Phương thức khởi tạo trong python

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu hàm khởi tạo trong Python, trong tiếng Anh ta gọi nó là Constructors method. Đây là loại hàm khá đặc biệt, được dùng để chạy những đoạn code quan trọng khi khởi tạo một đối tượng.

Phương thức khởi tạo trong python

Phương thức khởi tạo trong python

Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Có một số trường hợp bạn muốn chạy một đoạn code nào đó khi tạo mới một đối tượng. Ta có thể xử lý bằng cách đặt nó ở bên trong một phương thức nào đó, và gọi sau khi khởi tạo đối tượng:

class className:
    def config(self):
        print("Cấu hình cho lớp")


c = className()
c.config()

Tuy nhiên, vì bạn đang làm việc nhóm nên việc bắt buộc những người khác phải gọi đến hàm config này, và sẽ có người nhớ và có người quên. Vì vậy cần có một giải pháp nào tự động gọi đến hàm config mỗi khi tạo mới đối tượng? Đó chính là hàm khởi tạo.

1. Hàm khởi tạo trong Python là gì?

Hàm khởi tạo trong Python là một phương thức đặc biệt, nó có tên là __init__ và được gọi tự động mỗi khi bạn tạo mới một instance object của class.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Cú pháp như sau:

class className:
    def __init__(self, var1, var2, ...):
        # Code sẽ chạy khi tạo mới một className

# Cách dùng
c = className(var1, var2, ...)

Ví dụ: Tạo class Xe và có hàm khởi tạo.

class Xe:
    def __init__(self):
        print("Object Xe được khởi tạo")

x1 = Xe()
x2 = Xe()

Kết quả:

2. Tham số truyền vào hàm khởi tạo Python

Hàm khởi tạo cũng là một phương thức bình thường nên bạn cũng có thể truyền tham số cho nó.

Lúc này, khi khởi tạo object thì bạn phải truyền tham số cho nó nhé.

Vi dụ: Hãy tạo một lớp Student gồm hai thông tin tên và tuổi. Khi tạo mới một student thì bắt buộc phải nhập hai thông tin này.

class Student:
    name = ''
    age = 0
    def __init__(self, name, age):
        self.name = name
        self.age = age

c = Student("Nguyễn Văn Cường", 32)

print(c.name)
print(c.age)

kết quả:

3. Khi nào sử dụng hàm khởi tạo trong Python

Bạn nên sử dụng hàm khởi tạo trong trường hợp muốn chạy một đoạn code nào đó mỗi khi khởi tạo một object, đó có thể là đoạn code cấu hình quan trọng cho đối tượng.

Ví dụ: Bạn viết class xử lý các thao tác thêm / xóa / sửa cho sinh viên thì bắt buộc phải kết nối vào CSDL. Vì vậy mỗi khởi tạo đối tượng sinh viên thì ta sẽ chạy đoạn code kết nối DB ngầm.

Về lý thuyết thì như vậy, còn thực tế thì tùy vào khả năng và ý tưởng của lập trình viên.

Như vậy là chúng ta đã học xong về hàm khởi tạo Python. Hẹn gặp lại các bạn ở bài tiếp theo nhé.



Constructor trong Python là một loại phương thức (hàm) đặc biệt được sử dụng để khởi tạo các thể hiện của lớp. Constructor có thể có hai loại.

  1. Constructor tham số.
  2. Constructor không tham số.

Định nghĩa contructor được thực thi khi chúng ta tạo đối tượng của lớp này.


Nội dung chính

  • Tạo contructor trong Python
  • Ví dụ: Đếm số lượng đối tượng của một lớp
  • Ví dụ: constructor không tham số trong Python
  • Ví dụ: constructor tham số trong Python
  • Các hàm lớp dựng sẵn của Python
  • Các thuộc tính lớp tích hợp

Tạo contructor trong Python

Trong python, phương thức __ init __ mô phỏng contructor của lớp. Phương thức này được gọi khi lớp được khởi tạo. Chúng ta có thể chuyển bất kỳ số lượng đối số nào tại thời điểm tạo đối tượng lớp, tùy thuộc vào định nghĩa __ init __. Nó chủ yếu được sử dụng để khởi tạo các thuộc tính của lớp. Mỗi lớp phải có một constructor.

