Ở cấp địa phương dưới triều Ngô, người đứng đầu các châu được gọi là gì

Mục lục

  • 1 Thời Nam Việt - Lưỡng Hán [208 TCN - 220]
  • 2 Thời Tam Quốc - Lưỡng Tấn [220 - 420]
  • 3 Thời Nam Triều [420 - 589]
  • 4 Thời Tùy Đường Ngũ Đại [589 - 938]
  • 5 Thời Minh [1406 - 1427]
  • 6 Danh sách tướng lĩnh tham chiến các thời: Tống - Nguyên - Thanh
    • 6.1 Nhà Tống [980-981] và [1075-1077]
    • 6.2 Đế quốc Mông Cổ [1258] và nhà Nguyên [1282-1288]
    • 6.3 Nhà Thanh [1788-1789]
  • 7 Xem thêm
  • 8 Tham khảo
  • 9 Thư mục
    • 9.1 Thư tịch Trung Quốc
    • 9.2 Thư tịch Việt Nam
  • 10 Liên kết ngoài

Mục lục

  • 1 Bối cảnh
  • 2 Triều vua Ngô Quyền
  • 3 Tranh chấp trong cung đình
  • 4 Loạn lạc
  • 5 Hành chính
  • 6 Ngoại giao
  • 7 Xem thêm
  • 8 Chú thích
  • 9 Tham khảo

Bối cảnhSửa đổi

Sau khi tiêu diệt nhà Tùy, nhà Đường tiếp tục sửa sang chế độ hành chính và sự phân chia châu quận, tiếp tục cai trị An Nam. Cho đến giữa thế kỷ IX, nhà Đường có biến loạn; một hào trưởng người Hồng Châu là Khúc Thừa Dụ, năm 905 nổi lên. Khúc Thừa Dụ đánh đuổi quan lại và binh lính nhà Đường, chiếm giữ phủ thành, xưng Tiết độ sứ, năm 906, nhà Đường phải công nhận. Năm sau, nhà Đường mất.

Trong lúc họ Khúc đang tìm cách xây dựng chính quyền tự chủ ở An Nam, ở miền Nam Trung Quốc, Tiết độ sứ Quảng Châu là Lưu Nham đã cát cứ, dựng nước Nam Hán, ở phía Bắc là nhà Lương. Năm 917, Khúc Thừa Mỹ kế nghiệp Khúc Hạo, sai sứ sang nhà Lương xin quy phục, hành động này làm Nam Hán nổi giận. Vua Nam Hán là Lưu Cung sai Lý Khắc Chính[2] đem quân sang, bắt được Khúc Thừa Mỹ, Nam Hán chiếm giữ An Nam.

Năm 931, Dương Đình Nghệ phát binh từ Ái Châu ra bắc đánh bại quân Nam Hán, xưng là Tiết độ sứ. 7 năm sau, năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết, cướp quyền, thần phục Nam Hán. Được tin Kiều Công Tiễn phản nghịch và thấy việc quy phục nước Nam Hán là nguy hại cho cuộc tự chủ mà họ Khúc và họ Dương đã xây dựng nền móng, Ngô Quyền, là nha tướng và con rể của Dương Đình Nghệ, lúc ấy đang cai quản Ái Châu, phát binh tiêu diệt Kiều Công Tiễn.[3]

Triều vua Ngô QuyềnSửa đổi

Bài chi tiết: Ngô Quyền và Trận Bạch Đằng, 938

Năm 938, Ngô Quyền tập hợp lực lượng từ Ái Châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Công Tiễn sai sứ sang cầu cứu Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm phong cho con là Vạn vương Hoằng Tháo [hoặc Hồng Tháo][4] làm Giao vương, rồi sai Tháo đem quân sang cứu. Nghiễm tự mình đóng quân ở Hải Môn làm thanh viện. Ngô Quyền hạ thành Đại La, giết Công Tiễn rồi bày trận trên sông Bạch Đằng đón quân Nam Hán.

Tranh ghép đá mô phỏng trận Bạch Đằng 938

Tháng 11 năm 938, thủy quân của Hoằng Tháo bị Ngô Quyền đánh tan trong trận Bạch Đằng. Hoằng Tháo bị giết chết, Lưu Nghiễm thu thập tàn binh quay về.[4]

Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, tức là Tiền Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập Dương thị làm vương hậu; đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục.[5]

Các bộ chính sử của Việt Nam như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục,... đều không chép rõ việc trị nước của Ngô Quyền.

Tranh chấp trong cung đìnhSửa đổi

Bài chi tiết: Dương Tam Kha, Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn, và Ngô Xương Xí

Trung[liên kết hỏng] Quốc và Việt Nam [923-936].

nhà Hậu Đường

Ngô [吳]

Ngô Việt [吳越]

Mân [閩]

Sở [楚]

Nam Hán [南漢]

Tĩnh Hải quân [靜海軍]

Kinh Nam [荆南]

Năm 944, Tiền Ngô Vương mất, sai Dương Tam Kha giúp lập thái tử. Dương Tam Kha là anh [có sách nói là em] Dương Thái hậu cướp ngôi, tự xưng Dương Bình Vương.

