Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit tương ứng

Câu hỏi: Các oxit tác dụng được với nước là:

A. PbO2, K2O, SO3

B. BaO, K2O, SO2

C. Al2O3, NO, SO2

D. CaO, FeO, NO2

Trả lời

Đáp án đúng: B. BaO, K2O, SO2

Giải thích

Các oxit tác dụng được với nước là BaO, K2O, SO2

BaO + H2O Ba(OH)2

K2O + H2O 2KOH

SO2+ H2OH2SO3

Đáp án cần chọn là:B

Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit tương ứng

Sau đây, mời bạn đọc cùng với Top lời giải tìm hiểu thêm về Oxit qua bài viết dưới đây.

1. Oxit là gì?

Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit tương ứng

Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Công thức tổng quát của oxit: RxOy (R có thể là kim loại hoặc phi kim).

2. Các loại oxit

Có 4 loại:

+ Oxit bazơ: CuO, MgO. FexOy, BaO, Na2O, ZnO..

+ Oxit axit: CO2, SO2, SO3, P2O5, NO2,

+ Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO.

+ Oxit trung tính: CO, NO.

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Oxit của kim loại: Thuộc oxit bazơ là chủ yếu, một số ít thuộc oxit lưỡng tính (trong chương trình THCS ta chỉ học 2 oxit Al2O3, ZnO.

+ Oxit của phi kim: Thuộc oxit axit là chủ yếu, một số ít thuộc oxit trung tính (trong chương trình THCS ta chỉ học 2 oxit CO, NO.

3. Tính chất hoá học của oxit bazơ

a. Tác dụng với nước:

Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit tương ứng

- Chỉ có oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ là tác dụng với nước. Cụ thể là 4 oxit sau: Na2O, CaO, K2O, BaO.

- Cách viết: R2On + nH2O -> 2R(OH)n (n là hóa trị của kim loại R) R(OH)n tan trong nước, dd thu được ta gọi là chung là dd bazơ hay dd kiềm

- Diễn đạt: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dd bazơ (hay còn gọi là dd kiềm)

- VD: BaO + H2O -> Ba(OH)2

Na2O + H2O -> NaOH

b. Tác dụng với axit

- Hầu hết các oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước

- Cách viết: oxit bazơ + Axit -> muối + H2O

-VD: CaO + HCl -> CaCl2 + H2O

-------Canxi oxit----axit clohidric----muối canxi clorua

Fe2O3 + 3H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 3H2O

Sắt(III)oxit---------axit sunfuric---------------sắt sunfat

c.Tác dụng với oxi axit

- Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối

- Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (Na2O, CaO, K2O, BaO)

- Cách viết: oxit bazơ + oxit axit -> muối

------------( Na2O, CaO, K2O, BaO)------(CO2, SO2)

4. Tính chất hoá học của oxit axit

Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit tương ứng

a. Tác dụng với nước

Khi oxit axit tác dụng với nước sẽ tạo thành axit tương ứng

Cách viết: oxit axit + H2O axit

Ví dụ: SO2 + H2O H2SO3

CO2 + H2O H2CO3

b. Tác dụng với bazơ

Chỉ cóbazơcủa kim loại kiềm và kiềm thổ mới tác dụng được với oxit axit. Cụ thể là 4 bazơ sau: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2.

Cách viết: oxit bazơ + bazơ -> muối + H2O

Ví dụ: CO2 + KOH K2CO3 + H2O

SO2 + Ba(OH)2 BaSO3 + H2O

c. Tác dụng với oxit bazơ

Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối

Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (Na2O, CaO, K2O, BaO)

Cách viết: oxit bazơ + oxit axit -> muối

5. Bài tập áp dụng tính chất của Oxit

Câu 1.Cho các từ & cụm từ: nguyên tố; oxi; hợp chất; oxit; hai.Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào các câu sau đây:

Oxit là của nguyên tố, trong đó có một là . Tên của oxit là tên cộng với từ .

Đáp án: hợp chất hai oxi nguyên tố oxit.

Câu 2.

a) Lập CTHH của một oxit của phopho, biết photpho có hóa trị V.

Đáp án:

Gọi CTHH của oxit cần tìm là PxOy. Theo quy tắc hóa trị:V × x =II × y

x/y = 2/5. Vậy CTHH của oxit làP2O5.

b) lập CTHH của crom (III) oxit.

Đáp án:

Gọi CTHH của oxit cần tìm là CrxOy. Theo quy tắc hóa trị: III × x = II × y

x/y = 2/3. Vậy CTHH của oxit làCr2O3.

Câu 3.

a) Viết CTHH của 2 oxit axit và 2 oxit bazo.

b) Nhận xét về các thành phần trong công thức của các oxit đó.

c) Chỉ ra cách gọi tên của mỗi oxit.

Đáp án:

a) CTHH của 2 oxit axit và oxit bazo

2 oxit axit: cacbon dioxit (CO2) và diphopho pentaoxit (P2O5)

2 oxit bazo: canxi oxit (CaO) ; Sắt (III) oxit (Fe2O3)

b) Nhận xét: Công thức hóa học của các oxit đều gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

c) Cách gọi tên của từng oxit:

CO2: tên phi kim + oxit

P2O5: (tiền tố chỉ số nguyên tử) tên phi kim+ (tiền tố chỉ số nguyên tử) oxit

CaO: tên kim loại + oxit

Fe2O3: tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit

Câu 4.Cho các oxit với CTHH sau:

a) SO3

b) N2O2

c) CO2

d) Fe2O3

e) CuO

g) CaO

Những chất nào là oxit axit, những chất nào là oxit bazo?

Đáp án:

Những chất là oxit axit: SO3, N2Oc, CO2

Những chất là oxit bazo: Fe2O3, CuO, CaO

Câu 5.Cho các CTHH sau:

Na2O, NaO, CaCO3, Ca(OH)2, HCl, CaO, Ca2O, FeO.

Những CTHH nào viết sai?

Đáp án: Những CTHH viết sai là:NaO và Ca2O.