Phần mềm đánh giá chất lượng thịt năm 2024

Phần mềm đánh giá chất lượng thịt năm 2024

TTO - Sở Công thương TP.HCM vừa công bố Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo trên địa bàn TP.HCM vào sáng ngày 26-10.

Theo đó, từ ngày 10-12 để truy xuất nguồn gốc, người tiêu dùng chỉ cần cài đặt phần mềm có tên Te-food trong hệ thống app store hoặc google store trên điện thoại để sử dụng.

Phần mềm này được cung cấp miễn phí và khi kích hoạt có thể truy xuất từ quầy bán lẻ đến nơi giết mổ, trang trại chăn nuôi sản xuất ra miếng thịt đang được bán trên thị trường.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM đề án đã nhận được sự tham gia của 15 DN, cơ sở chăn nuôi với gần 1.000 trang trại, có khả năng cung cấp 100% lượng tiêu thụ cho thị trường thành phố, trong đó có nhiều đơn vị có thương hiệu và quy mô lớn với quy trình sản xuất hiện đại và khép kín.

Bên cạnh đó, còn có 11 cơ sở giết mổ đã đăng ký tham gia đề án.

Đối với hệ thống phân phối truyền thống, hiện có 2 chợ đầu mối kinh doanh thịt heo là Bình Điền và Hóc Môn đã đăng ký tham gia, chiếm hơn 80% sản lượng thịt cung ứng cho thị trường thành phố.

4 chợ lẻ triển khai thí điểm đợt đầu tiên là Bến Thành, An Đông, Hòa Bình, Thái Bình. Đến nay gần 100% tiểu thương kinh doanh thịt heo tại 4 chợ trên đã đăng ký tham gia.

59 siêu thị đăng ký tham gia gồm Co.opmart có 34 siêu thị tham gia; Satramart 2 siêu thị, Big C 8 siêu thị, Aeon 2 siêu thị và 13 siêu thị của hệ thống AeonCitimart.

Ngoài các siêu thị, còn có 4 hệ thống cửa hàng tiện lợi với 96 cửa hàng Co.opfood, 88 cửa hàng Satrafood, 5 cửa hàng Sagrifood, 49 cửa hàng Vissan… tham gia phân phối thịt heo trong đề án.

Tuy nhiên, theo đại diện Sở Công thương, khó khăn lớn nhất hiện nay là 85% lượng thịt heo của thành phố do các tỉnh, thành khác cung cấp nên phải triển khai đồng loạt ở các địa phương này thì mới đảm bảo chất lượng.

Để chọn mua được những phần thịt bò nhập khẩu tươi ngon thì tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thịt bò là rất quan trọng. Tại mỗi quốc gia, thịt bò được đánh giá theo các tiêu chuẩn riêng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân mỗi nước. Trong bài viết dưới đây, Gofood Market đã tổng hợp tiêu chuẩn đánh giá của 3 quốc gia nổi tiếng khắt khe, bao gồm: Nhật Bản, Mỹ và Úc. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Xem nhanh

Tiêu chuẩn đánh giá thịt bò Nhật

Nhắc đến Nhật Bản thì không thể không kể đến thịt bò Wagyu – vua của các loại thịt bò. Tại Nhật, các chuyên gia đánh giá chất lượng thịt bò dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá thịt bò Wagyu.

Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thịt bò ở quốc gia này được đánh giá là vô cùng khắt khe, thậm chí là nghiêm ngặt nhất trong các bộ tiêu chuẩn trên thế giới. Tiêu chuẩn này được đưa ra bởi Hiệp hội xếp loại thịt Nhật Bản JMGA. Cụ thể, bộ tiêu chuẩn bao gồm:

Tiêu chuẩn về sản lượng: đây là tiêu chuẩn về số lượng thịt tốt được lấy ra từ 1 bộ phận nhất định của con bò. Có 3 cấp độ như sau:

  • A: Tốt hơn mức tiêu chuẩn
  • B: Đạt mức tiêu chuẩn
  • C: Thấp hơn mức tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn về lượng mỡ và thịt: lượng mỡ trong thịt bò Nhật được đánh giá dựa trên 5 cấp độ. Mỗi cấp độ này lại được phân thành từng nhóm nhỏ từ No.1 đến No.12. Lượng mỡ càng ở cấp độ cao, chất lượng thịt bò càng tốt bởi đây là loại mỡ tốt và chứa cực kì ít Cholesterol. 5 cấp độ mỡ cụ thể như sau:

  • 5: No.8 – No.12
  • 4: No.5 – No.7
  • 3: No.3 – No.4
  • 2: No.2
  • 1: No.1

Tiêu chuẩn về màu sắc: tương tự như tiêu chuẩn về lượng mỡ, màu sắc của thịt bò Nhật cũng được đánh giá theo cấp độ tốt nhất (tươi nhất) đến cấp độ tối nhất (không đạt chuẩn) là từ 5 đến 1.

