P e trung bình ngành dệt may

Trong 10 năm qua, các cổ phiếu dệt may được giao dịch ở mức P/E trung bình là 8x. Năm nay, toàn bộ ngành đã bị giảm định giá từ 14x vào đầu năm xuống 6x sau khi ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận không khả quan trong năm 2022 cũng như triển vọng tiếp tục tiêu cực cho năm 2023. Mức định giá thấp nhất trong lịch sử của ngành ở mức 5x trong giai đoạn 2010~2011 và 2020, điều này chỉ ra rằng định giá cổ phiếu của ngành có thể giảm hơn nữa trong thời gian tới, thời điểm mà các công ty dự kiến sẽ ghi nhận lợi nhuận giảm vào năm 2023. Nội dung này sẽ được đề cập trong chuyên đề CKCT với chủ đề “Thách thức bủa vây cổ phiếu ngành dệt may” phát sóng 21h35 thứ 6 ngày 17/03/2023 và phát lại vào nhiều khung giờ khác. Mời quý vị cùng theo dõi.

Dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy không phải là sản phẩm thiết yếu nhưng lại là sản phẩm tiêu dùng được ưa chuộng hàng đầu toàn cầu.

Công nghiệp dệt may dựa trên ưu thế về nguồn lao động rẻ, không cần trình độ cao.

Ngành dệt may không đòi hỏi chi phí đầu tư quá lớn, tổ chức sản xuất quy mô vừa và nhỏ vẫn thích hợp.

Chu kỳ sản xuất và sản phẩm dệt may sẽ thay đổi theo thời tiết khí hậu, phong tục tập quán và thị hiếu tiêu dùng. Dẫn đến việc cổ phiếu ngành dệt may bị ảnh hưởng bởi cầu dệt may thế giới, khi cầu sụt giảm thì doanh nghiệp phải cắt giảm bớt số lượng, từ đó doanh thu và lợi nhuận giảm ảnh hưởng tới giá trị cổ phiếu. Ngược lại, cầu dệt may tăng thì có thể cổ phiếu ngành dệt may cũng tăng trưởng theo.

Nguyên liệu đầu vào là bông, xơ, sợi hay vải, cho nên khi giá các nguyên liệu đầu vào tăng sẽ ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp dẫn tới ảnh hưởng tới thị giá cổ phiếu của ngành dệt may.

II. Có nên đầu tư vào cổ phiếu ngành dệt may không?

Những ưu điểm và nhược điểm khi đầu tư vào mã cổ phiếu dệt may

Một số kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may không được khả quan, có thể kể đến:

Hết quý I/2023, CTCP Sợi Thế Kỷ [STK] doanh thu thuần giảm 352 tỷ đồng, chỉ bằng 45% svck năm ngoái, LNST giảm gần 98% chỉ còn 1.6 tỷ đồng.

Chung tình trạng, CTCP May Sông Hồng [MSH] doanh thu 3 tháng đầu năm giảm 51% và LNST chỉ còn 27.3 tỷ đồng, giảm 67% svck năm ngoái.

CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công [TCM] có doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt giảm 22% và 26% svck năm ngoái, chỉ đạt 876 tỷ đồng và lãi 55 tỷ đồng.

Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp ngành dệt may lỗ nặng nề, như CTCP Sản xuất Kinh doanh XNK Bình Thạnh lỗ gần 39 tỷ đồng, CTCP Garmex Sài Gòn [GMC] còn tăng lỗ sau thuế hơn so với kỳ trước, khoản lỗ 20.6 tỷ đồng, tăng 154%, công ty này chuyển từ lãi luỹ kế hơn 233 tỷ đồng sang lỗ lũy kế hơn 19 tỷ đồng. Chính vì thế, cổ phiếu GMC bị đưa vào diện cảnh báo đến nhà đầu tư.

Nguyên nhân chính là số lượng đơn hàng ngành dệt may giảm đi rất nhiều, thị trường Mỹ giảm 27.1%, EU giảm 6.2%, Hàn Quốc giảm 2%, Canada giảm 10.9%... Bên cạnh đó, chi phí đầu vào lại tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp không thể trụ được.

