Phong cách ngôn ngữ báo chí Lý thuyết

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí

I. Ngôn ngữ báo chí

1. Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí

a. Bản tin

Một bản tin cần có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những tin tức mới cho người đọc.

b. Phóng sự

Phóng sự báo chí thực chất cũng là bản tin, nhưng được mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh, để cung cấp đến người đọc một cái nhìn đầy đủ, sinh động và hấp dẫn.

c. Tiểu phẩm

Tiểu phẩm có giọng văn thân mật, dẫn dã, có sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc.

2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí

a.

- Báo chí có nhiều thể loại, ngoài các thể loại tiêu biểu đã kể trên thì còn có: thư bạn đọc, phỏng vấn, quảng cáo, trao đổi ý kiến, bình luận, thời sự..

- Báo chí tồn tại ở hai dạng chính: dạng viết [báo viết] và dạng nói [đọc, thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh và truyền hình]. Ngoài ra còn có loại báo hình, kèm lời dẫn giải, thuyết minh [báo ảnh, báo truyền hình, báo điện tử].

b. Mỗi thể loại đều có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.

c. Ngôn ngữ báo chí có một chức năng chung là cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng, đồng thời nêu lên quan điểm, chính kiến của tờ báo, nhằm thúc đẩy phát triển xã hội.

Tổng kết: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm.

3. Luyện tập

Câu 1. Đọc một tờ báo và xác định những thể loại văn bản báo chí trên tờ báo đó:

Những thể loại văn bản tiêu biểu trên một số tờ báo: Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, thư bạn đọc, quảng cáo, tiêu điểm…

Ví dụ: Trong tờ báo Hoa học trò có rất nhiều thể loại văn bản:

  • Thư bạn đọc: Trò chuyện cùng anh Chánh Văn.
  • Tiểu phẩm: Truyện cười…

Câu 2. Phân biệt hai thể loại: bản tin và phóng sự.

- Bản tin:

  • Ngắn gọn
  • Thời gian, địa điểm cụ thể, sự kiện chính xác

- Phóng sự:

  • Thời gian, địa điểm và sự kiện nhưng được miêu tả, tường thuật chi tiết bằng hình ảnh cụ thể.
  • Câu văn biểu cảm, từ ngữ sinh động.

Câu 3. Viết một tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp [chú ý những chi tiết cụ thể về thời gian, hoạt động, kết quả, số liệu…]

Gợi ý:

…., ngày … tháng … năm…

Tổng kết cuối học kì I

Buổi lễ tổng kết cuối học kì II của lớp … đã diễn ra. Tại buổi sinh hoạt, giáo viên chủ nhiệm đã thông báo danh sách 20 học sinh giỏi, 16 học sinh tiên tiến. Đại diện hội cha mẹ học sinh trao phần thưởng động viên các học sinh. Sau đó, ban cán sự lớp đã phát biểu về mục tiêu học tập và rèn luyện của học kì II. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, thống nhất mục tiêu chung.

I. KHÁI QUÁT

1. Khái niệm ngôn ngữ báo chí

– Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH. Tồn tại ở 2 dạng: nói [thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền hình…] & viết [ báo viết ]

– Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.

2. Các phương tiện diễn đạt

– Về từ vựng: sử dụng các lớp từ rất phong phú, mỗi thể loại có một lớp từ vựng đặc trưng.

– Về ngữ pháp: Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.

– Về các biện pháp tu từ: Sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng hiệu quả diễn đạt.

3. Phong cách ngôn ngữ báo chí

Phong cách ngôn ngữ báo là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí. Đó là vai của những nhà báo, người đưa tin, người cổ động, người quảng cáo.

4. Phân loại phong cách ngôn ngữ báo chí

– Dạng viết: bài báo, mẩu tin, mẩu quảng cáo…

– Dạng nói: bản tin hàng ngày, quảng cáo, thông tin…

Phong cách ngôn ngữ báo chí

Đề bài

Phong cách ngôn ngữ báo chí

Lời giải chi tiết

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.Khái quát về phong cách báo chí

a] Khái niệm: Là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, internet…như tin tức, phóng sự, bình luận, tiểu phẩm, diễn đàn, thông tin quảng cáo…

b] Đặc điểm: Tính thông tin sự kiện; tính ngắn gọn; tính hấp dẫn.

2.Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí

a] Ngữ âm – chữ viết: Người nói phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, tôn trọng người nghe; Người viết viết đúng quy cách.

b] Từ ngữ:Dùng vốn từ toàn dân, đa phong cách, tuỳ thuộc nội dung bài viết có thể dùng các vốn từ chuyên môn của các ngành.

c] Ngữ pháp: Câu văn rõ ràng, chính xác; thường dùng một số khuôn mẫu cú pháp nhất định.

d] Biện pháp tu từ: Sử dụng phù hợp với từng thể loại.

e] Bố cục trình bày: Rõ ràng, hợp lôgic, dễ tiếp thu. Một số thể loại có bố cục tương đối ổn định.

II. RÈN KĨ NĂNG

1.Hãy phân tích cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí được thể hiện trên trang nhất của một tờ báo mà anh [chị] đọc hàng ngày.

Gợi ý:Tuỳ thuộc vào tờ báo thường hay đọc, khi phân tích chú ý nêu rõ:

- Tên báo, ngày xuất bản, báo thường dành cho đối tượng nào?

- Trang nhất đề cập đến những vấn đề gì?

- Phông chữ của mỗi phần? Những từ nào được viết tắt, viết hoa? Cách viết từ nước ngoài như thế nào? Sử dụng từ toàn dân không? Sử dụng từ chuyên ngành không, của ngành nào, có phù hợp nội dung bài viết không?…

- Câu văn có rõ ràng chính xác không? Tên bài báo được đặt bằng cụm từ hay câu? có ngắn gọn không? Các bản tin được mở đầu như thế nào?

- Lời dẫn gián tiếp, trực tiếp được sử dụng, trình bày như thế nào?

- Có sử dụng biện pháp tu từ không?

- Bố cục, cách trình bày của trang báo? ý nghĩa của việc trình bày? [Nhằm nhấn mạnh điều gì?…]

- Những đặc điểm trên có được sử dụng tương đối ổn định trong các số báo không hay chỉ mang tính nhất thời?

2.Sắp đến, mỗi tháng, lớp anh [chị] sẽ ra một tờ báo tường phản ánh các mặt sinh hoạt, học tập của lớp. Hãy viết một bài giới thiệu [như là thư ngỏ] đăng vào số đầu tiên, cổ động cho tờ báo.

Gợi ý:

- Đặt tên cho bài viết [Chẳng hạn: “Thư ngỏ’, “Lời muốn nói”, “Cùng chia sẻ”…]

- Hô ngữ [“Các bạn thân mến!”, “Tập thể 11…yêu quý!”, “Thưa các bạn”…].

- Lí do ra đời của tờ báo, xuất phát từ nhu cầu – yêu cầu thực tế của tập thể [Chẳng hạn: “Chia sẻ là một điều không thể thiếu trong đời sống tinh thần của chúng ta. Hơn thế, chúng ta còn cần học tập, trao đổi với nhau trong học tập, cuộc sống…Để tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó của mỗi thành viên trong tập thể, BCH Chi đoàn 11…quyết định cho ra đời tờ Nguyệt san của lớp.]

- Nội dung dự kiến của báo? [báo sẽ viết về những vấn đề gì?]

- Lời mời gọi tham gia ủng hộ cho báo [Chẳng hạn: Tờ Nguyệt san sẽ là cây cầu nối những bờ tâm tư của thành viên trong tập thể 11…yêu quý. Vậy rất mong các bạn sẽ cùng đọc, cùng gửi bài chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm, những kinh nghiệm học tập, những kiến nghị đề xuất, … Mọi thư từ bài vở xin gửi về…].

- Có thể dùng một câu Khẩu hiệu để cổ vũ [Chẳng hạn: Hãy sẻ chia để đón nhận”, “Hãy nối bờ yêu thương”…]

- Lời cảm ơn.

3. Đặt tên cho tin ngắn.

Có thể đặt một số tên như sau cho tin ngắn: Hiến máu nhân đạo dự trữ cho SEA Games 22, Hiến máu nhân đạo vì SEA Games 22, Hiến máu – tiếp sức SEA Games 22, …

Loigiaihay.com
  • Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

  • Luyện tập về tách câu

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Tách câu là tách một bộ phận của câu thành câu riêng nhằm mục đích tu từ [nhấn mạnh nội dung thông tin] hoặc để chuyển nội dung. Việc đặt dấu câu bất thường như vậy thường chỉ gặp trong văn học nghệ thuật.

  • Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Khái niệm Phỏng vấn là phương thức hỏi đáp trong hội thoại nhằm thu nhận thông tin trực tiếp từ một đối tượng, đối tượng đó thường là người nổi tiếng hoặc một người liên quan đến sự việc mamg tính chất thời sự, người làm chứng, …

  • Đọc kịch bản văn học

    I. NHỮNG YÊU CẦU VỀ ĐỌC KỊCH BẢN VĂN HỌC 1. Trong kịch có nhân vật, cốt truyện, lời trữ tình và đặc biệt là xung đột gay gắt. Vì thế, đọc kịch cần chú ý: phân tích cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, xung đột kịch.

  • Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Tham khảo phần Kiến thức cơ bản của bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. - Khi xây dựng đề cương phỏng vấn, chú ý nên:

  • Soạn bài Vội vàng - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn nhất tập 2 bài Vội vàng - Xuân Diệu. Câu 2: Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu được nói đến trong 11 câu thơ được thể hiện như sau:

  • Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 2 bài Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu. Câu 1: Hoàn cảnh ra đời bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

  • Soạn bài Hầu trời - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn nhất tập 2 bài Hầu trời - Tản Đà. Câu 2: Cảnh đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe:

  • Phân tích bài thơ Hầu trời của Tản Đà

    Tìm hiểu chung 1. Tác giả Tản Đà [1889 – 1939] tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu. Ông sinh ra bên núi Tản sông Đà, huyện Bất Bạt, Sơn Tây [nay là Ba Vì, Hà Tây] nên lấy bút danh là Tản Đà. Tản Đà sinh ra trong một gia đình nhà nho có truyền thống khoa bảng và văn học nghệ thuật

Video liên quan

Chủ Đề