Nộp báo cáo kiểm toán cho cơ quan thuế năm 2024

Sau khi kết thúc năm tài chính, các nơi nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán mà doanh nghiệp cần phải lưu ý gồm cơ quan nào. Bài viết sẽ giới thiệu đến doanh nghiệp các thông tin chi tiết về nội dung này.

Mục đích của việc lập và trình bày Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

  1. Tài sản;
  1. Nợ phải trả;
  1. Vốn chủ sở hữu;
  1. Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;

đ] Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;

  1. Các luồng tiền.

Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính.

Các nơi nộp Báo cáo tài chính

Theo Điều 110, Thông tư 200/2014 hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp quy định về nơi nhận Báo cáo tài chính như sau:

Các loại doanh nghiệp Kỳ lập báo cáoNơi nhận báo cáo [nơi doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính]Cơ quan tài chính Cơ quan thuế Cơ quan thống kêDN cấp trên Cơ quan đăng ký kinh doanhDoanh nghiệp Nhà nướcQuý, nămxxxxxDoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiNămxxxxxCác loại doanh nghiệp khácNăm xxxx

  1. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và nộp Báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính [Cục Tài chính doanh nghiệp].

– Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính [Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm].

– Các công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng phải nộp Báo cáo tài chính cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

  1. Các doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính [Tổng cục Thuế].
  2. Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp Báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.
  3. Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán Báo cáo tài chính thì phải kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào Báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.
  4. Cơ quan tài chính mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] phải nộp Báo cáo tài chính là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.
  5. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, ngoài các cơ quan nơi doanh nghiệp phải nộp Báo cáo tài chính theo quy định trên, doanh nghiệp còn phải nộp Báo cáo tài chính cho các cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu theo Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
  6. Các doanh nghiệp [kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài] có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính

Theo Điểm a, Khoản 2, Điều 44, Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ban hành ngày 13 tháng 6 năm 2019 quy định:

“2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:

Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;”

Theo đó, thời hạn nộp báo cáo tài chính chậm nhất sẽ là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Doanh nghiệp lưu ý để thực hiện nộp báo cáo tài chính tại các nơi này theo đúng quy định hiện hành.

Những vấn đề liên quan đến nơi nộp báo cáo tài chính đã được EXPERTIS tóm tắt và giới thiệu đến doanh nghiệp. Ngoài các nội dung trên, nếu có vấn đề khác mà quý doanh nghiệp chưa được giải đáp, vui lòng liên hệ với Bộ phận Tư vấn của EXPERTIS để được hỗ trợ sớm nhất.

Chủ Đề