Một khía cạnh nữa xuất phát từ nỗi lo suy thoái của các nền kinh tế lớn tại Mỹ và Châu Âu, khiến người dân thận trọng hơn trong việc chi tiêu vào những mặt hàng không thiết yếu, thị trường Trung Quốc cũng chưa khôi phục hoàn toàn sau đại dịch, nên ngành dệt may càng gặp khó khăn hơn. Ngoài ra, chi phí logistics cao, chi phí tiền lương cao cũng là thách thức mà ngành dệt may phải đối mặt.

Trong bối cảnh tổng cầu thế giới về mảng dệt may dự báo giảm khoảng 8 - 10% thì khó khăn của ngành dệt may có thể còn kéo dài đến hết năm 2023. Ngoài nỗi lo về xuất khẩu thì ngành dệt may còn phải đối mặt với nỗi lo về tính hiệu quả kinh tế, giá cả sản phẩm thấp, số lượng đơn hàng không nhiều, buộc nhiều doanh nghiệp phải chuyển đổi trong sản xuất để cầm cự, giữ chân lao động, chẳng hạn như doanh nghiệp chuyên sản xuất dệt thoi phải chuyển sang dệt kim, khiến năng suất thấp mà hiệu quả kinh tế cũng không cao.

Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn mới của thị trường EU cũng đang cản trở ngành dệt may của Việt Nam, theo đó, họ đưa ra các chỉ thị mới liên quan đến độ bền của sản phẩm dệt may, quyền sửa chữa, và quy định về eco-design [thiên về yếu tố bảo vệ môi trường], các điều kiện sử dụng lao động theo quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế [ILO]…

Những điểm khó khăn đối với ngành dệt may

Tín hiệu tích cực:

Dữ liệu của ngành dệt may trong tháng 7/2023 cho thấy, giá trị xuất khẩu toàn ngành đã tăng trở lại, tăng 4.1% so với tháng 6 và đạt 3.65 tỷ USD, ít nhiều đã có sự hồi phục.

Những quý cuối năm 2023, ngành dệt may được kỳ vọng sẽ còn tăng trưởng hơn, với nhu cầu hàng dệt may từ các thị trường Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu quay trở lại, đồng thời, lãi suất cho vay cũng dần được điều chỉnh giảm. Hơn nữa, nhu cầu hàng dệt may có xu hướng tăng cao để phục vụ các dịp lễ, Tết nên hoạt động xuất khẩu các sản phẩm cũng sẽ tích cực hơn.

Trên thị trường chứng khoán, các mã cổ phiếu ngành dệt may đang nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư bao gồm: TNG, TCM, VGT. Đáng chú ý là TNG, trong quý I/2023, doanh thu của TNG [CTCP Đầu tư và Thương mại TNG] tăng 6% và lợi nhuận cũng tăng 14% svck năm ngoái, dù các đối thủ cùng ngành đang lâm vào tình trạng lao đao, xuống dốc.

III. Danh sách cổ phiếu ngành dệt may trên sàn chứng khoán Việt Nam

Danh sách những mã cổ phiếu ngành dệt may trên thị trường chứng khoán hiện nay

Mã cổ phiếu ngành dệt may niêm yết trên sàn HoSE:

TCM - Cty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công

TVT - Tổng Công ty Việt Thắng

GMC - Cty Cổ phần Garmex Sài Gòn

ADS - Cty Cổ phần Damsan

EVE - Cty Cổ phần Everpia

KMR - Cty Cổ phần Mirae

MSH - Cty Cổ phần May Sông Hồng

GIL - Cty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh và XNK Bình Thạnh

Mã cổ phiếu ngành dệt may niêm yết trên sàn HNX:

TNG - Cty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG

Mã cổ phiếu ngành dệt may niêm yết trên sàn UpCoM:

NDT - Tổng Cty Cổ phần Dệt may Nam Định

HCB - Cty Cổ phần Dệt may 29/3

VGT - Tập đoàn Dệt may Việt Nam

DM7 - Cty Cổ phần Dệt may 7

HDM - Cty Cổ phần Dệt may Huế

HSM - Tổng Cty Cổ phần Dệt may Hà Nội

HTG - Tổng Cty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ

M10 - Tổng Công ty May 10

VGG - Tổng Công ty May Việt Tiến

HNI - Cty Cổ phần May Hữu Nghị

IV. Top 5 cổ phiếu ngành dệt may tiềm năng nhất thị trường

1. STK - CTCP Sợi Thế Kỷ [Sàn HoSE]

Mã cổ phiếu: STK

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 94,095,501 cp

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 84,363,825 cp

Vốn hoá thị trường: 3,269.82 tỷ đồng

P/E: 24.56

EPS cơ bản: 3,400 đồng

Năm 2022, STK ghi nhận doanh thu 2,116.78 tỷ đồng, lãi ròng đạt 240.27 tỷ đồng. Dự kiến trong năm 2023, tổng doanh thu của STK sẽ là 2,149.3 tỷ đồng, lãi ròng 253.14 tỷ đồng, lần lượt tăng 1.6% và 4.5% svck năm ngoái.

Bên cạnh đó, khi nhà máy sợ Unitex được đưa vào vận hành thương mại trong quý I/2024 thì tổng công suất của STK sẽ lên khoảng 96,000 tấn/năm, đón đầu nhu cầu tăng trưởng cho sợi tái chế và sợi nguyên sinh. Doanh thu bán hàng trong giai đoạn 2023 - 2024 của STK có thể tăng trưởng từ 15% - 22%.

2. MSH - CTCP May Sông Hồng [Sàn HoSE]

Mã cổ phiếu: MSH

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 75,014,100 cp

Vốn hoá thị trường: 3,281.87 tỷ đồng

P/E: 11.6

EPS cơ bản: 5,900 đồng.

MSH là một trong những nhà máy sản xuất hàng may mặc lớn nhất cả nước, với hơn 20 xưởng sản xuất tập trung chủ yếu tại Nam Định, và sản phẩm chủ lực là chăn ga gối đệm.

Năm 2022, MSH đạt doanh thu 5,521 tỷ đồng, lãi ròng 439 tỷ đồng, đảm bảo chi trả cổ tức cho cổ đông là 25% bằng tiền mặt. Dự kiến năm 2023, doanh thu thuần và lãi ròng có thể là 4,800 tỷ đồng và 350 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức dự kiến là 15-35%.

Cũng giống như STK, khi Nhà máy Xuân Trường của MSH được đưa vào hoạt động từ quý I/2024 sẽ mở rộng năng lực sản xuất của đơn vị thêm 25% và phục vụ cho các đơn hàng mới cho mùa xuân - hè năm 2024, giúp doanh thu của MSH tăng trưởng mạnh trong năm sau.

//imgur.com/a/XQH06P0 [3]

3. TNG - CTCP Đầu tư và Thương mại TNG [Sàn HNX]

Mã cổ phiếu: TNG

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 113,523,002 cp

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 105,117,758 cp

Vốn hoá thị trường: 2,383.98 tỷ đồng

P/E: 9.28

EPS cơ bản: 2,060 đồng

TNG là một trong số ít công ty dệt may giữ vững được đà tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận nhờ đơn hàng ổn định từ các đối tác lâu năm [The Children Place, Columbia Sportswear, Decathlon…]. Kế hoạch trong năm 2023, doanh thu của TNG đạt 6,800 tỷ đồng, LNST đạt 299 tỷ đồng, lần lượt tăng 1.2% và 2.1% svck năm 2022.

Bên cạnh đó, TNG luôn chú trọng đầu tư máy móc, thiết bị để nâng cao năng suất lao động và giảm chi phí đầu vào, vì thế cho nên cổ phiếu TNG luôn được nhiều nhà đầu tư ưa thích khi chọn cổ phiếu ngành dệt may.

Ngoài ra, doanh thu của TNG còn đến từ mảng bất động sản với cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1 có quy mô 70Ha trong đó 21Ha là hạ tầng phụ trợ, 49Ha dùng để cho thuê.