Tiêu chuẩn về độ mềm mại, đàn hồi của thịt: xếp hạng từ 5 (rất tốt) cho đến 1 (không tốt). Tiêu chuẩn này được đánh giá dựa trên cảm quan, nếu miếng thịt mềm mại và nhấn tay vào có độ đàn hồi tốt thì miếng thịt đó được xem là đạt chuẩn.

Tiêu chuẩn về vân mỡ: thịt bò Nhật thường có đường vân mỡ cẩm thạch xen giữa các phần thịt nạc. Đường vân mỡ càng tươi sáng, rõ màu thì miếng thịt càng đạt chất lượng.

Tại Nhật Bản, nhờ vào quy trình kiểm định chất lượng khắt khe từ khi nhân giống đến khi xuất thịt ra thị trường, phần lớn các sản phẩm thịt bò đều đạt mức A4 – A5 (Tốt – Rất tốt). Chính vì thế, bạn có thể dễ dàng mua được những phần thịt bò chất lượng nhất khi sinh sống tại xứ sở hoa anh đào này.

Phần mềm đánh giá chất lượng thịt năm 2024
Thịt bò Wagyu Nhật

Tiêu chuẩn đánh giá thịt bò Mỹ

Còn tại Mỹ, thịt bò được đánh giá và thẩm định chất lượng theo bộ tiêu chuẩn USDA của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ. Dựa vào chất lượng thịt, người ta chia thịt bò thành 8 loại khác nhau. Trong đó, 5 loại thịt tốt hơn sẽ được đưa ra thị trường bán cho người tiêu dùng, 3 loại còn lại sẽ được dùng để làm thực phẩm chế biến hoặc các loại thịt đóng hộp.

5 loại thịt bò Mỹ được bày bán trên thị trường bao gồm:

USDA Prime: đây là loại thịt bò có mức giá cao nhất bởi hương vị thơm ngon, kết cấu nhiều vân cẩm thạch đẹp mắt và số lượng thịt hiếm (chỉ chiếm 2% của tất cả các con bò được nuôi trên đất Mỹ).

USDA Choice: đứng thứ 2 trong top 5 các loại thịt bò Mỹ chất lượng nhất, thịt bò đạt chuẩn USDA Choice mang đến cho thực khách hương vị ngọt thơm đặc trưng. Tuy nhiên, so với thịt bò USDA Prime thì loại thịt này có ít vân cẩm thạch hơn nên sẽ khô hơn sau khi chế biến.

USDA Select: loại thịt này chủ yếu sẽ có phần nạc nhiều hơn phần vân mỡ, nên nếu không chế biến đúng cách, thịt sẽ dễ bị khô và dai.

Standard and Commercial: loại thịt bình dân thường được bán trong các cửa hàng thực phẩm và siêu thị ở Mỹ.

Utility, Cutter and Canner: loại thịt này thường ở hình thức xay vụn hoặc sản phẩm đóng hộp và có mức giá rẻ nhất trong 5 loại thịt.

Phần mềm đánh giá chất lượng thịt năm 2024
Thịt bò Wagyu Mỹ

Tiêu chuẩn đánh giá thịt bò Úc

Tại Úc, thịt bò được đánh giá dựa trên 2 bộ tiêu chuẩn, bao gồm: MSA – Tiêu chuẩn thịt Úc và MLA – Thịt và vật nuôi Úc. Cả 2 bộ tiêu chuẩn trên đều phổ biến ở quốc gia này và được thực hiện một cách nghiêm ngặt, khắt khe nhằm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm thịt bò chất lượng nhất.

Nhìn chung, cả MSA và MLA đều đánh giá và phân chia loại thịt bò dựa trên các yếu tố: vân mỡ, màu sắc thịt, độ PH,… Cụ thể:

  • MSA (Meat Standard Australia) dùng thang điểm 100 (không có chất béo bắp) đến 1190 (rất nhiều chất béo bắp).
  • MLA (Meat and Livestock Australia) sử dụng thang điểm từ 0 đến 9 (không có chất béo bắp – rất nhiều chất béo bắp) theo cấp độ tăng dần 1 đơn vị.
    Phần mềm đánh giá chất lượng thịt năm 2024
    Thịt bò Wagyu Úc

Trên đây là 3 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thịt bò tại 3 quốc gia có chất lượng thịt bò tốt nhất là Nhật Bản, Mỹ và Úc. Các tiêu chuẩn này thường được đặt ra và thực hiện bởi các chuyên gia và tổ chức quản lý thực phẩm ở mỗi gia một cách cực kỳ nghiêm ngặt.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, bạn cũng có thể tự đánh giá chất lượng thịt bò dựa trên cảm quan về màu sắc, độ đàn hồi, các thông tin trên bao bì,…; từ đó chọn được cho mình những phần thịt bò chất lượng nhất. Bên cạnh đó, bạn nên chọn những cơ sở uy tín để mua các loại thịt bò nhập khẩu. Nếu bạn chưa biết địa chỉ nào để mua thịt bò chính hãng với mức giá tốt thì hãy truy cập ngay mục Thịt bò