Quy trình đánh giá mức độ xanh lcaa năm 2024

5.2.1) Giải pháp kỹ thuật thông gió phòng chống ô nhiễm không khí, cải thiện môi trường lao động cho công nhân sản xuất giày 57

5.2.1.1) Các giải pháp chống nóng 57

5.2.1.2) Giải pháp chống hơi khí độc 59

5.2.1.3) Giải pháp chống bụi 59

5.2.2) Ap dụng các biện pháp giảm tác động của tiếng ồn sinh ra trong quá trình sản xuất 61

5.2.3) Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 62

5.2.4) Tăng tỉ lệ diện tích cây xanh 64

5.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NHỮNG PHƯƠNG ÁN ĐỀ NGHỊ 64

PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN 66

2. KIẾN NGHỊ 68

Quy trình đánh giá mức độ xanh lcaa năm 2024
73 trang | Chia sẻ: | Lượt xem: 5874 | Lượt tải: 1
Quy trình đánh giá mức độ xanh lcaa năm 2024

Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường Công ty da giày tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

ảng Nam thì vào năm 2005 Công ty đã nhập vào kho các nguyên liệu với số lượng như sau : Nguyên vật liệu Đơn vị tính Xuất xứ Số lượng Giả Da Yard Taiwan 1.350.866,1 Thuộc da Yard Taiwan 282.703.730,4 Vải các loại Yard Taiwan 22.988.019,6 Đế Đôi China 120.000 Keo Tổng hợp Kg Taiwan 9.641 Phụ liệu Kg Taiwan 56.322 Bảng 2.3: Bảng số lượng nguyên liệu nhập vào năm 2005 (Nguồn : Số liệu của Công ty da giày tỉnh Quảng Nam ) Nguồn nhiên liệu sử dụng của Công ty không đáng kể, các máy móc chủ yếu sử dụng nguồn năng lượng điện. Sản phẩm và sản lượng: Trong giai đoạn phát triển của công ty từ năm 1999 đến nay, Công ty da giày tỉnh Quảng Nam đã từng bước đầu tư đổi mới được một phần trong số các thiết bị máy móc cũ và lạc hậu có năng suất kém bằng các thiết bị tiên tiến.Nhờ đó sản phẩm công ty ngày càng được nâng cao và ổn định. Sản phẩm Công ty chủ yếu gia công giày thể thao (giày tennis, giày bóng rổ, giày luyện tập...). Giày thể thao có đế ngoài bằng cao su, plastic, thuộc da hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc hoặc bằng nguyên liệu dệt...Trung bình năm Công ty sản xuất được 281.000 mũ giày thể thao xuất khẩu, 87.200 đôi giày. Hiện nay phần lớn các khách hàng chuyên đặt gia công cho Công ty, vì thế không có thông tin thị trường, chưa thể sáng tác mẫu mốt để có những chủng loại sản phẩm mới, không chủ động được nguồn nguyên liệu và không có thương hiệu. Quá trình kiểm tra và đăng ký chất lượng sản phẩm: Hiện nay trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp ngành da giày muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường phải luôn chú trọng đến việc cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Để xuất khẩu hoặc phục vụ gia công xuất khẩu, sản phẩm phải đạt đủ các yếu tố : + Đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 + Bảo vệ môi trường trong sản xuất ISO 14000 + Bảo vệ và an toàn cho người lao động SA 8000 Hiện nay Công ty da giày tỉnh Quảng Nam chưa đạt chứng chỉ ISO 9000, mặc dù không áp dụng bất cứ hệ thống quản lý nào nhưng Công ty vẫn áp dụng các biện pháp để kiểm soát hoạt động có tác động đến môi trường cũng như việc xử lý những phế thải trong quá trình sản xuất để tránh bất cứ sự khiếu nại hoặc bị các cơ quan quản lý môi trường phạt. Chất lượng sản phẩm của Công ty da giày Tỉnh Quảng Nam luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng, năm 1999 công ty đã được “ Huy Chương Vàng” trong hội chợ triển lãm sản phẩm mới, công nghệ mới của Việt Nam. Việc quản lý chất lượng sản phẩm được thực hiện đồng bộ xuyên suốt quá trình sản xuất của Công ty, từ nhập nguyên liệu đến quy trình công nghệ và lưu kho hàng hoá. Đối với giai đoạn pha cắt, in ép, gò ráp,may, việc kiểm tra, đo lường sản phẩm được thực hiện với các mục như sau : định lượng các thuộc da, vải các loại, mực in, cuộn chỉ, kiểm tra máy móc. Nhìn chung Công ty có nhiều đầu tư và thực hiện tốt công tác kiểm tra đăng ký chất lượng sản phẩm. Vì điều này sẽ giúp công ty tạo được vị trí ngày càng vững mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế. Chương 3 XÁC ĐỊNH QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIÀY CỦA CÔNG TY DA GIÀY TỈNH QUẢNG NAM Để cung cấp thông tin cần thiết cho việc đánh giá tác động môi trường ở giai đoạn trong quá trình từ pha cắt cho đến khi đóng gói thành phẩm theo phương pháp LCA, trong chương này cung cấp thông tin tổng quát về quy trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào là thuộc da, giả da ...cho đến khi thành phẩm thông qua khảosát từ các phân xưởng của Công ty da giày tỉnh Quảng Nam. KHÁI QUÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT TỔNG THỂ Công ty da giày tỉnh Quảng Nam chủ yếu là nhận gia công theo đơn đặt hàng của các công ty khác nên nguyên liệu đầu vào như thuộc da, giả da, vải các loại.... đều nhập trong nước và nước ngoài. Kho nhiên liệu (da, vải, xương gót...) Chặt ( Pha cắt) Chuẩn bị sắp việc May Gò ráp Kiểm tra đóng gói Nhập kho In ép Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất giày CÁC GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT GIÀY Giai đoạn chặt (pha cắt): Giai đoạn chặt (pha cắt): Da (vải), xương gót nguyên liệu Dập Thành phẩm da (vải) Vạt Sơ đồ 3.2: Sơ đồ công nghệ giai đoạn chặt (pha cắt) Giày có đặc điểm đối xứng, đồng dạng, đồng kết cấu, đồng màu sắc…Nghiêm ngặt đến từng chi tiết hợp thành. Trong suốt quá trình sản xuất đặc điểm này phải được ton trọng ở các công việc nhất là từ khi bắt đầu lựa chọn và pha cắt nguyên liệu. Nguyên liệu ban đầu gồm các loại : thuộc da, giả da, vải các loại ( vải mesh, vải spandex...) được trải lên thớt chặt sau đó đặt khuôn chặt nhẹ nhàng lên bề mặt nguyên liệu chỗ định cắt chi tiết, lưu ý không để nguyên liệu bị thiếu trong phạm vi khuôn chặt. Điều khiển đầu dập với lực đập vừa đủ để cắt đủ chi tiết theo hình dạng khuôn chặt, tiếp tục cho khuôn chặt qua vị trí mới để cắt các chi tiết tiếp theo. Rồi sau đó cho các chi tiết ở pha cắt qua máy vạt để vạt mỏng những đường ngoài của các chi tiết trong pha cắt. Vì có một số loại da, xương gót... sau khi qua pha cắt thì ban đầu rất cứng nên phải thực hiện công đoạn vạt để làm mỏng đi đường may, giúp cho quá trình may sẽ dễ dàng hơn Khuôn chặt : mỗi khuôn chặt sẽ có các mẫu mã riêng theo yêu cầu của sản phẩm Giai đoạn in ép: Giai đoạn in ép : Éùp Thành phẩm da ( vải) Thành phẩm in ép In Sơ đồ 3.3: Sơ đồ công nghệ giai đoạn in ép Mỗi đôi giày khi xuất hiện trên thị trường phải cần có các nhãn hiệu, lo go trên giày. Vì thể công đoạn in ép sẽ giúp cho người tiêu dùng biết được sản phẩm mình đang sử dụng của công ty hoặc