Con trưởng Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập chạy trốn về Nam Sách [Hải Dương]. Dương Tam Kha lấy Ngô Xương Văn, con thứ của Ngô Quyền, làm con nuôi. Dương Tam Kha 3 lần sai quân đi bắt Ngô Xương Ngập mà không bắt được vì hào trưởng Nam Sách là Phạm Lệnh Công che chở cho Xương Ngập.

Năm 950, Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn đi đánh Thái Bình. Ngô Xương Văn thuyết phục được 2 tướng Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi dẫn quân quay lại lật đổ Dương Tam Kha giành lại ngôi vua. Xương Văn không giết Dương Tam Kha mà giáng xuống làm Chương Dương công.

Năm 950, Ngô Xương Văn tự xưng làm Nam Tấn Vương, đóng đô ở Cổ Loa. Ngô Xương Văn cho người đón anh trai Ngô Xương Ngập đang trốn ở Nam Sách trở về.

Ngô Xương Ngập cũng làm vua, tự xưng là Thiên Sách Vương [951–954]. Lúc đó cùng tồn tại hai vua là Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương. Lên ngôi vương, Ngô Xương Ngập lấn át quyền hành của Ngô Xương Văn khiến Xương Văn bất bình rút lui việc chính sự[6].

Nhưng chỉ được 3 năm, đến năm 954, Ngô Xương Ngập bị bệnh chết, chỉ còn một mình Nam Tấn vương Ngô Xương Văn làm vua.

Đại Cồ Việt - Nhà nước Quân chủ tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam

Đại Cồ Việt là quốc hiệu của việt Nam dưới thời nhà đinh, Tiền Lê và đầu thời nhà Lý, với kinh đô ban đầu đặt tại hoa Lư và từ tháng 7 âm lịch năm 1010 đặt tại Thăng Long. Nhà nước đại Cồ việt tồn tại 86 năm kể từ khi đinh Bộ Lĩnh thống nhất vùng châu thổ phía Bắc, lên ngôi hoàng đế năm 968 đến tháng 10 âm lịch năm 1054 đời vua Lý Thánh Tông, khi ông đặt ra quốc hiệu đại việt. đại Cồ việt là Nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở việt Nam.

Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng cuối năm 938, Ngô Quyền xưng Vương, đặt trăm quan, định ra triều nghi phẩm phục, đóng đô ở Cổ Loa với ý nghĩa phục hồi lại quốc thống. Đây là một sự kiện có ý nghĩa bước ngoặt, chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của chính quyền phương Bắc kéo dài hơn mười thế kỷ, đồng thời mở ra một chương mới tươi sáng trong tiến trình lịch sử dân tộc - thời kỳ độc lập tự chủ. Dưới thời Vương triều Ngô, về đại thế, mô hình nhà nước vẫn còn trong tình trạng sơ khai, chưa hoàn thiện và chưa đủ khả năng quản lý đất nước một cách chặt chẽ. Tình trạng phân tán ở các địa phương vẫn được duy trì với sự hiện diện của tầng lớp thổ hào.

Năm 944, Ngô Quyền mất, triều đình rối ren. Các thổ hào, tù trưởng nổi lên khắp nơi, cát cứ chống lại chính quyền trung ương. Sau khi các con của Ngô Quyền [Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn] chết [năm 954 và 965]; đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn. Nổi lên 12 vùng đất biệt lập do 12 thủ lĩnh đứng đầu, lịch sử gọi là “Loạn 12 sứ quân”. Đinh Bộ Lĩnh xuất hiện, dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước vào cuối năm 967.

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt [tức Nước Việt to lớn], định đô ở Hoa Lư, xây dựng triều chính và quản lý đất nước. Mùa Xuân năm 970, Đinh Tiên Hoàng bỏ, không dùng niên hiệu của nhà Tống, tự đặt niên hiệu Thái Bình. Với việc xưng đế, đặt quốc hiệu, dựng kinh đô, định niên hiệu, Đinh Tiên Hoàng đã khẳng định nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Cồ Việt và bắt tay vào xây dựng một mô hình nhà nước với thiết chế mới: Quân chủ Trung ương tập quyền.

Quốc hiệu “Đại cồ Việt” tồn tại trong lịch sử dân tộc từ năm 968 đến năm 1054, trải qua 3 triều đại: Đinh [968 - 980], Tiền Lê [980 - 1009] và thời kỳ đầu của nhà Lý [1009 - 1054]. Nhà nước Đại Cồ Việt dưới thời nhà Đinh [968 - 980], về tổ chức bộ máy nhà nước: Đinh Tiên Hoàng đã hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý đất nước từ hình thức “Vương quyền” chuyển sang hình thức “Đế quyền” với 3 cấp: Triều đình Trung ương - Đạo [trung gian] - Giáp, Xã [cơ sở].

Về quân đội, Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh là một Nhà nước võ trị; quân đội đông và tương đối mạnh. Quân đội được trang bị các loại bạch khí, kết hợp giữa giáo, kiếm, côn với cung, nỏ...

