Pro kênh là gì

Phát hành nội dung nhạy cảm: Coi chừng ăn gậy YouTube

SKĐS - Có lẽ những ai thường xuyên sử dụng YouTube đều không xa lạ với cụm từ tiếng lóng ăn gậy - ám chỉ về việc bị máy chủ cảnh cáo những nội dung đăng tải không phù hợp trên nền tảng này.

Soi nội dung bằng thuật toán

Lâu nay, dân mạng truyền miệng 2 câu khá hài hước về hệ thống quản lý nội dung 3 gậy của YouTube: Một gậy làm chẳng nên non, ba gậy cùng vả chẳng còn account. Vậy, YouTube gỡ bỏ video trên quy mô cực lớn như thế nào? Luật 3 gậy của YouTube cụ thể là gì? Theo tạp chí nổi tiếng Economist, mỗi ngày có 600.000 giờ video mới được đăng tải lên YouTube. Những nhà quản lý nền tảng này luôn phải đau đầu nghĩ cách đảm bảo rằng các video tải lên tuân thủ chính sách bản quyền và quy định cộng đồng.

Trước đây, YouTube dựa vào cộng đồng cắm cờ những nội dung không phù hợp, sau đó để nhân viên kiểm tra lại. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, khi bị các nhãn hàng và cộng đồng chỉ trích mạnh mẽ, YouTube đã sử dụng thuật toán để kiểm tra các video đăng tải lên. Phương pháp này trước đây chỉ được dùng để phát hiện vi phạm bản quyền [tức là sử dụng Content ID trong phạm vi nhỏ], nhưng giờ được dùng trên quy mô toàn hệ thống và mở rộng ra đối với cả hành vi vi phạm quy định cộng đồng.

Chỉ trong 3 tháng cuối năm 2017, khi áp dụng luật mới, YouTube đã gỡ bỏ 8 triệu video, 85% trong số đó được thực hiện bởi thuật toán. Đồng thời, hiện nay, YouTube đang có khoảng 10.000 nhân viên phụ trách duyệt nội dung xấu và gỡ bỏ. Khi bị nhận diện là có nội dung không phù hợp, video bị gỡ và kênh sẽ bị gậy thứ nhất. Lúc đó, chủ kênh bị cấm phát trực tiếp [livestream] trong vòng 90 ngày. Nếu chủ kênh cố tình vi phạm [chẳng hạn phát trên một kênh khác], kênh sẽ bị khóa vĩnh viễn. Nếu bị gậy thứ 2 trong vòng 90 ngày, kênh bị cấm đăng tải video trong vòng 2 tuần. Nếu bị tiếp gậy thứ 3, tài khoản sẽ bị khóa.

Vì luật mới của YouTube, không ít MV nhạc Việt bỗng nhiên tàng hình chỉ sau ít giờ phát hành. Chẳng hạn mới đây, 2 MV Mẩy thật mẩy của BigDaddy và Hâm nóng của Emily bất ngờ bị bay màu khỏi YouTube dù mới chỉ phát hành vào chiều tối ngày 27/5. Cụ thể, khi click vào đường link dẫn đến 2 MV này, YouTube hiện lên bản thông báo: Video không có sẵn. Đây là video riêng tư. Khi tìm kiếm trên YouTube, kết quả mà khán giả thu về cũng chỉ là các bản remix, các bản lyrics video nhái.

Gần 1.000 video trên kênh YouTube của Thơ Nguyễn đã bị ẩn vì chứa nội dung phản cảm.

Trong MV Mẩy thật mẩy, dàn vũ công nữ được ví nóng hơn cả mùa hè khiến khán giả không thể rời mắt. Không chỉ thể hiện vũ đạo sexy, dàn vũ công này có nhiều khung hình khoe vòng 3 gợi cảm. Chưa hết, sản phẩm lần này còn đón chào sự xuất hiện của khách mời Emily - bà xã của BigDaddy. Không góp giọng trong ca khúc nhưng Emily lại đốt mắt người xem bởi vóc dáng quyến rũ và những phân đoạn tình tứ của cả hai. Còn với MV Hâm nóng, Emily tự tin thể hiện cá tính, vẻ đẹp, mong muốn của bản thân một cách cuồng nhiệt. Nhiều cảnh quay trong MV vô cùng táo bạo, quyến rũ bởi vũ đạo cực bắt mắt và sexy của Emily.

Dân mạng đồn đoán rằng, việc sở hữu nhiều cảnh 16 khiến 2 MV trên nhận về không ít ý kiến tiêu cực, cho rằng các hình ảnh xuất hiện trong MV là phản cảm, thậm chí có phần dung tục, không phù hợp với khán giả trẻ. Không loại trừ khả năng các cảnh 16 nóng bỏng ngập tràn trong 2 MV này cũng chính là nguyên do dẫn đến việc bị YouTube tuýt còi.

Không khoan nhượng nội dung phản cảm

Năm 2019, MV Nếu ngày ấy của Soobin Hoàng Sơn cũng từng bị YouTube xét duyệt lại, loại bỏ khỏi danh sách Trending công khai chỉ sau một thời gian ngắn ra mắt vì những nội dung không phù hợp trong video, bao gồm những cảnh quay có yếu tố bạo lực, máu me và vũ khí. Theo chính sách và nguyên tắc cộng đồng của YouTube, người sáng tạo nội dung không được đăng tải video liên quan tới hình ảnh bạo lực, hướng dẫn giết người, gây thương tích,...Đối chiếu theo chính sách này, có thể thấy MV Nếu ngày ấy của Soobin Hoàng Sơn đã vi phạm ít nhiều các điều khoản của YouTube, do đó không khó hiểu khi sản phẩm âm nhạc của anh bị gắn mác 16 .

Gần đây, có lẽ dư luận vẫn chưa quên sự việc YouTuber Thơ Nguyễn bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương xử phạt 7,5 triệu đồng do có hành vi cổ xúy mê tín dị đoan thông qua video clip xin vía học giỏi trên mạng xã hội. Bên cạnh xử phạt, kênh YouTube Thơ Nguyễn còn vấp phải sự phẫn nộ của dư luận do chứa nhiều nội dung mang tính nhảm nhí, không phù hợp với đối tượng công chúng của kênh là trẻ em. Sau án phạt, gần 1.000 video trên kênh YouTube của Thơ Nguyễn đã bị ẩn, chỉ còn video giải thích, tạm biệt và đến ngày 12/4 đăng tải video clip thông báo trở lại.

Việc kênh YouTube Thơ Nguyễn trở lại cũng nhận được sự quan tâm từ dư luận. Một số ý kiến ủng hộ việc quay lại của kênh YouTube này, đồng thời lưu ý về việc cần kiểm soát nội dung video cẩn thận trước khi đăng tải. Nhưng vẫn có một số người phản đối sự việc này. Đồng thời, một nhắc lại các nội dung không phù hợp của các video clip trước đây trên kênh YouTube Thơ Nguyễn. Đặc biệt, có những ý kiến vẫn một mực đòi tẩy chay, kêu gọi mọi người báo cáo kênh YouTube Thơ Nguyễn để kênh bị xoá vĩnh viễn.


Video liên quan

Chủ Đề