Phụ gia thực phẩm được quy định là gì

Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Thành Long huyện Thạch Thành - Thanh Hóa

Phụ gia thực phẩm được quy định là gì

Phụ gia thực phẩm được quy định là gì

Phụ gia thực phẩm được quy định là gì

Phụ gia thực phẩm được quy định là gì

Phụ gia thực phẩm được quy định là gì

Phụ gia thực phẩm được quy định là gì

Truy cập

Phụ gia thực phẩm được quy định là gì

Phụ gia thực phẩm được quy định là gì

Ngày 27/03/2023 10:30:00

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM

1. Phụ gia thực phẩm là gì?

- Phụ gia thực phẩm là những chất không được coi là thực phẩm hoặc một thành phần của thực phẩm. Phụ gia thực phẩm có ít hay không có giá trị dinh dưỡng, được chủ động cho vào với mục đích đáp ứng yêu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, bảo quản thực phẩm.Phụ gia thực phẩm không bao gồmcác chất gây ô nhiễm hay các chất bổ sung vào thực phẩm với mục đích tăng thêm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

- Mọi loại phụ gia thực phẩm sử dụng đều phải có giới hạn.

- Phải đảm bảo phụ gia thực phẩm đạt tiêu chuẩn tinh khiết dùng trong thực phẩm.

- Khi sử dụng phụ gia thực phẩm, người sản xuất phải ghi rõ tên phụ gia thực phẩm được phép sử dụng, giới hạn sử dụng trong hồ sơ đăng ký và được phép của cơ quan y tế có thẩm quyền.

Phụ gia thực phẩm được quy định là gì

Cần phân biệt phụ gia thực phẩm với chất hỗ trợ chế biến:

- Chất hỗ trợ chế biến: cũng được sử dụng với chủ ý nhằm hoàn thiện một công nghệ nào đó trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, chất hỗ trợ chế biến có mặt trong thực phẩm chỉ như một tồn dư không mong đợi (tương tự như dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, kháng sinh, hormon…) và mức tồn dư này càng thấp càng tốt.

2. Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm ở Việt Nam

- Chỉ được phép sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh tại thị trường Việt Nam các phụ gia thực phẩm trong "danh mục" và phải được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền.

- Việc sử dụng các phụ gia thực phẩm trong danh mục trong sàn xuất, chế biến, xử lý, bảo quản, bao gói và vận chuyển thực phẩm phải thực hiện theo quy định của Nhà nước và phù hợp với quy định quốc tế

- Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục phải đảm bảo:

- Đúng đối tượng thực phẩm và liều lượng không vượt quá mức giới hạn an toàn cho phép.

+ Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn quy định cho mỗi chất phụ gia theo quy định hiện hành.

+ Không làm biến đổi bản chất, thuộc tính tự nhiên vốn có của thực phẩm.

- Các chất phụ gia thực phẩm trong danh mục lưu thông trên thị trường phải có nhãn hiệu hàng hóa theo các quy định hiện hành. Phải có hướng dẫn sử dụng cho các chất phụ gia đặc biệt.

- Hàng năm, Bộ Y tế tổ chức xem xét việc sử dụng phụ gia thực phẩm trên cơ sở đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

- Các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định, tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm: Trước khi sử dụng một loại phụ gia thực phẩm mới, cơ sở cần chú ý:

+ Chất phụ gia đó phải nằm trong danh mục Bộ Y tế cho phép sử dụng.

+ Chất phụ gia đó được phép sử dụng đối với loại thực phẩm mà cơ sở sản xuất, chế biến.

+ Phải biết được giới hạn tối đa cho phép của chất phụ gia đó cho vào trong sản phẩm thực phẩm cơ sở sản xuất là bao nhiêu.

Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm. Có thể nói phụ gia thực phẩm là thành phần không thể thiếu trong nền công nghiệp thực phẩm hiện nay. Tuy nhiên, người sản xuất, người tiêu dùng đôi khi chưa chưa hiểu đúng, đầy đủ về phụ gia thực phẩm cũng như các quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm.

Phụ gia thực phẩm được quy định là gì

Trong thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ Y tế, việc sử dụng phụ gia thực phẩm được quy định rất rõ, cụ thể như sau:

1. Sử dụng phục gia thực phẩm trong thực phẩm phải bảo đảm: phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm; Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm; Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.

2. Chỉ sử dụng phụ gia thực phẩm nếu việc sử dụng này đạt được hiệu quả mong muốn nhưng không có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe con người, không lừa dối người tiêu dùng và chỉ đề đáp ứng một hoặc nhiều chức năng của phụ gia thực phẩm theo các yêu cầu dưới đây trong trường hợp các yêu cầu này không thể đạt được bằng các cách khác có hiệu quả hơn về kinh tế và công nghệ:

- Duy trì giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Đối với sản phẩm được sử dụng với mục đích đặc biệt mà phụ gia thực phẩm như một thành phần thực phẩm (ví dụ đường ăn kiêng) thì không phải kiểm soát;

- Tăng cường việc duy trì chất lượng hoặc tính ổn định của thực phẩm hoặc để cải thiện cảm quan nhưng không làm thay đổi bản chất hoặc chất lượng của thực phẩm nhắm lừa dối người tiêu dùng;

- Hỗ trợ trong sản xuất, vận chuyển nhưng không nhằm che giấu ảnh hưởng do việc sử dụng các nguyên liệu kém chất lượng hoặc thực hành sản xuất, kỹ thuật không phù hợp.

3. Phụ gia thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, an toàn thực phẩm theo các văn bản được quy định như sau:

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Tiêu chuẩn quốc gia trong trường hợp chưa có các quy định như điểm trên;

- Tiêu chuẩn của CAC, JECFA, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài trong trường hợp chưa có các quy định tại hai điểm trên;

- Tiêu chuẩn của nhà sản xuất trong trường hợp chưa có các quy định tại 3 điểm trên.

4. Ngoài việc phụ gia thực phẩm có trong thực phẩm do được sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm còn có thể có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm đã có chứa phụ gia thực phẩm và phải tuân thủ quy định như sau:

- Được phép sử dụng trong các nguyên liệu hoặc thành phần (bao gồm cả phụ gia thực phẩm);

- Không vượt quá mức sử dụng tối đa trong các nguyên liệu hoặc thành phần (bao gồm cả phụ gia thực phẩm);

- Thực phẩm có chứa phụ gia thực phẩm được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần phải bảo đảm lượng phụ gia thực phẩm đó không được vượt quá mức sử dụng tối đa trong nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm theo quy trình, công nghệ sản xuất.

Phụ gia thực phẩm không được phép sử dụng trong nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm có thể được sử dụng hoặc cho vào nguyên liệu hoặc thành phần đó nếu sản xuất, nhập khẩu để phục vụ sản xuất nội bộ của doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối đã được doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ký hợp đồng giao kết và phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Nguyên liệu hoặc thành phần này chỉ được sử dụng để sán xuất riêng cho một loại thực phẩm;

- Phụ gia thực phẩm phải được phép sử dụng và lượng sử dụng không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với loại thực phẩm đó;

- Phải được đăng kí bản công bố sản phẩm theo quy định;

Các nhóm sản phẩm không chấp nhận phụ gia thực phẩm được mang vào từ thành phần và nguyên liệu để sản xuất thực phẩm, trừ khi các phụ gia đó được quy định cụ thể (có quy định cụ thể riêng), bao gồm:

- Sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh

- Thực phẩm bổ sung dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Phụ gia thực phẩm phải được mang vào thực phẩm từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm nhưng không tạo nên công dụng đối với sản phẩm cuối cùng thì không bắt buộc phải liệt kê trong thành phần cấu tạo của thực phẩm đó.

Để hiểu biết và sử dụng đúng phụ gia thực phẩm, người sản xuất, người tiêu dùng hãy tìm hiểu chi tiết các quy định về phụ gia thực phẩm quy định tại Thông tư 24/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ Y tế quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm.