Phương pháp quy nạp và diễn dịch

Song hành, quy nạp và diễn dịch là các phương pháp nghiên cứu được sử dụng phổ biến trong khoa học tự nhiên và xã hội. Vậy diễn dịch là gì? Quy nạp là gì? Song hành là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về các phương pháp này trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về phương pháp diễn dịch là gì?

Diễn dịch là gì? 

Diễn dịch là phương pháp tư duy đi từ cái chung đến cái riêng, từ cái phổ biến đến cái cá biệt. Điều đó có nghĩa là căn cứ vào thuộc tính, đặc trưng của loài  nào đó để rút ra kết luận về một sự vật cá biệt trong loài đó. 

Ví dụ: Với những kiến thức chung về loài chó, chúng ta đi tìm hiểu về đặc điểm của giống chó Ngao Tây Tạng. 

Phương pháp diễn dịch là gì?

Đặc điểm của diễn dịch

  • Đây là quá trình vận dụng những nguyên lý chung để rút ra kết luận riêng. Tuy nhiên, để kết luận đảm bảo tính chính xác thì tiền đề phải đúng, được suy luận logic, rõ ràng và phải có quan điểm cụ thể. 
  • Diễn dịch là phương pháp được dùng để xây dựng lý thuyết mở rộng. Phương pháp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các bộ môn khoa học như vật lý, toán học,…

Các bộ phận của phương pháp diễn dịch là gì?

Phương pháp diễn dịch gồm có những bộ phận sau: 

  • Tiền đề: Đó là những phán đoán đã biết, là căn cứ để tiến hành quá trình suy luận. 
  • Quy tắc suy luận logic: Là kết cấu hình thức cần phải tuân thủ khi suy luận. 
  • Kết luận: Là kết quả của toàn bộ quá trình suy luận. 

Đoạn văn diễn dịch là gì?

Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn được viết, được trình bày theo phương pháp diễn dịch. Trong đó, câu chủ đề của đoạn văn diễn dịch nằm ở đầu câu, có ý nghĩa khái quát cả đoạn. Những câu văn còn lại triển khai cụ thể các ý có trong câu chủ đề [câu diễn dịch], bổ sung và làm rõ câu chủ đề. 

Trong đoạn văn viết theo phương pháp diễn dịch, người viết thường sử dụng các thao tác như chứng minh, giải thích, bình luận, phân tích, đánh giá và bảy tỏ cảm nhận của người viết. 

Đoạn văn diễn dịch là j?

Tìm hiểu về phương pháp quy nạp là gì?

Quy nạp là gì?

Quy nạp là phương pháp tư duy đi từ tri thức riêng đến tri thức chung, từ tri thức ít chung đến tri thức chung hơn.

Ví dụ: Nghiên cứu đặc điểm của từng cá thể voi trong đàn để rút ra đặc tính tính của loài voi. 

Quy nạp là j?

Đặc điểm của phép quy nạp là gì?

  • Quy nạp là quá trình rút ra nguyên lý chung từ việc quan sát hàng loạt những sự vật riêng lẻ. Điều kiện của quy nạp là sự lặp lại của một sự vật/ hiện tượng nào đó. 
  • PP quy nạp đóng vai trò quan trọng trong việc khám phá ra các quy luật, các giả thuyết,… được sử dụng trong khoa học và thực tiễn cuộc sống. 

Phân loại quy nạp

Quy nạp được chia thành 2 loại: 

  • Quy nạp hoàn toàn: Tiền đề chứa toàn bộ các đặc điểm của sự vật được nói đến. Từ đó, chúng ta có thể rút ra kết luận chung nhất về đối tượng đó. 
  • Quy nạp không hoàn toàn: Đây là phương pháp quy nạp đơn giản. Thông qua quá trình quan sát, chúng ta khám phá ra một thuộc tính nào đó của vật. Khi các thuộc tính đó được lặp lại nhiều lần và không có sự thay đổi sẽ rút ra kết luận về đối tượng nghiên cứu. Phương pháp quy nạp này có tính chất ngẫu nhiên, có thể đúng cũng có thể sai. Vậy nên, chúng ta cần phải vận dùng nhiều phương pháp nghiên cứu để có thể rút ra kết luận chính xác nhất về đối tượng nghiên cứu. 

Phương pháp quy nạp Toán Học là gì?

Đây là phương pháp chứng minh trong Toán Học, thường áp dụng cho tập hợp các số tự nhiên. Chúng ta rất hay gặp bài tập này trong chương trình Toán 11. 

Mỗi bài toán sẽ là một mệnh đề, có thể đúng hoặc sai. Các mệnh này sẽ phụ thuộc vào biến số n. Và việc của chúng ta là áp dụng những kiến thức đã học để chứng minh xem mệnh đề đó là đúng hay sai. 

Đoạn văn quy nạp là gì?

Không chỉ được nhắc đến trong Toán học, khái niệm quy nạp còn được nhắc đến trong Văn học. Vậy quy nạp là gì Ngữ Văn?

Theo đó, một đoạn văn được lập luận theo phương pháp quy nạp là đoạn văn trình bày từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết, cụ thể đến khái quát. Nếu như trong đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề nằm ở đầu đoạn thì trong đoạn văn quy nạp, câu chủ đề sẽ nằm ở cuối đoạn. Nó có nhiệm vụ khái quát lại được ý đã trình bày trước đó và khép lại nội dung của đoạn văn đó. 

Các câu trên thường được trình bày bằng nhiều thao tác khác nhau như minh họa, đánh giá, lập luận, rút ra nhận xét,… 

Cách trình bày đoạn văn theo phương pháp quy nạp và diễn dịch

Mối quan hệ giữa phương pháp diễn dịch và quy nạp

Trong quá trình tìm hiểu diễn dịch là j và cách quy nạp là gì, mình nhận thấy 2 phương pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quy nạp và diễn dịch là 2 phương pháp được dùng để nắm bắt hiện tượng, sự vật  theo 2 chiều hướng trái ngược nhau. Tuy nhiên, chúng lại bổ sung cho nhau một cách hoàn chỉnh, không thể “tôn thờ” phương pháp này và “gạt bỏ” phương pháp kia được. Cả hai có vai trò quan trọng ngang nhau và cần được áp dụng khi nghiên cứu về một đối tượng nào đó. 

Phương pháp quy nạp có vai trò quan trọng trong nghiên cứu tài liệu kinh nghiệm, đi sâu vào tư duy lý luận. Ngược lại, diễn dịch lại giữ vị trí đặc biệt quan trọng khi xây dựng hệ thống lý luận hoặc tìm kiếm kết cấu logic bên trong của sự vật. 

Tìm hiểu phương pháp song hành là gì Ngữ Văn?

Trong văn học, đoạn văn triển khai theo phương pháp song hành là đoạn văn không có câu chủ đề. Các câu trong đoạn văn sẽ triển khai song song, không có nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn sẽ nêu lên một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, góp phần giúp cho đoạn văn được mạch lạc và rõ ràng hơn.

Bài viết tham khảo: Tam quan là gì? Ngũ quan là gì? Tìm hiểu về tam quan & ngũ quan

Trên đây là bài viết giải thích các khái niệm diễn dịch là gì, quy nạp là gì và song hành gì. Mong rằng sẽ mang đến cho các bạn nhiều thông tin có giá trị. Nếu bạn có bất kỳ góp ý gì về bài viết thì hãy để lại bình luận bên dưới cho mình biết nhé!

Quy nạp và diễn dịch là hai phương pháp rất phổ biến trong khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng thường xuyên sử dụng hai phương pháp này để tư duy và diễn đạt ý kiến của mình.

I. Định nghĩa quy nạp và diễn dịch

– Quy nạp là phương pháp đi từ tri thức về cái riêng đến tri thức về cái chung, từ tri thức ít chung đến tri thức chung hơn.

Ví dụ: Nghiên cứu đặc điểm của từng cá thể lạc đà, từ đó rút ra kết luận về đặc điểm chung của loài lạc đà nói chung.

– Diễn dịch là phương pháp đi từ tri thức về cái chung đến tri thức về cái riêng, từ tri thức chung đến tri thức ít chung hơn.

Ví dụ: Với những kiến thức chung về loài hoa, ta đi tìm hiểu cụ thể về riêng loài hoa hồng.

II. Đặc điểm của quy nạp và diễn dịch

Phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch đều dẫn tới tri thức mới, từ cái biết rồi để tìm cái chưa biết, tức là khám phá ra tri thức mới.

1. Quy nạp

– Quy nạp là quá trình rút ra nguyên lý chung từ sự quan sát một loạt những sự vật riêng lẻ. Điều kiện khách quan của quy nạp là tính lặp lại của một loại hiện tượng nào đó.

– Phương pháp quy nạp giúp cho việc khái quát kinh nghiệm thực tiễn về những cái riêng để có được tri thức kết luận chung. Quy nạp đóng vai trò lớn lao trong việc khám phá ra quy luật, đề ra các giả thuyết.

– Tuy nhiên, quy nạp cũng có những hạn chế của nó, nhất là đối với loại quy nạp phổ thông theo lối liệt kê giản đơn. Thuộc tính chung được rút ra bằng quy nạp từ một số hiện tượng lại có thể không có ở tất cả các hiện tượng cùng loại nếu nó không liên quan đến bản chất của hiện tượng và do các điều kiện bên ngoài quy định. Quy nạp chưa thể xác định được thuộc tính đó là tất nhiên hay ngẫu nhiên.

– Để khắc phục hạn chế của quy nạp, cần phải có diễn dịch và bổ sung bằng diễn dịch.

2. Diễn dịch

– Diễn dịch là quá trình vận dụng nguyên lý chung để xem xét cái riêng, rút ra kết luận riêng từ nguyên lý chung đã biết. Tuy nhiên, muốn rút ra kết luận đúng bằng con đường diễn dịch thì tiền đề phải đúng và phải tuân theo các quy tắc lô-gíc, phải có quan điểm lịch sử – cụ thể khi vận dụng cái chung vào cái riêng.

– Nếu quy nạp là phương pháp dùng để khái quát các sự kiện và tài liệu kinh nghiệm thì diễn dịch là phương thức xây dựng lý thuyết mở rộng. Phương pháp diễn dịch có ý nghĩa quan trọng đối với các khoa học lý thuyết như toán học…

Ngày nay, trên cơ sở diễn dịch, người ta xây dựng trong khoa học các phương pháp như phương pháp tiên đề, phương pháp giả thuyết – diễn dịch.

II. Mối quan hệ giữa quy nạp và diễn dịch

– Mặc dù quy nạp và diễn dịch là hai phương pháp nhận thức có chiều hướng đối lập nhau, nhưng chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, làm tiền đề cho nhau, cái này đòi hỏi cái kia và bổ sung cho cái kia.

Do đó, không nên tách rời quy nạp và diễn dịch, cường điệu phương pháp này mà hạ thấp phương pháp kia và ngược lại. Chúng phải đi đôi với nhau như tổng hợp và phân tích. Ta phải sử dụng mỗi cái đúng chỗ và chỉ như vậy thì mới có thể góp phần nhận thức được đúng đắn sự vật, hiện tượng.

– Nhờ khái quát các tài liệu kinh nghiệm đã được tích lũy, quy nạp chuẩn bị căn cứ để dự kiến về nguyên nhân các hiện tượng nghiên cứu, về sự tồn tại một mối liên hệ tất yếu nhất định.

Còn diễn dịch thì luận chứng về mặt lý thuyết cho những kết luận thu được bằng con đường quy nạp, loại trừ tính không chắc chắn của những kết luận ấy và biến chúng thành những tri thức tin cậy.

Quy nạp giúp ta hiểu được cái chung, còn diễn dịch giúp ta đi từ cái chung để hiểu cái riêng. Quá trình nhận thức là đi từ cái riêng đến cái chung và từ cái chung đến cái riêng. Vì vậy, ta phải vận dụng tổng hợp cả quy nập và diễn dịch trong nhận thức và nghiên cứu khoa học.

8910X.com

Bài liên quan:

  • //hoc247.net/logic-hoc/bai-1l.
  • //loga.vn/bai-viet

Xin mời các bạn đưa ra một vài bình luận để bài viết có thể hoàn thiện hơn.

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!

Video liên quan

Chủ Đề