4. TCM - CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công [Sàn Hose]

Mã cổ phiếu: TCM

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 81,946,677 cp

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 85,833,990 cp

Vốn hoá thị trường: 4,035.87 tỷ đồng

P/E: 19.57

EPS cơ bản: 1,740 đồng

Tiền thân của công ty là Hãng Tái Thành Kỹ Nghệ Dệt được thành lập năm 1967. Đến tháng 08/1976, Nhà nước tiếp quản và đổi tên thành Nhà máy Dệt Thành Công. Tới giai đoạn 2006 - 2009 thì chuyển sang cổ phần hoá như ngày nay.

Dệt May Thành Công có một năm rực rỡ vào năm 2022 khi đạt 281 tỷ đồng lãi ròng - đây là mức cao nhất sau 17 năm cổ phiếu TCM được niêm yết trên sàn chứng khoán. Dự kiến năm 2023 khá khó khăn nên doanh thu thuần của TCM sẽ rơi vào khoảng 3,927.41 tỷ đồng và lãi ròng sẽ là 244.9 tỷ đồng.

5. VGT - Tập đoàn dệt may Việt Nam [Sàn UpCom]

Mã cổ phiếu: VGT

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 500,000,000 cp

Vốn hoá thị trường: 6,700 tỷ đồng

P/E: 39.03

EPS cơ bản: 1,610 đồng

Tập đoàn dệt may Việt Nam được thành lập từ năm 1995 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Dệt VN và Liên hiệp Sản xuất - XNK May, rồi đổi tên thành như hiện nay, tên gọi tắt là Vinatex. VGT luôn giữ một vai trò quan trọng và đóng góp đáng kể trong sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam.

Năm 2022, VGT có doanh thu 18,387 tỷ đồng, lãi ròng 1,069 tỷ đồng, tỷ lệ trả cổ tức năm 2022 là 6% tiền mặt. Trong năm 2023, VGT đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất là 17,500 tỷ đồng và lợi nhuận là 610 tỷ đồng, đều giảm khá nhiều so với năm 2022 do tình hình ngành dệt may không khả quan.

Từ nay đến năm 2025, VGT sẽ dần tự chủ nguyên liệu và cả chuỗi sản xuất nội bộ, khi đó, tình hình lợi nhuận sẽ tăng trưởng và phát triển hơn.

V. Những lưu ý khi đầu tư vào cổ phiếu dệt may

Những lưu ý quan trọng khi tham gia đầu tư cổ phiếu dệt may

Các doanh nghiệp trong ngành nếu có chỉ số tổng nợ vay/tài sản ngắn hạn thấp hơn 1 thì có nghĩa là tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định, khả năng xoay vòng vốn tốt khi biến động bất lợi của thị trường tác động vào doanh nghiệp.

Hầu hết, định giá cổ phiếu ngành dệt may đều không rẻ, gần đúng với giá trị thực tế vì chỉ số P/E nhỏ hơn P/E trung bình ngành là 8x, cho nên nhà đầu tư hãy ưu tiên các cổ phiếu của doanh nghiệp đầu ngành, quan tâm đến kế hoạch trong tương lai của họ, có mở rộng công suất nhà máy hay không.

Trả cổ tức đều đều là một tiêu chí để lựa chọn cổ phiếu ngành dệt may tốt, điều này giúp bạn có nguồn thu nhập ổn định, cũng chứng minh được thực lực của doanh nghiệp.

Mã cổ phiếu ngành dệt may nào mà có chỉ số tăng trưởng EPS dương trong 05 năm liên tục thì là một mã cổ phiếu tiềm năng, đáng để đầu tư.

Nếu thấy vốn hoá của doanh nghiệp cao so với mặt bằng chung của ngành thì có thể xem xét đầu tư trong dài hạn và trung hạn, rất có thể đây là cổ phiếu dệt may tốt, tăng trưởng bền vững.

Như vậy, trong năm 2023 thì cổ phiếu ngành dệt may chưa phải loại cổ phiếu tiềm năng tốt nhất nhưng nhìn về dài hạn thì đây vẫn là một trong những cổ phiếu có đà phát triển mạnh. Tuy vậy nhưng vẫn tồn tại nhiều rủi ro đối với cổ phiếu ngành dệt may mà bạn cần chú ý, hãy theo dõi các thông tin tài chính nhanh nhất trên TOPI đến nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời cao nhé!

Chủ Đề