Non sông gấm vóc nghĩa là gì năm 2024

Sinh thời, Hồ Chủ tịch luôn quan tâm và đánh giá cao vị trí, vai trò của phụ nữ trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Ngày 8/3/1952, trong thư gửi phụ nữ Việt Nam nhân dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Ngày Quốc tế Phụ nữ, Người nhấn mạnh: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.

Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nữ đại biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, tháng 9 năm 1960

Trong mọi thời đại, phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng trong gia đình cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Trong gia đình, phụ nữ là người giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các mối quan hệ và tổ chức cuộc sống gia đình; là người vun đắp hạnh phúc, người duy trì và phát triển những giá trị văn hóa gia đình, giữ gìn bản sắc dân tộc.

Đối với xã hội, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. Vị trí của người phụ nữ ngày càng được khẳng định rõ nét trong xã hội hiện đại.

Chính vì vậy, trong thư gửi phụ nữ Việt Nam nhân dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/1952, Người nhấn mạnh: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.

Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trân trọng tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong thời kỳ kháng chiến và “Trung hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng” trong thời kỳ đổi mới. Đó không chỉ là sự khích lệ, động viên, mà còn là ghi nhận vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam.

Nhiều người thắc mắc Giải thích ý nghĩa non sông gấm vóc là gì? Bài viết hôm nay chiêm bao 69 sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

  • ý nghĩa học rộng tài cao là gì?
  • ý nghĩa mặt hoa da phấn là gì?
  • ý nghĩa gan như cóc tía là gì?

Giải thích ý nghĩa non sông gấm vóc là gì?

Ý nghĩa non sông gấm vóc:

  • Non sông có nghĩa là ám chỉ núi non trùng trùng điệp điệp.
  • Gấm vóc có nghĩa là ám chỉ sự quý giá – đẹp đẽ.

Non sông gấm vóc nghĩa là gì năm 2024

Giải thích ý nghĩa non sông gấm vóc là gì?

Non sông gấm vóc có nghĩa là ám chỉ núi non của tổ quốc – đất nước nào đó đẹp như là gấm góc – lụa là vô cùng đẹp đẽ và tươi mới. Cha ông ta từ xưa đã coi trọng núi non của đất nước, với những đất nước – quốc gia muốn xâm lược thì không thể nể nang gì mà nhường đi 1 tấc đất cho ngoại xâm được.

Đồng nghĩa – Trái nghĩa non sông gấm vóc:

  • Núi non trùng điệp.
  • non sông nước biếc như tranh họa đồ.

Qua bài viết Giải thích ý nghĩa non sông gấm vóc là gì? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Cách đây tròn 71 năm, ngày 8-3-1952, trong thư gửi phụ nữ Việt Nam nhân dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Ngày Quốc tế Phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Khắc ghi lời dạy của Người, các thế hệ phụ nữ Việt Namđã, đang và sẽ mang muôn vàn vẻ đẹp để đắp đổi và dựng xây nên thế giới tươi đẹp như ta đang sống!

Non sông gấm vóc nghĩa là gì năm 2024

Bác Hồ với đại biểu dự Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ III, tháng 3 năm 1961. (Nguồn: bqllang.gov.vn)

Tiến bộ xã hội là “chìa khóa” cho sự bình quyền

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 là ngày của niềm hân hoan và rạng rỡ. Song, ngược về khởi nguồn của nó mới biết, để có một ngày lễ dành cho phụ nữ trên toàn thế giới, có không ít cuộc tranh đấu đã nổ ra để giành quyền sống, quyền lao động, quyền hưởng thụ, quyền lên tiếng… của phụ nữ tại nhiều quốc gia. Vậy nên, Ngày Quốc tế Phụ nữ, về bản chất, đó là ngày đoàn kết phụ nữ để tranh đấu và bảo vệ quyền được sống, được lao động, được thụ hưởng, được yêu thương, được đồng cảm, được bảo vệ… của mọi phụ nữ trên hành tinh này. Đồng thời, cũng là ngày để khẳng định bản lĩnh, tài năng, trí tuệ, giá trị, nhân phẩm… của phụ nữ trên hành trình tranh đấu cho hòa bình, công bằng, tiến bộ xã hội và hơn hết, trước hết, là cho quyền được hưởng hạnh phúc của phụ nữ và trẻ em gái.

Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày để khẳng định vị thế của người phụ nữ. Nhưng nếu đã là một nửa làm nên thế giới hoàn chỉnh, vậy thì vì sao chỉ có phụ nữ phải đấu tranh cho những quyền cơ bản mà lẽ ra mỗi con người - có thể xác và tâm hồn - đều xứng đáng được hưởng? Vì sao, trải qua hàng ngàn năm, dưới nhiều chế độ xã hội khác nhau, mà cuộc tranh đấu để giải phóng phụ nữ khỏi những “xiềng xích” của hủ tục lạc hậu; của tư tưởng trọng nam khinh nữ; của vấn nạn bạo lực gia đình; của sự bất công trong phân công lao động xã hội, tiền lương, tiền công; của sự “lép vế” trong bộ máy lãnh đạo…. vẫn đang và còn tiếp diễn? Câu trả lời đã có, thậm chí đã được cụ thể hóa bằng luật. Song, để những luật có liên quan đến phụ nữ và các quyền của họ được thực thi trong cuộc sống thì vẫn còn là một câu chuyện dài. Đặc biệt là với các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam.

Điều này đã sớm được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến trong bài viết “Nam nữ bình quyền”. Người đã dành cả cuộc đời để tranh đấu cho quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc cho Nhân dân và dân tộc Việt Nam, bởi vậy Bác thấu hiểu hơn ai hết sự “bất lực” của người phụ nữ trước vô vàn trói buộc của định kiến xã hội, định kiến về giới... Cho nên, trong bài viết “Nam nữ bình quyền”, Người đã chỉ ra đây là “một cuộc cách mạng khá to và khó”. Bởi vì “trọng trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội”. Hơn thế nữa, đó còn là cuộc cách mạng “không thể dùng vũ lực mà tranh đấu”; mà “vũ lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật. Phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến toàn dân”. Đồng thời, Người khẳng định, dù to và khó nhưng cuộc cách mạng này nhất định thành công.

Như vậy là, chìa khóa cho sự bình đẳng nam - nữ như Bác đã chỉ rõ, đó là sự tiến bộ toàn diện và sự thay đổi từ trong gốc rễ nhận thức của mỗi người. Đây cũng là sự định hướng để Đảng, Nhà nước ta xây dựng và thực thi các chính sách liên quan đến phụ nữ như bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình…; hoặc gắn với quyền lợi của phụ nữ lao động - việc làm, tiền lương - tiền công… Đồng thời, tháo gỡ các nút thắt, hay tình trạng “bó chân” trong cái vòng luẩn quẩn mang tên “thực thi quyền bình đẳng nam - nữ” hiện nay. Đặc biệt là xác định và khẳng định được vai trò to lớn, quan trọng của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, nhất là sự tham gia của phụ nữ trong bộ máy lãnh đạo…

Phụ nữ Việt Nam xứng đáng là con cháu Hai Bà Trưng!

Như một lẽ tất yếu, rằng một vấn đề luôn có tính 2 mặt. Thực tế, cuộc đấu tranh để giải phóng phụ nữ khỏi mọi sự trói buộc vẫn còn nhiều thách thức. Song cùng với đó, hành trình để tìm lại hay khẳng định vị thế, vai trò của phụ nữ nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng, đã có những bước tiến đáng kể.

Với tinh thần ấy, khi “soi” vào vị thế, phẩm giá và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, ta không khỏi tự hào khi từ xa xưa trong lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã có vô vàn tấm gương ngời sáng về tài thao lược, trí dũng hơn người, tinh thần quả cảm, dám vượt qua những “hào sâu” về định kiến giới, để không chỉ khẳng định giá trị và tài năng, mà còn làm rạng danh sử sách như Hai Bà Trưng, Bà Triệu… Còn trong thời đại ngày nay, ta có những tấm gương lớn như nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, nữ tướng Nguyễn Thị Định… Đặc biệt, nhắc đến phụ nữ Việt Nam, không thể không nhắc đến câu nói của Bác Hồ, rằng “Hai Bà Trưng để lại cho phụ nữ Việt Nam một truyền thống vẻ vang là dũng cảm kháng chiến (… ) Phụ nữ Việt Nam đã xứng đáng là con cháu Hai Bà Trưng và là lực lượng trong Quốc tế phụ nữ”. Đặc biệt, Người nhấn mạnh: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”! Câu nói của Bác cũng chính là lời khẳng định nhất quán về vị thế và vai trò của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình dựng xây, bảo vệ và phát triển đất nước Việt Nam, từ xa xưa trong lịch sử cho đến thời đại ngày nay.

Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày dành để tôn vinh vẻ đẹp và phẩm giá của người phụ nữ. Bởi vì, chỉ khi cái đẹp được tôn vinh, hay “tình yêu cái đẹp trở thành phần cốt lõi của một nhân tính khỏe mạnh”, thì khi ấy thế giới này mới được vun đắp bằng tình yêu thương, lòng nhân ái, tinh thần nhân văn và tính nhân bản - “tất cả trong con người, tất cả vì con người”!

Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ là của ai?

Đó là lời dạy của Bác Hồ trong thư gửi phụ nữ Việt Nam (PNVN) nhân dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Ngày Quốc tế Phụ nữ ngày 8.3.1952.

Non sông có nghĩa là gì?

Danh từ Đất nước. Non sông tươi đẹp.

Gấm là từ loại gì?

Danh từ Thứ hàng dệt, nhiều sắc, có hình hoa lá.

Lúa là nghĩa là gì?

Lụa là một loại vải mịn, mỏng được dệt bằng tơ. Loại lụa tốt nhất được dệt từ tơ tằm. Người ta nuôi tằm (Bombyx mori), lấy tơ xe sợi dệt thành lụa. Đây là một nghề có từ rất lâu đời và có nguồn gốc từ Trung Quốc.