Về luật pháp, Đinh Tiên Hoàng đã đặt chức Đô hộ phủ sĩ sư coi việc hình án - một chức quan tư pháp và giao cho Lưu Cơ giữ chức này. Vua Đinh cho đặt vạc dầu và cũi hố ở sân triều để trừng phạt phạm nhân.

Về kinh tế, nông nghiệp, Nhà vua nắm toàn bộ ruộng đất trong nước. Một số ngành nghề thủ công nghiệp cũng được chú ý phát triển như: Nghề thợ nề, thợ đá, mộc, chạm khắc, dát vàng bạc... Trong dân gian, các nghề truyền thống như trồng dâu, nuôi tăm, dệt vải lụa, làm giấy tiếp tục phát triển. Đồng tiền đầu tiên của đất nước: Đồng Thái Bình Hưng Bảo được phát hành vào khoảng năm 970.

Về văn hóa, Đạo Phật là chỗ dựa tinh thần và có vị trí lớn trong đời sống xã hội Đại Cồ Việt cũng như trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh.

Dưới thời Tiền Lê và thời kỳ đầu của nhà Lý [980 - 1054], Nhà nước Đại Cồ Việt tiếp tục phát triển về mọi mặt. Về tổ chức bộ máy nhà nước: Chính quyền trung ương thời Tiền Lê được giữ nguyên như thời Đinh, vua nắm mọi quyền hành cả dân sự lẫn quân sự. Vua Lê Hoàn [tức Lê Đại Hành] vẫn đóng đô ở Hoa Lư; năm 984, cho xây dựng nhiều cung điện với quy mô to lớn hơn. Năm 1006, Vua Lê Long Đĩnh cho sửa đổi quan chế và triều phục của các quan văn, võ và tăng đạo.

Thời Nhà Lý: Hệ thống quan chức được chia làm 9 phẩm cấp. Chính quyền địa phương đầu thời Tiền Lê vẫn giữ nguyên 10 đạo như thời Đinh; đến năm 1002, đổi các đạo thành lộ, dưới có phủ, châu, giáp, xã. Sang thời Lý, năm 1010, Lý Công Uẩn chia nước thành các lộ và phủ; dưới phủ là huyện và cuối cùng là hương, giáp; miền núi và vùng xa trung ương thì chia thành châu, trại.

Thời Tiền Lê và thời kỳ đầu nhà Lý, có thêm quân đội địa phương [dân binh, hương binh] làm nhiệm vụ canh phòng, bảo vệ các lộ, phủ, châu và có thể được chính quyền trung ương điều động bất cứ khi nào cần thiết. Cùng với lực lượng bộ binh, lực lượng thủy quân cũng được tập trung xây dựng. Năm 1042, Lý Thái Tông cho soạn bộ “Hình thư” gồm 3 quyển, xuống chiếu ban hành trong dân gian. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam.

Nhà nước Đại Cồ Việt ra đời, tồn tại và phát triển đã khẳng định sức mạnh của ý chí độc lập dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước của nhân dân ta sau nghìn năm Bắc thuộc. Đây là Nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nhà nước Đại Cồ Việt đã mở ra những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đầu xây dựng và bảo vệ đất nước - kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài xuyên suốt các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần và Hậu Lê sau này. Các chủ trương, chính sách và những thành tựu, kết quả của Nhà nước Đại Cồ Việt đã đặt nền móng cho sự ra đời, tồn tại và phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, đối ngoại, giao thông,... của nhà nước phong kiến Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc.

ÁNH TUYẾT [tổng hợp]

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

  • Những khoảnh khắc một thời và mãi mãi
  • Đoàn Không quân Lam Sơn 50 năm vững bước trưởng thành
  • Khắc ghi lời dạy của Bác, tích cực học tập, nghiên cứu các thủ đoạn của địch để giành thắng lợi
  • Anh hùng LLVT Nhân dân Nguyễn Hồng Nhị - Phi công đầu tiên dùng MiG-21 tiêu diệt máy bay Mỹ
  • Đường Hồ Chí Minh trên biển - tầm vóc và ý nghĩa lịch sử

Tin khác

  • Sư đoàn Phòng không 365 tổ chức gặp mặt kỷ niệm 52 năm ngày truyền thống
  • Nét đặc sắc của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 tại Sài Gòn-Gia Định
  • Kỷ niệm 40 năm chuyến bay vũ trụ phối hợp Việt- Xô
  • Phát huy truyền thống Đoàn Thành Tô anh hùng
  • Nhà máy A40 - 50 năm xây dựng và phát triển
  • Tự hào truyền thống Đoàn Không quân Thăng Long anh hùng, không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, chiến đấu trong giai đoạn mới
  • Tiểu đoàn 62 “gạt nhiễu tìm B-52”
  • Sư đoàn 370 bàn giao nhà tình nghĩa cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Phan Thị Tiểm
  • 60 năm vươn xa cánh sóng
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp - hội tụ và tỏa sáng văn hóa quân sự Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề