Phương pháp siêu hình là gì năm 2024

                                          

Câu 2: Phân biệt phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong triết học?

                      
Trả lời: Triết học phản ánh thế giới và giải thích thế giới bằng hai phương pháp khác nhau. Đó là phương pháp biến chứng và phương pháp siêu hình.
                      

  • Phương pháp biến chứng là phương pháp xem xét sự vật trong mối liên hệ phổ biến, trong sự vận động biến đổi không ngừng.
                          
  • Phương pháp siêu hình là phương pháp xem xét sự vật một cách cô lập tách rời.

*phuong phap bien chung: -Vừa thấy sự tồn tại, phát triển và tiêu vong.

                      

  • Xem xét sự vật ở cả trạng thái tĩnh và trạng thái động.
                          
  • Vừa thấy cây vừa thấy rừng, vừa thấy bộ phận vừa

thấy toàn thể.

                      

  • Vừa thấy sự riêng biệt vừa thấy có mối liên hệ qua lại.
                          

*phuong phap sieu hinh: - Chỉ thấy tồn tại mà không thấy phát triển và tiêu

                      
vong.
                      

  • Chỉ thấy trạng thái tĩnh mà không thấy trạng thái động.
                          
  • Chỉ thấy cây không thấy rừng, chỉ thấy bộ phận

mà không thấy toàn thể.

                      

  • Chỉ thấy sự riêng biệt không có mối quan hệ qua lại.
                          

Như vậy qua sự so sánh trên ta thấy phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình là hai phương pháp triết học đối lập nhau trong cách nhìn nhận và cách nghiên cứu thế giới. Chỉ có phương pháp biện chứng mới là phương pháp thực sự khoa học.

                              
Siêu hình học (Metaphysics) là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Meta ta phusika” có nghĩa là “sau vật lý” với “vật lý” ở đây dùng để chỉ các tác phẩm nghiên cứu vật chất của Aristotle trong thời kỳ cổ đại.

Phương pháp siêu hình là gì năm 2024

Siêu hình học (Metaphysics) là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Meta ta phusika” có nghĩa là “sau vật lý” với “vật lý” ở đây dùng để chỉ các tác phẩm nghiên cứu vật chất của Aristotle trong thời kỳ cổ đại. Hàm ý của cụm từ này ám chỉ sự thoát khỏi vật chất tự nhiên, hay chính là nghiên cứu về những gì vượt lên trên hiện tượng vật chất.

Trong cuốn METAFISICA do Tomas Alvira, Luis Clavell, Tomas Melendo biên soạn, định nghĩa siêu hình học là là việc nghiên cứu căn nguyên tối hậu, những nguyên lý đầu tiên và phổ quát nhất của thực tại.

Hiểu một cách đơn giản, siêu hình học là một nhánh của Triết học quan tâm đến việc giải thích bản chất của thế giới nhằm trả lời cho các câu hỏi như: Bản chất của chủ thể, nơi chốn, địa điểm là gì? Những điều bên ngoài trí óc của chúng ta liệu có tồn tại hay không?...

Lịch sử của Siêu hình học có thể chia làm 4 giai đoạn gồm: Siêu hình học trong thời kỳ Cổ đại; siêu hình học trong thời Kỳ Trung Cổ; siêu hình học trong thời kỳ cận đại và siêu hình học trong thời kỳ hiện đại.

Từ thời Cổ đại, hầu hết các triết gia đều cho rằng, nhận thức của tất cả mọi vật đều chỉ là một và họ mải miết đi tìm tính duy nhất của các thực tại đó. Tư tưởng siêu hình được đặt tiền đề từ đây.

Vào thế kỷ V và VI TCN, nhiều nhà triết học đã đưa ra các quan điểm lập luận của mình về thực tại căn nguyên của vạn vật như: các nhà triết gia Hy lạp vùng Ionie, Thalès, Héraclite, Pythagore, Parménide, Leucippe và Démocrite, Anaxagoras,...Tuy nhiên các quan điểm, tư tưởng của họ còn mang bộ mặt vật lý và hầu hết đều bị bác bỏ bởi thuyết hoài nghi và tương đối của nhóm ngụy biện (Sophiste). Sau đó những suy luận về triết học của Socrate xuất hiện thiên về luân lý đạo đức hơn là siêu hình đã mở đường cho những tư tưởng của Platon và Aristote.

Tư tưởng về siêu hình học được Plato lý giải bằng “Thuyết Platon" và thuyết Hình thức (hay thuyết Ý tưởng) phủ nhận thực tại của thế giới vật chất, coi nó chỉ là hình ảnh hoặc bản sao của thế giới thực. Ông đã cố gắng hoà hợp hai thực tế mâu thuẫn là thế giới khả giác và thế giới các Ý tưởng nhưng thuyết của Plato chỉ là một thuyết nhị nguyên siêu hình mà về cuối đời chính bản thân ông cũng hoài nghi về nó.

Sau Plato, Aristotle định nghĩa Siêu hình học là khoa học hữu thể (Science de l'Être), ông còn gọi Siêu hình học là Đệ nhất Triết học, vì nó nghiên cứu những căn nguyên và nguyên lý đầu tiên của thực tại. Danh xưng này diễn tả xác đáng địa vị trung tâm của Siêu hình học trong triết học, nó cũng khiến cho Siêu hình học khác biệt với những ngành tri thức khác mà Aristotle gọi là Đệ nhị Triết học. Siêu hình học là “đệ nhất” không phải vì nó có sớm về mặt biên niên. Nó là đệ nhất bởi vì có tính ưu tiên đương nhiên trong triết học xét như toàn khối, và trong tương quan với những khoa học khác.

Aristotle giải thích siêu hình học bằng lý thuyết mô thể. Nhờ nó, ông xây dựng một hệ thống siêu hình học đa dạng như: Tính loại suy của ý niệm hữu thể; hiện thể; tiềm thể; khả hể; các loại nguyên nhân… Những phát minh này của Aristotle có tầm quan trọng quyết định trong sự phát triển của triết học và ảnh hưởng lớn trong thần học công giáo.

Tuy nhiên, siêu hình học của Aristotle vẫn thiếu sót vì ông không tìm ra căn nguyên làm cho thực tại thống nhất.

Ở thời kỳ này, cùng với sự phát triển của đạo Hồi, Kitô giáo thì chủ nghĩa Duy vật, Khắc kỷ, Khoái lạc hay Nguyên Tử đều đang rất hưng thịnh. Siêu hình học trong giai đoạn này thể hiện hình thức tối cao của nhận thức lý tính về tồn tại, về sự phục tùng tri thức siêu lý tính được đem lại trong mặc khải. Tư tưởng về siêu hình học nổi bật ở thời kì này phải kể đến tư tưởng của Thomas Aquinas. Ông luận chứng cho sự đồng nhất của “đệ nhất Triết học" là sự nhận thức nguyên nhân tối cao (Chúa, Đấng Sáng thế với tư cách nguyên nhân thứ nhất của vạn vật), còn siêu hình học thì khảo cứu cái thực tồn và những gì có quan hệ với nó.

Đồng thời, ông cũng lĩnh hội triết học đi trước của Aristotle khi vạch ra mối liên hệ đặc thù giữa “đệ nhất triết học” với thần học, định hướng thế giới quan trung cổ với ý niệm về Chúa như một Đấng Sáng thế, sự nhận thức về Chúa như là nguyên nhân tối cao và những luận chứng cho sự tồn tại của Chúa.

Triết học thứ nhất của Aristotle khi đặt ra vấn đề bản chất của cái thực tồn và cái thực tồn tổng thể với tư cách là cái tối cao và cái tối hậu (Thượng đế) đã đánh đồng niềm tin Thiên Chúa giáo với chính nội dung trong học thuyết triết học của ông. Từ đó, người ta đã đồng nhất “đệ nhất triết học” với siêu hình học và thần học. Tuy nhiên, nói một cách chính xác hơn, thần học trung cổ không gắn liền với vấn đề xác định tồn tại nói chung như của Aristotle, mà toàn bộ siêu hình học phải phục tùng thần học một cách tuyệt đối.

