Rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì năm 2024

Thuốc chữa rối loạn tiêu hóa là lựa chọn của nhiều người nhằm nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này. Dưới đây là chi tiết về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng 15 loại thuốc phổ biến.

1. Thuốc chữa rối loạn tiêu hóa là gì?

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa có thể dễ dàng nhận diện như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón… Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng mà mức độ biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở mỗi người sẽ khác nhau. Với người bị rối loạn tiêu hóa cấp tính cơn đau có thể dữ dội hơn.

Các loại thuốc chữa rối loạn tiêu hóa sẽ phát huy hiệu quả. Tùy từng đối tượng và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Sẽ có thuốc rối loạn tiêu hóa trẻ em và thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho người lớn. Tuy nhiên, nhóm thuốc về cơ bản sẽ bao gồm:

  • Thuốc cầm tiêu chảy
  • Thuốc nhuận tràng cho trường hợp táo bón
  • Thuốc giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu
  • Thuốc giảm buồn nôn, nôn
  • Thuốc kích thích ăn ngon miệng
  • Men vi sinh, men tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì năm 2024

Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiêu hóa

2. Top 15 thuốc chữa rối loạn tiêu hóa

Dưới đây là danh sách thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho người lớn mà bạn có thể tham khảo. Mỗi loại sẽ có công dụng và cách sử dụng riêng.

2.1. Thuốc chữa rối loạn tiêu hóa Berberin

Berberin là câu trả lời thông dụng cho rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì. Đây là loại thuốc thông dụng cho trường hợp bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột. Ngoài ra loại thuốc này còn có khả năng hỗ trợ tăng tiết dịch mật.

Công dụng: Cầm tiêu chảy

Liều dùng: 2 – 4 viên/lần, 2 lần/ngày.

Tác dụng phụ: Thuốc khá lành tính, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều có thể gây đau bụng, nôn, khó thở..

Chống chỉ định:

  • Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em.
  • Phụ nữ có thai, cho con bú.

Tương tác thuốc: Neoral, Sandimmune, Lovastatin, Clarithromycin…

Rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì năm 2024

2.2. Thuốc Loperamid

Một trong những cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn là sử dụng Loperamid. Thuốc sẽ giảm bớt hoạt động quá mức của nhu động ruột, giảm tiết dịch tiêu hóa, tăng trương lực co thắt của cơ quanh hậu môn.

Công dụng: Cầm tiêu chảy

Liều dùng: Liều khởi đầu 4mg uống sau lần đi ngoài lỏng đầu tiên. Sau đó dùng liều 2mg cho tới khi cầm tiêu chảy. Thông thường là 2 viên/ngày.

Tác dụng phụ: Mệt mỏi, buồn ngủ, phát ban…

Chống chỉ định:

  • Người bị dị ứng với thành phần của thuốc.
  • Bệnh nhân bị viêm đại tràng nặng, tổn thương gan, bệnh lỵ, người rối loạn tiêu hóa nhưng không bị tiêu chảy…

Tương tác thuốc: Eliglustat, Nilotinib, Gemfibrozil…

Rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì năm 2024

2.3. Thuốc Bismuth

Bismuth là thuốc giảm đau bụng rối loạn tiêu hóa nhờ khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn H.pylori và bao bọc bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa.

Công dụng: Điều trị tiêu chảy, ợ nóng, buồn nôn.

Liều dùng: 240mg/lần, 2 lần/ngày.

Tác dụng phụ: Phân sẫm màu, ù tai, giảm đi tiểu bất thường, khô miệng…

Chống chỉ định:

  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Phụ nữ có thai, cho con bú
  • Trẻ em
  • Người mắc bệnh thận nặng, tổn thương gan

Tương tác thuốc: Chloroquine, Clopidogrel, Warfarin, Aspirin, Ibuprofen…

2.4. Thuốc Diarsed

Thuốc có thành phần chính là Atropin, Diphenoxylate. Diarsed giúp làm chậm nhu động ruột, ngăn ngừa mất nước trong quá trình phân đi qua ruột.

Công dụng: Cầm tiêu chảy.

Liều dùng: 1 hoặc 2 viên/ngày.

Tác dụng phụ: Buồn ngủ, ngứa da, khô miệng, chướng bụng…

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân bị Glaucoma góc đóng, xuất huyết đại tràng…
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

Rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì năm 2024

2.5. Thuốc Forlax cho người rối loạn tiêu hóa thể táo bón

Đây là thuốc nhuận tràng được sử dụng cho trường hợp rối loạn tiêu hóa thể táo bón, bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng. Nguyên lý hoạt động của thuốc là tăng lưu lượng nước làm mềm phân, tăng nhu động ruột.

