Phòng khám nha khoa có hóa đơn đỏ năm 2024

Phòng khám nha khoa có phải xuất hóa đơn đỏ không? Quy định của pháp luật liên quan đến xuất hóa đơn đỏ của phòng khám nha khoa hiện nay như thế nào? Để biết thêm thông tin mời bạn đọc tham khảo bài viết Hướng dẫn cách xuất hóa đơn đỏ phòng khám nha khoa của Luật ACC dưới đây nhé!

Hướng dẫn cách xuất hóa đơn đỏ phòng khám nha khoa

1. Hóa đơn đỏ là gì?

Hóa đơn đỏ là một tên gọi khác của hóa đơn giá trị gia tăng [VAT] do Bộ Tài chính phát hành hoặc do công ty tự mình in ra sau khi đã đăng ký mẫu hóa đơn với cơ quan thuế, hóa đơn đỏ chính là một loại chứng từ có giá trị pháp lý thể hiện giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán, bên cung ứng dịch vụ xuất cho bên mua, bên sử dụng dịch vụ và nó được dùng làm căn cứ xác định số tiền thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước.

Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2020 NĐ-CP:

“Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.”

Như vậy, số tiền thuế GTGT ghi trên hóa đơn đỏ khi mua hàng được gọi là thuế giá trị gia tăng đầu vào. Còn số tiền thuế ghi trên các loại hóa đơn xanh [hoặc tím] khi mua hàng thì gọi là thuế GTGT đầu ra.

Nếu thuế GTGT đầu vào của doanh nghiệp lớn hơn đầu thuế GTGT đầu ra thì nhà nước sẽ khấu trừ và hoàn lại mức chênh lệch. Ngược lại, doanh nghiệp cần nộp phần chênh lệch nếu thuế GTGT đầu ra lớn hơn mức đầu vào.

2. Hướng dẫn cách xuất hóa đơn đỏ phòng khám nha khoa

Căn cứ các văn bản pháp luật về thuế, hóa đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 9, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng [GTGT] quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:

"9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.

Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.

Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh [theo quy định của Bộ Y tế] bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT".

Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

Tại Khoản 8, Điều 1 sửa đổi, bổ sung Khoản 11, Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT quy định thuế suất 5%:

"Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác theo xác nhận của Bộ Y tế.

Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da [không bao gồm mỹ phẩm]; vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế theo xác nhận của Bộ Y tế".

Như vậy, Phòng khám nha khoa, răng hàm mặt cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh về răng miệng như: khám răng, nhổ răng, nội nha, chữa viêm nướu thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Phòng khám cung ứng dịch vụ thẩm mỹ răng miệng: tẩy trắng răng, chỉnh nha, niềng răng, gắn đá thì dịch vụ này thuộc trường hợp chịu thuế suất 10%.

Thuế GTGT đầu vào của Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế là 5%.

Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ [kể cả tài sản cố định] sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

Nếu phòng khám sử dụng cả 02 dịch vụ không chịu thuế và chịu thuế thì phải hạch toán riêng thuế GTGT cho từng dịch vụ. Nếu có hoá đơn đầu vào sử dụng chung thì ta phải phân bổ theo doanh thu.

Lưu ý: Thuế suất GTGT không chịu thuế và 0% là khác nhau, khi viết hoá đơn nếu không chịu thuế thì phần thuế GTGT ta có thể sử dụng dấu: "/" hoặc "-"

3. Thế nào là một hóa đơn đỏ hợp lệ?

Hoá đơn đỏ hợp lệ hoá đơn viết đúng theo Nguyên tắc quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC và 219/2013/TT-BTC như sau:

  • Bao gồm đầy đủ nội dung bắt buộc trên hóa đơn, tên, địa chỉ, mã số thuế của hai bên giao dịch mua bán;
  • Tên hàng hoá, dịch vụ phải gồm các chỉ tiêu như đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền [ghi bằng cả số và chữ];
  • Hai bên mua bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán, ngày tháng năm lập hoá đơn.

4. Một số điểm cần lưu ý khi xuất hóa đơn đỏ

  • Nội dung viết liên tục, không ngắt quãng, không viết đè chữ lên nhau và gạch chéo phần còn trống.
  • Nội dung thể hiện trên hóa đơn đỏ không được tẩy sửa, xóa và cùng một loại mực
  • Điền đầy đủ thông tin về người mua hàng một cách chính xác.
  • Người viết phải kẹp 3 liên viết cùng lúc, nội dung trên các liên phải đồng nhất, không được viết tách riêng từng liên
  • Số hóa đơn lập phải liên tục, từ số nhỏ tới lớn.
  • Ngày/tháng/năm ghi trên trên hóa đơn vào thời điểm phát sinh giao dịch hoặc ngay sau khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho bên mua.
  • Hình thức thanh toán có thể là chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt.

5. Quy định mức phạt khi bán hàng không xuất hóa đơn GTGT

Khoản 5 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định

“Điều 24. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”

Như vậy bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà không xuất hóa đơn sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.

Ngoài ra, Nếu bị cơ quan thuế phát hiện hành vi trốn, gian lận thuế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn và gian lận; Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập hóa đơn theo quy định và nộp đủ số tiền trốn thuế vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm theo quy định như trên.

Trên đây là nội dung thông tin mà Luật ACC cung cấp cho quý bạn đọc với chủ đề Hướng dẫn cách xuất hóa đơn đỏ phòng khám nha khoa. Chúng tôi hy vọng những kiến thức này là hữu ích đối với bạn. Trong quá trình tham khảo, nếu còn nội dung nào bạn chưa rõ hoặc thắc mắc vui lòng phản hồi bài viết này hoặc liên hệ trực tiếp tới Luật ACC theo thông tin dưới đây để được đội ngũ chuyên gia, luật sư tư vấn, giải đáp kịp thời nhé!

Chủ Đề