Ở thời kỳ này, mọi vấn đề về triết học hầu hết đều được khoa học soi sáng. Nhiệm vụ của khoa học sẽ giúp Siêu hình học giai đoạn này đi từ mặt lý thuyết mang tính truyền thống trở thành trình độ khoa học tuyệt đối. Khi tăng tính lập luận logic và liên kết chặt chẽ của lý luận theo hướng khoa học, siêu hình học thời kì này còn được coi là siêu hình học nhận thức.

Bên cạnh đó, để giữ được bản chất của triết học truyền thống, một số nhà tư tưởng cũng đưa ra những giới hạn về tính khoa học trong triết học, tiêu biểu phải kể đến Pascal với thuyết “Lý lẽ của trái tim”. Điều này cho phép tư duy siêu hình khả năng bao quát thực tại lẫn hiểu biết con người và vấn đề về sự tồn tại của chủ thể.

Tuy nhiên, sự tham gia của khoa học cũng khiến cho siêu hình học ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII rơi vào khủng hoảng với sự hệ thống hóa nó thành tri thức triết học phổ quát.

Nếu siêu hình học ở thời kì cổ đại là lý luận cho chính mình, ở thời trung cổ bị ảnh hưởng bởi thần giáo hay chi phối bởi khoa học quá lớn ở thời cận đại thì sang thời kỳ hiện đại, nó cho phép con người có thể thoải mái đưa ra các giả thuyết, lập luận của bản thân trong việc lý giải về siêu hình học.

Tuy nhiên ở thời kỳ này lại xảy ra mâu thuẫn giữa siêu hình học truyền thống và những học thuyết, lí giải mới về khoa học của siêu hình học thời kỳ hiện đại. Giai đoạn này có một số học thuyết lý giải về siêu hình học tiêu biểu bao gồm:

Học thuyết của E. Kant cố gắng nắm bắt chính xác các vấn đề nội tại của siêu hình học trước đó, để trên cơ sở ấy, phân tích nó một cách có phê phán và luận chứng cho một phương thức triết lý mới. Đóng góp của Kant là việc thừa nhận khả năng và tính tất yếu nội tại của siêu hình học, khẳng định bản chất của nó xuất phát từ việc nghiên cứu vấn đề tính hữu hạn của tồn tại người. Kant coi siêu hình học là sự kết thúc văn hoá tư duy của con người. Đối với ông, đối tượng của siêu hình học (triết học), của toán học và khoa học tự nhiên (trước đó là triết học tự nhiên) là hoàn toàn khác nhau. Đây là một luận điểm quan trọng, vì nó tạo ra tiền đề cho siêu hình học văn hoá ở thế kỷ XX.

Tiếp thu quan điểm của Kant, khi xây dựng siêu hình học thực chứng, Fichte và Schelling đã gắn liền tư duy với thượng đế, lý tính với giới tự nhiên, siêu hình học với khoa học, lý giải biện chứng của lý tính không phải sự bế tắc lý luận, mà giống động lực phát triển của nhận thức. Phép biện chứng được coi như một thành tố cần thiết của tư duy chân thực.

Hegel được coi là người đầu tiên đối lập siêu hình học và phép biện chứng như hai phương pháp khác nhau. Ông cho rằng nguồn gốc của phương pháp siêu hình là việc giới hạn hoạt động nhận thức ở lĩnh vực lý trí; còn phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức mâu thuẫn và phát triển khái niệm. Mặc dù đối lập phương pháp siêu hình với phương pháp biện chứng, song Hegel vẫn coi siêu hình học là “khoa học của các khoa học” và triết học của ông là siêu hình học chân chính.

Giống với các môn khoa học và những tư tưởng, quan điểm khác, siêu hình học cũng có những ưu, nhược điểm riêng. Trước hết, về ưu điểm:

Siêu hình học cung cấp nền tảng cho tư tưởng giáo dục bằng cách thiết lập tri thức, chân lý và giá trị, từ đó tạo nên sự thông suốt trong quá trình học tập.Với những tư tưởng, giá trị siêu hình học cung cấp cũng tạo điều kiện giúp các nghiên cứu khác sẽ dễ dàng tiếp cận và linh hoạt hơn. Đối với các nhà tư tưởng, khoa học, siêu hình học sẽ giúp họ trong việc giải thích khía cạnh triết học của các hiện tượng, chuyên ngành, vấn đề đặc biệt. Ngoài ra, siêu hình học cũng có thể giải đáp sự tò mò với các sự vật, sự việc, vấn đề mà chúng ta thực sự quan tâm một cách hợp lý. Đồng thời rèn luyện khả năng tư duy logic và phán đoán cho mỗi người.

Bên cạnh ưu điểm, siêu hình học cũng có những nhược điểm. Hầu hết mọi hệ thống triết học đều có lỗ hổng bởi nó được lập luận nhờ trí óc con người. Tuy nhiên, trí óc chúng ta lại không có khả năng nắm bắt được tất cả cấu trúc của mọi thứ nên nó sẽ không đảm bảo sự hợp lí hoàn toàn. Hơn nữa, việc hoàn chỉnh lí luận của siêu hình học được xác nhập bởi nhiều người với những nền tư tưởng khác nhau nên khi áp dụng vào mỗi hoàn cảnh sẽ đem đến hiệu quả khác nhau.

Mặc dù siêu hình học thiếu các ứng dụng thực tế, nhưng nó đáng để nghiên cứu bởi vì mọi người đều đặt ra các giả định siêu hình, tức là các giả định về cái có thật. Hầu hết mọi người là những người theo chủ nghĩa nhị nguyên siêu hình, tin rằng tinh thần và vật chất đại diện cho hai phạm trù cơ bản mà tất cả mọi vật thực đều có thể được phân loại.

Có thể thấy, siêu hình học là một trong những nhánh vô cùng quan trọng của Triết học với những vấn đề nan giải mà đến nay chúng ta chưa đưa ra được kết luận chính xác. Tuy nhiên, những giá trị siêu hình học đem lại qua chiều dài lịch sử bằng những lý luận của các nhà tư tưởng khác nhau sẽ giúp chúng ta có cái nhìn lý giải khái quát nhất về các hiện tượng, vấn đề nếu được áp dụng đúng đắn.

Phương pháp biện chứng và siêu hình là gì?

“Biện chứng” là nghệ thuật tranh luận để tìm chân lý bằng cách phát hiện mâu thuẫn trong cách lập luận. “Siêu hình” dùng để chỉ triết học, với tư cách là khoa học siêu cảm tính, phi thực nghiệm. Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời và coi các mặt đối lập với nhau như có 1 ranh giới tuyệt đối.

Quan điểm siêu hình là gì?

Phương pháp siêu hình là phương pháp nhận thức thế giới với quan điểm cơ bản cho rằng, mọi sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất đều tồn tại cô lập lẫn nhau, cái này ở bên cạnh cái kia và nó luôn ở trong trạng thái tĩnh không có sự vận động và phát triển.

Thế nào là phương pháp tư duy biện chứng?

Tư duy biện chứng được hiểu là một hệ thống tổng hợp các nguyên tắc, các yêu cầu nền tảng được đút kết từ phép biện chứng mà trước hết biện chứng của tư duy.

Vật chất là nước là quan điểm của ai?

Thales (624-547 trước Công nguyên) coi vật chất là nước, Anaximenes (585-524 trước Công nguyên) coi vật chất là không khí, Heraclitus (540-480 trước Công nguyên) coi vật chất là lửa, Democritus (460-370 trước Công nguyên) coi vật chất là các nguyên tử...