Công dụng: Giảm táo bón.

Liều dùng: 1 hoặc 2 gói/ngày.

Tác dụng phụ: Tiêu chảy, đau bụng, chướng bụng, nôn…

Chống chỉ định:

  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng, bệnh Crohn, thủng dạ dày, tắc ruột…

Tương tác thuốc: Thuốc chống động kinh…

Rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì năm 2024

2.6. Thuốc Domperidon

Loại thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa này được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị đầy bụng, buồn nôn.

Công dụng: Điều hòa nhu động ruột.

Liều dùng: 10 – 20mg/lần, không quá 80mg/ngày. Mỗi lần cách nhau từ 4 – 8 tiếng.

Tác dụng phụ: Đau đầu, nổi mề đay, khô miệng, sưng mắt, đánh trống ngực…

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người có tiền sử xuất huyết đường tiêu hóa, tắc ruột…
  • Phụ nữ có thai.

Tương tác thuốc: Clarithromycin, Ciprofloxacin, Itraconazol, Ondansetron…

Rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì năm 2024

2.7. Thuốc Maalox

Ngoài sử dụng trong trường hợp rối loạn tiêu hóa, thuốc còn được chỉ định để chữa viêm loét dạ dày, ợ nóng, ợ chua do dư dịch vị. Bạn nên dùng thuốc sau khi ăn từ 30 – 60 phút hoặc khi có cơn đau

Công dụng: Giảm tiết dịch vị dạ dày.

Liều dùng: 1 hoặc 2 viên/lần, không quá 12 viên/ngày

Tác dụng phụ: Hiếm gặp. Nếu dùng quá liều, kéo dài có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy, giảm phospho…

Chống chỉ định:

  • Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân suy thận nặng.

Tương tác thuốc: Salicylate, thuốc kháng histamine H2, thuốc kháng lao…

Rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì năm 2024

2.8. Thuốc trị rối loạn tiêu hóa Methylcellulose

Khi bị đau bụng rối loạn tiêu hóa bạn có thể được chỉ định loại thuốc này. Thuốc giúp bổ sung chất xơ, trị táo bón.

Công dụng: Nhuận tràng

Liều dùng: 1.000mg/lần, không quá 6.000mg/ngày.

Tác dụng phụ: Co thắt dạ dày, phát ban…

Chống chỉ định:

  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người bị tác ruột, phân lẫn máu…

Tương tác thuốc: Codeine, Mathadone, Naltrexone…

2.9. Thuốc Metoclopramid

Thuốc có dạng viên nén, siro, dung dịch tiêm. Thuốc kháng dopamin, thụ thể serotonin.

Công dụng: Giảm tình trạng buồn nôn, nôn; giảm trào ngược dạ dày thực quản.

Liều dùng: 5 – 10mg/lần, không quá 3 lần/ngày.

Tác dụng phụ: Buồn ngủ, yếu cơ, khô miệng, chóng mặt…

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em
  • Phụ nữ có thai và cho con bú
  • Bệnh nhân hen, cao huyết áp, suy giảm chức năng gan thận.
  • Người bệnh động kinh, có tiền sử trầm cảm
  • Bệnh nhân xuất huyết dạ dày, thủng ruột, tắc ruột cơ học

Tương tác thuốc: Tylenol, Panmycin, Enablex, thuốc ức chế monoamine oxidase…

Rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì năm 2024

2.10. Rối loạn tiêu hóa nên bổ sung Oresol

Uống Oresol là một trong những cách thông dụng để bù nước, chất điện giải cho người bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra những trường hợp bị tiêu chảy do vấn đề khác, nôn nhiều, sốt cao kéo dài cũng có thể bổ sung Oresol.

Công dụng: Bù nước, chất điện giải.

Liều dùng: 75ml Oresol x trọng lượng cơ thể (kg). Sau 4 giờ, không còn dấu hiệu mất nước, chuyển sang liều phòng ngừa mất nước do tiêu chảy 10 ml/kg

Tác dụng phụ: Nếu uống quá liều có thể gây tăng natri huyết, mí mắt nặng, chóng mặt…

Chống chỉ định:

  • Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của Oresol
  • Người không dung nạp glucose, suy thận cấp, xơ gan, vô niệu, thủng ruột, tắc ruột, sốc phản vệ kèm mất nước nghiêm trọng…

Rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì năm 2024

2.11. Thuốc Bisacodyl

Nhắc tới thuốc chữa rối loạn tiêu hóa không thể quên Bisacodyl. Thuốc giúp tăng cường hoạt động của nhu động ruột, tạo điều kiện để phân dễ đào thải ra ngoài. Thuốc cũng thường được chỉ định cho trường hợp cần làm sạch ruột trước khi phẫu thuật hay thực hiện thủ thuật.