nước nào sản xuất, do đó khâu in ép không thể thiếu trên dây chuyền sản xuất. Thành phẩm da ( vải ) từ giai đoạn pha cắt được trải lên thớt của máy ép, sau đó cho khuôn ép vào đầu máy ép rồi điều khiển đầu máy ép với một lực vừa đủ xuống thành phẩm da (vải) để tạo ra các chi tiết theo khuôn ép. Công việc này giúp cho việc trang trí đểâ sản phẩm được đẹp hơn. Và thành phẩm da ( vải ) từ giai đoạn pha cắt cũng cho vào khung in ( nguyên liệu dùng để in chủ yếu là mực in và bột in ). Mỗi khung in có các mẫu khác nhau, thường thì in các nhãn hiệu của giày, logo hoặc in các đường may giúp trong quá trình may có thể đúng kích cỡ sản phẩm. Khuôn ép: mỗi khuôn ép có các mẫu mã riêng theo yêu cầu của sản phẩm Giai đoạn sắp xếp: Các chi tiết từ khâu chặt (pha cắt), in ép, vạt.. được sắp xếp từng bộ theo từng đôi để chuyển qua khâu may Giai đoạn may: Các chi tiết từ giai đoạn sắp xếp Vệ sinh, kiểm tra thành phẩm may May ráp Dán Sơ đồ 3.4: Sơ đồ công nghệ giai đoạn may Ngày nay mũ giày làm từ da, giả da, vải chủ yếu được lắp ráp nhờ đường may. Sỡ dĩ như vậy vì đường may có ưư điểm sau: Tạo khả năng liên kết bền chặt Dễ xử lý, điều khiển các chi tiết lắp ráp Có khả năng nối các loại nguyên liệu làm mũ giày khác nhau như da vớida lót, da với vải, giả da với vải… Các đường may này góp phần tạo vẻ đẹp riêng cho từng kiểu giày. Các chi tiết từ giai đoạn sắp xếp đưa qua các máy may để may ráp và dán các chi tiết lại với nhau thành mủ giày sau đó cắt chỉ, vệ sinh, kiểm tra thành phẩm may để chuyển qua gò ráp. Giai đoạn gò ráp: Gò Ép định hình Tháo lấy Phôm giày Thành phẩm giày Đế giày Dán Mũ giày Mài Sấy Sơ đồ 3.5: Sơ đồ công nghệ giai đoạn gò ráp Khi đã có mũ giày hoàn chỉnh tại bộ phận sản xuất tiếp theo với một công cụ quan trọng quyết định kiểu dáng của giày, là PHOM người ta tiến hành tạo dáng giày theo phom và lắp ráp các chi tiết phần đế. Do vậy bộ phận sản xuất này thường gọi là bộ phận gò ráp đế giày. Quá trình tạo dáng trên phom được thực hiện thông qua động tác gò ( thực chất là áp suất và kéo căng mũ giày trên phom) và một số công việc hỗ trợ để nâng cao hiệu quả tạo dáng và định hình. Sau khi gò mũ giày lên phom tiến hành lắp ráp đế tạo mối liên kết bền vững mũ giày và đế giày, làm công việc hoàn thiện đưa sản phẩm giày hoàn chỉnh. Gò ráp là công việc cuối cùng của quá trỉnh sản xuất giày,và đóng vai trò quyết định của sản phẩm giày. Cách tiến hành như sau: đưa mũ giày vào phôm giày để gò, còn đế giày cho vào máy mài để mài sao cho phù hợp với kích cỡ theo yêu cầu của sản phẩm. Sau khi đã mài xong rồi chuyển qua công đoạn dán, lấy mũ giày dán vào đế giày, tiếp tục cho qua máy ép để định hình, rồi cho qua máy sấy để tạo ra sự kết dính bền chắc của mũ giày và đế giày trong quá trình dán keo, cuối cùng tháo lấy phôm giày ra, sau đó làm vệ sinh thành phẩm cho sạch. Giai đoạn hoàn thành: Giai đoạn hoàn thành : Thành phẩm giày Dán nhãn ( tem ) Đóng gói Kho bảo quản Sơ đồ 3.6: Sơ đồ công nghệ giai đoạn hoàn thành Ơû giai đoạn này sau khi thành phẩm giày được hoàn thành thì dán nhãn (tem) theo công ty đặt gia công, sau đo cho vào hộp rồi đóng gói bỏ vào kho bảo quản. Chương 4 ÁP DỤNG LCA TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIÀY CỦA CÔNG TY DA GIÀY TỈNH QUẢNG NAM Trong chương 3 đã xác định được quá trình công nghệ sản xuất giày từ nguyên liệu đầu vào : da, vải, đế giày... cho đến thành phẩm. Với mục tiêu đánh giá tác động môi trường trong suốt vòng đời của hệ thống sản phẩm giày nhằm định hướng cho công tác bảo vệ môi trường, trong chương này sẽ trình bày các giai đoạn thực hiện LCA với đối tượng đã chọn là quy trình sản xuất giày ở các công đoạn : pha cắt, in ép, may, gò ráp. Các giai đoạn thực hiện bao gồm : Mục tiêu và phạm vi đánh giá Phân tích quy trình công nghệ Phân tích kiểm kê đầu vào và đầu ra của các giai đoạn sản xuất Đánh giá tác động môi trường của các giai đoạn sản xuất sản phẩm giày MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI ĐÁNH GIÁ Mục tiêu : Định hướng công tác quản lý môi trường ở quy trình sản xuất, và toàn Công ty Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình sản xuất dựa trên kết quả đánh giá. Phạm vi đánh giá : Do hạn chế về thời gian thực tập, và có những khó khăn trong việc thống kê số lượng nguyên vật liệu đầu vào và chất thải đầu ra ở giai đoạn sản xuất. Vì vậy việc đánh giá được hạn chế trong phạm vi sau : Phương pháp LCA được áp dụng cho quy trình sản xuất giày ( giai đoạn pha cắt, in ép, may, gò ráp) từ nguyên liệu đầu vào ( thuộc da, vải các loại, đế giày...) và chất thải đầu ra, không đánh giá quá trình sản xuất của nguyên liệu đó. Về chất thải đầu ra chỉ đánh giá đến tại Công ty, không thực hiện đánh giá cho các công đoạn sau khi chất thải chuyển ra khỏi Công ty PHÂN TÍCH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ Phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn chặt (pha cắt) Dập - Máy dập Thành phẩm da ( vải ) Điện năng Da ( vải) phế Bụi Vạt - Máy vạt Da (vải) nguyên liệu Sơ đồ 4.1: Sơ đồ phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn chặt (pha cắt) Trong giai đoạn chặt ( pha cắt ) này ta thấy máy dập, máy vạt hoạt động đều nhờ vào điện năng, và khi đưa da ( vải ) vào máy đập thì ngoài việc cho ra các chi tiết da ( vải) cần sử dụng, nó còn tạo ra da ( vải ) phế và bụi. Đối với xương gót, da ... nếu mà từ pha cắt đem đi may liền thì rất khó, vì rất cứng nên phải cho qua công đoạn vạt này để có thể làm mỏng các đường may. Nhưng cũng chính vì thế mà ở khâu này sinh ra rất nhiều bụi hô hấp. Phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn in ép Ép Chi tiết da (vải) từ dập Thành phẩm in In Điện năng Hoá chất in Hoá chất dư Sơ đồ 4.2: Sơ đồ phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn in ép Ở giai đoạn này thì riêng khuôn ép hoạt động nhờ vào điện năng. Còn đối với khâu in thì sử dụng nhân công, trong quá trình in các chi tiết da ( vải ) hoá chất được sử dụng gồm : mực in, bột in...Vì thế mà ở công đoạn này sẽ có lượng hoá chất dư, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân. Phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn may Các chi tiết từ giai đoạn sắp xếp Vệ sinh, kiểm tra thành phẩm may May ráp Điện năng Chỉ phế phẩm Keo dán Bụi Cuộn chỉ Dán Keo phế phẩm Bụi Sơ đồ 4.3: Sơ đồ phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn may Các chi tiết từ giai đoạn sắp xếp được chuyển đến giai đoạn may, và ở công đoạn này máy may hoạt động cũng đều nhờ điện năng. Ngoài việc may đã sử dụng nguyên liệu đầu vào bằng các cuộn chỉ, và các chi tiết còn được dán lại với nhau bằng các keo dán, trong quá trình may, dán đã sinh ra các keo phế phẩm, bụi, chỉ phế phẩm . Phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn gò ráp Gò Ép định hình Tháo lấy Phôm giày Thành phẩm giày Đế giày Dán Mũ giày Mài Keo dán Keo phế phẩm r Bụi hô hấp Bụi hô hấp Mảnh vụ phế phẩm Sấy Sơ đồ 4.4: Sơ đồ phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn gò ráp Cũng như các giai đoạn trên , toàn bộ máy móc ( máy mài, máy gò, máy ép định hình, máy sấy ) hoạt động đều nhờ vào điện năng. Đối với giai đoạn gò ráp, đế giày ở hình dạng ban đầu chưa đạt tiêu chuẩn nên cần phải cho qua máy mài để mài đế giày cho đúng kích cỡ theo yêu cầu của sản phẩm. Vì thế mà ở khâu này sẽ sinh ra rất nhiều bụi hô hấp rất ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân. Khi đưa mũ giày vào phôm để gò và dán đế giày bằng keo dán cũng cho ra keo phế phẩm. Đây là một trong những công đoạn ảnh hưởng đến môi trường rất nhiều. PHÂN TÍCH KIỂM KÊ ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA CỦA TỪNG GIAI ĐOẠN Giai đoạn chặt (pha cắt): Bảng 4.1: Bảng phân tích kiểm kê ở giai đoạn pha cắt ( tính trên 1000 Kg ) Công đoạn Đầu vào Đầu ra Nguyên liệu ( da vải...) ( Kg ) Điện năng ( Kw/h ) Thành phẩm ( Kg) Phế phẩm ( Kg ) Bụi ( Kg ) Dập 1000 65 906.5 93.5 Vạt 906.5 886 16 4.5 Tổng cộng 1000 Kg (100%) 886 Kg (88.6%) 109.5 Kg (10.95%) 4.5 Kg (0.45%) Ghi chú : Do đặc thù của ngành da giày nên nguyên liệu da ( vải ) được tính theo đơn vị là S/F hoặc Yard , nhưng khi qua phân tích kiểm kê mà dùng đơn vị này thì không tiện cho việc phân tích nguyên liệu đầu vào, đầu ra của sản phẩm. Nên đơn vị tính được dùng là Kg. Vì hạn chế về nhiều mặt nên phần điện năng chỉ kiểm kê trên cơ sở định tính số lượng điện tiêu thụ cả ngày và tính toán công suất của máy dập và máy vạt. Giai đoạn in ép: Bảng 4.2: Bảng phân tích kiểm kê ở giai đoạn In ép ( tính trên 1000 Kg ) Công đoạn Đầu vào Đầu ra Chi tiết da (vải) từ dập (Kg ) Điện năng Kw/h Hoá chất (Kg) Phế phẩm (Kg) Hoá chất dư (Kg) Thành phẩm (Kg) Ép 1000 43 0 0 0 1000 In 1000 0 79 0 7.3 1000 Tổng cộng 1000 (100%) 43 79 0 7.3 1000 Chú ý : Trong đồ án này việc phân tích kiểm kê của quy trình sản xuất giày được chia ra mỗi giai đoạn nên số lượng phân tích của nguyên liệu đầu ra ở giai đoạn này không liên quan đến đầu vào ở giai đoạn sau. Vì mỗi giai đoạn số lượng nguyên liệu đầu vào luôn được tính trên 1000 Kg. Giai đoạn may: Bảng 4.3: Bảng phân tích kiểm kê ở giai đoạn may ( tính trên 1000 Kg ) Công đoạn Đầu vào Đầu ra Các chi tiết từ giai đoạn sắp xếp (Kg) Điện năng Kw/h Chỉ (Kg) Keo dán (Kg) Phế phẩm (Kg) Chỉ dư (Kg) Keo dán dư (Kg) Bụi (Kg) Thành phẩm (Kg) May ráp 1000 156 14.7 0 0 3.5 0 1.5 998.5 Dán 998.5 0 67 0 0 13.25 0 998.5 Vệ sinh, kiểm tra thành phẩm 998.5 0 0 0 0 0 0.3 998.2 Tổng cộng 1000 ( 100%) 156 14.7 67 0 3.5 13.25 1.8 998.2 (99.85%) Ghi chú : Điện năng trong giai đoạn này cũng được kiểm kê trên cơ sở định lượng theo số lượng điện tiêu thụ và công suất máy. Ơû công đoạn may nguyên liệu sử dụng may là những cuộn chỉ nhưng khi qua phân tích kiểm kê mà sử dụng đơn vị tính là cuộn thì khó cho việc phân tích nên ta có thể lấy 1 cuộn chỉ đem cân. Vậy cứ 1 cuộn chỉ = 350 gam = 0,35 Kg. Các chi tiết từ giai đoạn sắp xếp cũng được quy đổi ra Kg, và số lượng nguyên liêu đầu vào của nó được lấy là 1000 Kg. Giai đoạn gò ráp: Bảng 4.4: Bảng phân tích kiểm kê ở giai đoạn gò ráp Công đoạn Đầu vào Đầu ra Mũ giày (Kg) Đế giày (Kg) Keo dán (Kg) Điện năng (Kw/h) Phế phẩm (Kg) Bụi (Kg) Keo phế phẩm (Kg) Thành phẩm (Kg) Gò 250 325 0 1.5 0 245.5 Mài 450 13.75 3.5 0 431.75 Dán 245.5 431.75 195.2 0 0 5.856 866.594 Eùp định hình 866.594 0 0.5 0 866.094 Sấy 0 0 0 866.594 Tháo phôm 0.05 866.044 Tổng cộng 250 450 195.2 13.75 5.55 5.856 866.044 Ghi chú : Do đặc trưng của ngành da giày mà ta biết được mũ giày và đế giày đơn vị tính là “Đôi”. Nhưng nếu dùng đơn vị này để phân tích kiểm kê thì rất khó nên ta có thể đem cân mũ giày và đế giày để đổi ra đơn vị như sau : Mũ giày : 1 đôi = 250 g = 0.25 Kg Đế giày : 1 đôi = 450 g = 0.45 Kg Đây là giá trị trung bình được lấy ước lượng của nhiều loại mũ giày và đế giày. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA TỪNG GIAI ĐOẠN Dựa vào bảng phân tích kiểm kê đầu vào, đầu ra của các giai đoạn từ chặt ( pha cắt ), in ép, may, gò ráp ở mục trên ta có thể đánh giá các tác động môi trường do chúng gây ra + Giai đoạn chặt ( pha cắt ) Bảng 4.5: Bảng ma trận đánh giá tác động môi trường tại giai đoạn chặt ( pha cắt ) Giai đoạn Loại hình tác động Khí thải Tiếng ồn Chất thải rắn Nhiệt Dập 1 2 3 1 Vạt 3 2 1 0 Tổng cộng 4 4 4 1 + Giai đoạn in ép : Bảng 4.6: Bảng ma trận đánh giá tác động môi trường tại giai đoạn in ép Giai đoạn Loại hình tác động Khí thải Tiếng ồn Nhiệt Mùi Eùp 1 1 2 1 In 0 0 0 3 Tổng cộng 1 1 2 4 + Giai đoạn may : Bảng 4.7: Bảng ma trận đánh giá tác động môi trường tại giai đoạn may Giai đoạn Loại hình tác động Khí thải Chất thải rắn Nhiệt Tiếng ồn Mùi May ráp 2 0 3 3 0 Dán 1 2 1 1 2 Vệ sinh kiểm tra thành phẩm 1 0 0 0 0 Tổng cộng 4 2 4 4 2 + Giai đoạn gò ráp : Bảng 4.8: Bảng ma trận đánh giá tác động môi trường tại giai đoạn gò ráp Giai đoạn Loại hình tác động Khí thải Chất thải rắn Nhiệt Tiếng ồn Mùi Gò 1 1 2 2 0 Mài 3 2 2 3 0 Dán 0 2 0 1 2 Eùp định hình 1 0 1 1 0 Sấy 0 0 3 2 0 Tháo phôm 1 0 0 1 0 Tổng cộng 6 5 8 10 2 Ghi chú : 0 : không gây tác động 1 : ít gây tác động 2 : tác động trung bình 3 : tác động mạnh Từ các bảng đánh giá tác động trên ta nhận thấy các loại hình tác động trong quá trình sản xuất là : khí thải, nước thải, tiếng ồn, nhiệt, chất thải rắn, mùi. Mùi sinh ra trong giai đoạn in, gò ráp, và nó phát sinh từ nguyên liệu mực in, keo dán nhập vào. Đây chính là mùi của dung môi hoá chất khi sử dụng để in và dán các chi tiết lên giày. Khí thải của Công ty chủ yếu do hoạt động của hầu hết các giai đoạn trong sản xuất giày. Vấn đề môi trường không khí ảnh hưởng ở nội vi Công ty và cả khu vực xung quanh. Chất thải rắn sinh ra chủ yếu là ở khâu chặt ( pha cắt ). Đây là giai đoạn có lượng chất thải rắn chiếm tỉ lệ cao. Ngoài ra còn có một lượng chất thải rắn nữa là rác thực phẩm. Vì lượng công nhân rất lớn và môi trường làm việc khắc nghiệt nên nhu cầu thực phẩm của người công nhân ở đây rất cao. Nước thải trong Công ty thì chủ yếu phát sinh trong vấn đề sinh hoạt của công nhân, còn trong giai đoạn sản xuất thì lượng nước thải không đáng kể, vì Công ty da giày tỉnh Quảng Nam chủ yếu là gia công, các nguyên liệu đầu vào đều nhập từ trong nước và nước ngoài, nên các khâu tiền xử lý các nguyên liệu này đều được xử lý trước khi nhập vào. Bên cạnh bụi lơ lửng trong không khí, tiếng ồn, nhiệt độ còn là những tác động trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân. Các tác nhân này sinh ra ở nhiều nhất ở giai đoạn may, mài, gò ráp. Đây là vấn đề bức xúc mà công nhân cũng như lãnh đạo Công ty quan tâm vì nó tác động lớn đến người lao động ( nguyên nhân sinh ra các vấn đề trên không chỉ do đặc thù công việc mà còn do máy móc thiết bị trong Công ty ) Khí thải: Hầu hết các khí thải đều có ở các giai đoạn sản xuất, mà khí thải chủ yếu là bụi hữu cơ gồm bụi vải và bụi cao su Bụi vải có dạng sợi, mảnh có kích thước vài mm cho đến 4-5 mm ( nhìn thấy dễ dàng bằng mắt thường ). Sự lắng động của bụi phụ thuộc phần lớn vào kích thước và tỉ trọng của chúng. Đối với bụi có kích thước lớn thì chúng lắng khá nhanh, ít xâm nhập vào bên trong cơ thể con người, chỉ ảnh hưởng ngoài da. Còn bụi cao su phát sinh nhiều nhất trong bộ phận đế, quá trình mài đế sẽ cho ra một lượng bụi rất lớn, có mức độ độc hại rất cao, cá biệt có điểm nồng độ bụi lên tới 76.3mg/m3 không khí. Đây là nguyên nhân gây bệnh bụi phổi silic, gây ung thư da. Căn cứ vào bảng đánh giá tác động các giai đoạn trên ta thấy tình trạng ô nhiễm bụi rất đáng lo ngại. Ơû khu vực vạt, may, mài, nồng độ bụi trong không khí luôn vượt tiêu chuẩn cho phép. Nhìn từ xa khu vực như bị bao phủ bởi lớp sương. Nguyên nhân vì : Các máy này không có vỏ bọc bên ngoài nên khi máy làm việc với công suất cao gây phát tán bụi vào không khí. Công ty không xây dựng đúng kỹ thuật nên hệ thống hút tập trung không hiệu quả. Trong quá trình may thường hay rung rũ nên lượng bụi phát sinh ra nhiêu. Đây là nguyên nhân chính làm tăng cường mức độ ô nhiễm bụi. Ơû giai đoạn may, mài đế, vạt do không gian xây kín, không thoáng nên môi trường lầm việc bị ô nhiễm nặng. Qua khảo sát thực tế vào những ngày đứng gió,nắng nóng, máy làm việc liên tục tác giả nhận thấy khu vực luôn bị bao phủ bởi lớp bụi mờ làm giảm tầm nhìn của công nhân và ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Giai đoạn dập, in ép, dán, ép định hình, tháo phôm lượng bụi sinh ra không cao lắm môi trường thoáng khí nên không gây nhiều tác động. Tuy nhiên do không có hệ thống thu gom bụi nào chỉ có máy thổi bụi nên khi hoạt động bụi được thổi tập trung về một phía làm cho khu vực có mật độ bụi cao. Khi lượng bụi bám thành một lớp dày sẽ được công nhân vệ sinh đến thu gôm. Còn các hạt nhỏ không lắng được sẽ theo không khí thoát ra ngoài qua lối cửa sổ. Đây cũng là hệ thống cung cấp gió làm mát cho khu vực sản xuất, là nơi tạm nghĩ của công nhân. Chính vì vậy môi trường làm việc của công nhân ở khu vực này không đảm bảo. Theo kết quả nghiên cứu của y học thì tại các Công ty da giày thì bệnh nghề nghiệp điển hình là bệnh phổi do bụi vải. Trong 20 năm trở lại đây, bệnh này chiếm khoảng 40-70%. Cơ chế gây bệnh được giải thích theo hai cách sau : Khi chịu tác động của bụi thì cơ thể sinh ra một loại kháng thể histamin, sự có mặt của nó trong cơ thể gây co thắt phế quản. Hoặc tác chất tác dụng trực tiếp gây co thắt phế quản. Biểu hiện bệnh là : ngứa ngáy, ho