Ví dụ sau khởi tạo các thuộc tính của lớp Employee.

class Employee:

    def __init__(self, name, id):
        self.id = id;
        self.name = name;

    def display (self):
        print("ID: %d \nName: %s" % (self.id, self.name))

emp1 = Employee("Vinh", 101)
emp2 = Employee("Trung", 102)

# gọi phương thức display() để hiển thị thông tin employee 1
emp1.display();
  
# gọi phương thức display() để hiển thị thông tin employee 2
emp2.display();

Kết quả:

ID: 101 
Name: Vinh
ID: 102 
Name: Trung



Ví dụ: Đếm số lượng đối tượng của một lớp

class Student:
    count = 0

    def __init__(self):
        Student.count = Student.count + 1

s1 = Student()
s2 = Student()
s3 = Student()
print("Số lượng sinh viên là:", Student.count)

Kết quả:


Ví dụ: constructor không tham số trong Python

class Student:

    # Constructor không tham số
    def __init__(self):
        print("Đây là constructor không tham số")

    def show(self, name):
        print("Hello", name)

student = Student()
student.show("The Mac")

Kết quả:

Đây là constructor không tham số
Hello The Mac



Ví dụ: constructor tham số trong Python

class Student:

    # Constructor tham số
    def __init__(self, name):
        print("Đây là constructor tham số.")
        self.name = name

    def show(self):
        print("Hello", self.name)

student = Student("The Mac")
student.show()

Kết quả:

Đây là constructor tham số.
Hello The Mac


Các hàm lớp dựng sẵn của Python

Các hàm dựng sẵn được định nghĩa trong lớp được mô tả trong bảng sau.

HàmMô tả
1 getattr(obj,name,default) Nó được sử dụng để truy cập thuộc tính của đối tượng.
2 setattr(obj, name,value) Nó được sử dụng để đặt một giá trị cụ thể cho thuộc tính cụ thể của một đối tượng.
3 delattr(obj, name) Nó được sử dụng để xóa một thuộc tính cụ thể.
4 hasattr(obj, name) Nó trả về true nếu đối tượng chứa một số thuộc tính cụ thể.

Ví dụ:

class Student:

    def __init__(self, name, id, age):
        self.name = name;
        self.id = id;
        self.age = age

  
# tạo đối tượng của lớp Student 
s = Student("Trung", 101, 22) 

# in thuộc tính name của đối tượng s
print(getattr(s, 'name'))
  
# gán giá trị của age cho 23
setattr(s, "age", 23)

# in giá trị của age
print(getattr(s, 'age'))

# true nếu student chứa thuộc tính id
print(hasattr(s, 'id'))

# xóa thuộc tính age
delattr(s, 'age')

# bắn ra lỗi nếu age đã bị xóa
print(s.age)

Kết quả:

Trung
23
True
    print(s.age)
AttributeError: 'Student' object has no attribute 'age'


Các thuộc tính lớp tích hợp

Cùng với các thuộc tính khác, một lớp python cũng chứa một số thuộc tính lớp tích hợp cung cấp thông tin về lớp.

Các thuộc tính lớp tích hợp được đưa ra trong bảng dưới đây.

HàmMô tả
1 __dict__ Nó trả về dictionary chứa namespace của lớp.
2 __doc__ Nó chứa một chuỗi về tài liệu lớp.
3 __name__ Nó được sử dụng để truy cập tên lớp.
4 __module__ Nó được sử dụng để truy cập mô-đun trong đó, lớp này được định nghĩa.
5 __bases__ Nó chứa một tuple bao gồm tất cả các lớp cơ sở.

Ví dụ:

class Student:

    def __init__(self, name, id, age):
        self.name = name;
        self.id = id;
        self.age = age

    def display_details(self):
        print("Name:%s, ID:%d, age:%d" % (self.name, self.id))

s = Student("Trung", 101, 22)
print(s.__doc__)
print(s.__dict__)
print(s.__module__)

Kết quả:

None
{'name': 'Trung', 'id': 101, 'age': 22}
__main__