Công dụng: Nhuận tràng

Liều dùng: 5 – 10mg/lần/ngày.

Tác dụng phụ: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt…

Chống chỉ định:

  • Người có phản ứng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em dưới 10 tuổi.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Bệnh nhân bị tắc ruột, viêm ruột thừa, xuất huyết trực tràng, mất nước nặng…

Tương tác: Thuốc kháng acid dịch vị, thuốc chẹn H2, thuốc ức chế bơm proton…

Rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì năm 2024

2.12. Thuốc Docusate

Loại thuốc này nằm trong nhóm thuốc nhuận tràng, điều trị tình trạng táo bón do rối loạn tiêu hóa. Thuốc giúp làm mềm phân để đào thải ra ngoài dễ dàng hơn.

Công dụng: Nhuận tràng

Liều dùng: Đường uống từ 50 – 300mg Docusate natri/lần/ngày.

Tác dụng phụ: Đau bụng, tiêu chảy, tắc ruột, viêm họng, phát ban…

Chống chỉ định:

  • Quá mẫn với thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ có thai, cho con bú.
  • Bệnh nhân bị đau bụng cấp, tắc ruột…

Tương tác thuốc: Dầu khoáng, Parafin lỏng, Phenolphtalein, Aspirin…

2.13. Thuốc Lacteol

Trong thành phần chính của thuốc Lacteol là chủng vi khuẩn có lợi Lactobacillus acidophilus bất hoạt.

Công dụng: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều trị rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh.

Liều dùng: 1 – 2 gói/ngày tùy theo mức độ tiêu chảy. Trong ngày điều trị đầu tiên có thể tăng lên 3 gói/ngày.

Tác dụng phụ: Đầy hơi, ợ hơi, chướng bụng…

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn với thành phần của thuốc.
  • Người không dung nạp Fructose, galactose huyết bẩm sinh, thiếu men lactase.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.

Tương tác thuốc: Warfarin, Azulfidine, thuốc ức chế miễn dịch…

Rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì năm 2024

2.14. Men tiêu hóa tiêu hóa Neopeptine

Men tiêu hóa này giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm đầy bụng, khó tiêu. Thành phần chính của men tiêu hóa này là enzyme Alpha amylase và hoạt chất Papain.

Công dụng: Giảm các triệu chứng khó tiêu, ợ nóng, bụng sôi khi đói, biếng ăn, tiêu hóa kém.

Liều dùng:

  • Dạng viên uống: 1 viên/lần, 2 lần/ngày.
  • Dạng dung dịch: 5ml/lần, 2 lần/ngày.

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm với thành phần của Neopeptine.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú.

Tác dụng phụ: Phản ứng dị ứng…

Rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì năm 2024

2.15. Men vi sinh Fermentix trị rối loạn tiêu hóa

Đây là một dạng men vi sinh giúp tăng cường tiêu hóa từ đó hỗ trợ giảm bớt triệu chứng của rối loạn tiêu hóa.

Công dụng: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột; tăng cường tiêu hóa; giảm tiêu chảy, đầy bụng, phân sống, rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh…

Liều dùng: 5 – 10ml/lần, 2 lần/ngày.

Chống chỉ định: Người bị dị ứng với thành phần của sản phẩm.

Rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì năm 2024

3. Một số lưu ý

Khi sử dụng các loại thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Dùng đúng liều lượng được chỉ định, không tự ý tăng liều, bỏ liều.
  • Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để tránh tương tác thuốc.
  • Những tác dụng phụ của từng thuốc nêu trên là không đầy đủ. Trong quá trình dùng thuốc nếu thấy xuất hiện các tác dụng phụ (kể cả không được liệt kê ở trên) hãy thông báo cho bác sĩ ngay.
  • Liều lượng trên đây dành cho người lớn và chỉ mang tính tham khảo.
  • Cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn. Ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Uống nhiều nước, hạn chế rượu bia, nước ngọt có ga…
  • Giữ lối sống lành mạnh, rèn luyện thể lực đều đặn, tránh stress.

Những thông tin về các loại thuốc chữa rối loạn tiêu hóa kể trên không thay thế chỉ định của bác sĩ. Hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị của bạn. Nếu cần tư vấn thêm về tình trạng rối loạn tiêu hóa hãy chat trực tiếp với chuyên gia.