nơi khô ráo, ưa phơi nắng, hoạt động ban ngày.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 38 trang 125: – Quan sát hình 38.1, lựa chọn những câu trả lời thích hợp để điền vào bảng sau:

Bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn

STT Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi
1 Da khô, có vảy sừng bao bọc
2 Có cổ dài
3 Mắt có mi cử động, có nước mắt
4 Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu
5 Thân dài, đuôi rất dài
6 Bàn chân có năm ngón có vuốt

Những câu lựa chọn

A. Tham gia di chuyển trên cạn; B. Động lực chính của di chuyển; C. Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ; D. Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô; E. Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng; G. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.

– Thảo luận nhóm: Dựa vào 6 đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng nêu ở bảng trên, hãy so sánh với đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng để thấy thằn lằn bóng thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn.

Trả lời:

STT Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi
1 Da khô, có vảy sừng bao bọc G
2 Có cổ dài E
3 Mắt có mi cử động, có nước mắt D
4 Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu C
5 Thân dài, đuôi rất dài B
6 Bàn chân có năm ngón có vuốt A

– So sánh với ếch đồng:

Thằn lằn bóng đuôi dài Ếch đồng
Da khô, có vảy sừng bao bọc Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí
Có cổ dài Cổ rất ngắn
Mắt có mi cử động, có nước mắt Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng.
Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu Tai có màng nhĩ
Thân dài, đuôi rất dài Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.
Bàn chân có năm ngón có vuốt

Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt

Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón [giống chân vịt]

Câu 1 trang 126 Sinh học 7: Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng.

Trả lời:

– Da khô, có vảy sừng bao bọc → tránh bốc hơi nước

– Cổ dài → phát huy vai trò các giác quan trên đầu

– Mắt có mi cử động, có nước mắt → tránh khô mắt

– Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu → nghe được trên cạn

– Thân dài, đuôi rất dài → giúp di chuyển trên cạn

– Bàn chân có năm ngón có vuốt → bám vào đất khi di chuyển.

Câu 2 trang 126 Sinh học 7: Miêu tả thứ tự các động tác của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển, ứng với thứ tự cử động của chi trước và chi sau. Xác định vai trò của thân và đuôi.

Trả lời:

– Thứ tự động tác:

+ Bước 1: chi trước bên phải và chi sau bên trái chạm vào đất, đuôi uốn về bên phải.

+ Bước 2: chi trước bên trái và chi sau bên phải chạm vào đất, đuôi uốn về bên trái.

=> Tóm lại, chi trước và chi sau kết hợp bên trái ngược nhau, đuôi uốn về cùng phía với chi trước.

– Vai trò của thân và đuôi: thân co, duỗi và sự uốn cong của đuôi giúp thằn lằn đẩy về phía trước.

Video liên quan

Chủ Đề