Quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Toán

4.4. Cách thức xây dựng kế hoạch bài dạy

Câu hỏi tương tác

  1. Chọn đáp án đúng nhất
    Phương án sắp xếp các bước theo tiến trình hợp lí nhất của việc xây dựng kế hoạch bài dạy phát triển phẩm chất và năng lực học sinh là:

[1] Xác định chuỗi hoạt động học của kế hoạch bài dạy và mục tiêu của hoạt động

[2] Xác định mục tiêu dạy học

[3] Xây dựng các hoạt động dạy học cụ thể

Câu trả lời

[2] ➟ [1] ➟ [3]

  1. Chọn các đáp án đúng
    Những phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về việc xác định mục tiêu trong xây dựng kế hoạch bài dạy theo chương trình giáo dục phổ thông 2018?

Câu trả lời

Không phải bài học nào cũng có thể hình thành trọn vẹn tất cả các năng lực thành phần của năng lực chung.

Căn cứ quan trọng nhất để viết mục tiêu là yêu cầu cần đạt của chủ đề/bài học.

Có thể căn cứ vào cách tổ chức hoạt động để xác định mục tiêu năng lực chung.

  1. Trả lời câu hỏi
    Hãy phân tích mối liên hệ của các mô đun 1, 2, 3 đã tập huấn với mô đun 4 trong bảng “Chuỗi hoạt động học của chủ đề” [Thể hiện trong Bước 2. Xác định chuỗi hoạt động học của KHBD và mục tiêu của hoạt động ]

Câu trả lời

Việc xác định chuỗi hoạt động học tập trong KHBD và dự kiến phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá như là bức tranh khái quát về phương án dạy học, là phần mô tả ý tưởng sư phạm của GV để hiện thực hóa các mục tiêu dạy học đã được xác định ở trên.

Giữa mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, PPDH và các phương án đánh giá có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau, do đó, GV cần đặt ra và trả lời các câu hỏi sau:

[1] Để đạt được những mục tiêu dạy học trên, GV cần thiết kế và tổ chức những hoạt động dạy học nào cho HS?

[2] Để tổ chức và hướng dẫn HS triển khai các hoạt động ấy, cần sử dụng các phương pháp, kĩ thuật, phương tiện, hình thức dạy học nào?

[3] Để đo được mức độ đạt được của HS so với mục tiêu dạy học trong từng hoạt động, cần sử dụng những công cụ đo nào? Việc hoàn thành bồi dưỡng Mô-đun 2, Mô-đun 3 giúp GV có thêm cơ sở để lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học và phương án đánh giá phù hợp.

Kết luận

Module 4 GDPT 2018 được chia sẻ trong nhóm Blog tài liệu bởi Hoàng Tran. trong quá trình tổng hợp có thể có nhiều thiếu xót các bạn để lại ý kiến đóng góp cũng như bình luận bên dưới. Trân trọng cám ơn.

Mô đun 04 GVPT – Môn Toán THCS

Mô đun 04 CBQL – QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Mô đun 04 CBQL – QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Mô đun 04 CBQL – QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Mô đun 04 GVPT – Môn Mĩ thuật THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Âm nhạc THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Giáo dục thể chất THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Tin học THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Địa lí THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Lịch sử THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Sinh Học THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Công nghệ THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Ngữ văn THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Hoá Học THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Vật lý THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Toán THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Giáo dục công dân THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Mĩ thuật THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Âm nhạc THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Giáo dục thể chất THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Tin học THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Lịch sử và Địa lí THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Khoa học Tự nhiên THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Công nghệ THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Ngữ văn THCS

Mô đun 4 GVPT – Hoạt động trải nghiệm – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Giáo dục thể chất – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Tin học – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Khoa học – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Lịch sử và Địa lí – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Công nghệ – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Tự nhiên và Xã hội – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Mĩ thuật – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT- Môn Âm Nhạc – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Đạo đức – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Toán – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Tiếng Việt – Tiểu học

Các bước xây dựng kế hoạch bài dạy [bài soạn, giáo án]

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy năm học 2021 - 2022 giúp thầy cô tham khảo, biết cách xây dựng kế hoạch bài dạy theo đúng quy định mới nhất. Thầy cô cần ghi rõ thông tin cá nhân, tên bài dạy, môn học, thời gian thực hiện, yêu cầu, đồ dùng, tiến trình dạy......

Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để có thêm kinh nghiệm, nhiều ý tưởng mới để xây dựng kế hoạch bài dạy năm 2021 - 2022 cho mình:

A. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy năm học 2021 - 2022 [bài soạn, giáo án]

1. Kế hoạch bài dạy do giáo viên thiết kế bao gồm các hoạt động của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học một bài học/chủ đề nhằm giúp học sinh đạt được yêu cầu cần đạt đề ra. Kế hoạch bài dạy được giáo viên thực hiện chủ động, linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện tổ chức dạy học, bảo đảm các yêu cầu cần đạt của chương trình đối với môn học để đạt hiệu quả cao nhất; được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện tổ chức dạy học.

2. Giáo viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình môn học, kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giáo dục môn học, sách giáo khoa, thiết bị dạy học để xây dựng kế hoạch bài dạy [Yêu cầu cần đạt; Đồ dùng dạy học cần chuẩn bị; Tiến trình dạy học; Điều chỉnh sau tiết dạy], cụ thể như sau:

a] Yêu cầu cần đạt của bài dạy được xác định trên cơ sở yêu cầu cần đạt của mạch nội dung [chủ đề học tập] được quy định trong chương trình môn học. Giáo viên chủ động sử dụng sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu để xác định yêu cầu cần đạt của bài học phù hợp với đối tượng học sinh, đặc điểm nhà trường, địa phương.

Yêu cầu cần đạt của bài học cần xác định rõ: học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; tạo cơ hội cho học sinh hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì cho học sinh.

b] Đồ dùng dạy học: Các đồ dùng cần chuẩn bị để tổ chức dạy học bài học.

c] Tiến trình dạy học:

- Hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động mở đầu [khởi động, kết nối]; hình thành kiến thức mới [trải nghiệm, khám phá; phân tích, kiến thức mới]; hoạt động luyện tập, thực hành và hoạt động vận dụng, ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề trong đời sống thực tế. Các hoạt động học tập [kể cả hoạt động tự nhận xét hay nhận xét sản phẩm học tập của bạn hay nhóm bạn] của học sinh, tuỳ theo mục đích, tính chất của mỗi hoạt động, được tổ chức làm việc cá nhân, theo nhóm hoặc cả lớp; đảm bảo mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập hay trải nghiệm thực tế.

- Hoạt động của giáo viên: tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển; thực hiện nhận xét, đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học để hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, đảm bảo sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

d] Điều chỉnh kế hoạch bài dạy sau tiết dạy: Giáo viên ghi những điểm cần rút kinh nghiệm sau tiết dạy để hoàn thiện phương án dạy học cho các tiết học sau: Nội dung còn bất cập, còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện tổ chức dạy học; nội dung tâm đắc tổ chức dạy học hiệu quả để trao đổi thảo luận khi tham gia sinh hoạt chuyên môn; lưu trữ kế hoạch dạy học theo hình thức phù hợp, khoa học và báo cáo tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng nhà trường khi có yêu cầu.

3. Giáo viên được sử dụng kế hoạch bài dạy đã được xây dựng từ năm học trước để bổ sung, điều chỉnh nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức, để tổ chức dạy học hiệu quả. Việc quản lí kế hoạch bài dạy do tổ trưởng chuyên môn thực hiện theo nguyên tắc giảm nhẹ áp lực hành chính, với hình thức khoa học, thuận lợi, hiệu quả, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí [qua máy tính, trực tiếp trao đổi, dự giờ...] trên cơ sở đánh giá đúng thực chất và tôn trọng, động viên tinh thần đổi mới, sáng tạo của giáo viên.

4. Khi thực hiện tiến trình dạy học, giáo viên cần chú ý một số nội dung sau:

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở việc nêu vấn đề, hướng dẫn cách thực hiện và yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

- Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả; không "bỏ quên" học sinh nào.

- Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả và thảo luận: hình thức trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.

- Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến trao đổi, thảo luận của học sinh nhằm giúp học sinh có hứng thú, niềm tin trong học tập, cải thiện được kết quả học tập; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.

B. KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Họ và tên giáo viên…………………………

Tên bài dạy/chủ đề:....………………………

Môn học/hoạt động giáo dục..........................; lớp......... số tiết thực hiện……….

Thời gian thực hiện: ngày ….tháng … năm …..

1. Yêu cầu cần đạt: Nêu cụ thể học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; tạo cơ hội cho học sinh hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì cho học sinh.

2. Đồ dùng dạy học: Nêu các thiết bị, học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt yêu cầu cần đạt của bài dạy.

3. Tiến trình dạy học [đa dạng, linh hoạt theo tính chất bài học, đặc điểm môn học : bài kiến thức mới, thực hành, ôn tập

Hoạt động 1. Mở đầu [khởi động, kết nối]

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới [trải nghiệm, khám phá, phân tích, kiến thức mới]

Hoạt động 3. Luyện tập, thực hành

Hoạt động 4. Vận dụng

4. Điều chỉnh sau tiết dạy [nếu có]

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

Cập nhật: 13/07/2021

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề