Sinh mổ bao lâu chạy xe được

Sinh mổ là một cuộc đại phẫu, vì vậy đừng bắt đầu tập thể dục quá sớm. Thông thường, phụ nữ có thể bắt đầu tập thể dục sau sinh mổ từ 6 - 8 tuần. Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào.

Ngay cả khi đã được bác sĩ chỉ định, việc trở lại tập thể dục sau sinh mổ vẫn cần chú ý cẩn thận. Thực tế, việc vận động thể chất thực sự có thể giúp sàn chậu và bụng của sản phụ hồi phục sau sinh mổ, đồng thời cho phép bạn kiểm soát cơ thể tốt hơn.

Sinh mổ bao lâu có thể tập thể dục phụ thuộc vào mức độ hoạt động thể chất của sản phụ và các tình trạng cụ thể của ca mổ. Nhìn chung thì bạn có thể vận động nhẹ sau 3 - 4 tuần nếu việc sinh nở không phức tạp. Điều quan trọng là phải lên kế hoạch loại hình và mức độ tập thể dục sau sinh mổ phù hợp. Mặc dù vết mổ đã lành, nhưng hầu hết các bà mẹ vẫn chưa thể ngủ đủ và dễ mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng khi vận động thể chất.

Phụ nữ sau sinh muốn bắt đầu tập trở lại phải luôn hỏi ý kiến bác sĩ và huấn luyện viên có chuyên môn trước. Thậm chí các bài tập nhẹ - như: Bơi lội, yoga và chạy bộ, đều cần nhận được sự đồng ý của chuyên gia. Bạn chỉ có thể bắt đầu đi bộ và đạp xe cố định vài tuần sau sinh mổ khi cảm thấy đủ khả năng.

Tránh tập những bài gắng sức, chẳng hạn như: Nâng tạ nặng và chạy bộ, trong tháng đầu tiên hồi phục sau sinh mổ. Bên cạnh đó, cũng không nên tập các bài tác động trực tiếp đến phần giữa cơ thể [vùng cơ core] trong 4 - 6 tuần sau sinh mổ.

Phụ nữ sau sinh muốn tập yoga cần nhận được sự đồng ý của chuyên gia

2.1. Tập Kegel [cơ sàn chậu]

Từ 6 - 8 tuần đầu tiên là thời gian để hồi phục sau sinh mổ. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu thực hiện bài tập sàn chậu một cách an toàn sau khi được rút ống thông và ngay khi thấy sẵn sàng. Mang thai tạo ra nhiều áp lực cho sàn chậu, vì vậy việc tăng cường sức mạnh cho các cơ này là rất quan trọng. Mỗi khi bế em bé, hãy tập siết cơ sàn chậu và cố gắng điều chỉnh tư thế.

2.2. Điều chỉnh tư thế

Phụ nữ sau sinh mổ thường có thói quen khom lưng, đặc biệt nếu vết khâu ở bụng bị đau. Bạn sẽ cảm thấy yếu vùng bụng sau ca phẫu thuật, nhưng tư thế khom có thể dẫn đến đau lưng và khiến bụng bị phình ra ngoài.

Tập đứng lên đúng cách thường xuyên và càng nhiều càng tốt vừa giúp tăng cường cơ bụng, vừa bảo vệ lưng. Không nhấc bất cứ vật gì nặng hơn em bé sơ sinh trong ít nhất 2 tháng đầu. Cố gắng tránh bế đứa con lớn của bạn, thay vào đó là nhờ chồng, hoặc bạn bè và gia đình giúp đỡ nếu có thể.

Bài tập Kegel có thể bắt đầu thực hiện trong 6 - 8 tuần đầu sau sinh mổ

2.3. Tập bụng nhẹ nhàng

Khi đã cảm thấy thoải mái với bài tập sàn chậu, bạn có thể bắt đầu tập bụng. Các bài tập nhẹ nhàng và an toàn trong 6 tuần đầu tiên là nghiêng khung chậu, nằm ngửa nâng hông [bridges] và nằm nghiêng nâng chân [leg slides].

Những động tác này không gây quá nhiều áp lực hoặc làm tổn thương vết sẹo của bạn, ngay cả khi bạn cảm thấy vết khâu hơi co giật khi thực hiện bài tập. Tuy nhiên, hãy ngừng tập nếu bạn cảm thấy đau và nhờ bác sĩ kiểm tra vết thương của bạn.

Không thực hiện các bài tập tác động trực tiếp đến cơ bụng của bạn, chẳng hạn như gập bụng, plank và nâng chân thẳng. Những động tác này tạo áp lực cho các cơ vốn đã bị kéo căng khi mang thai, khiến vết sưng tấy ngày càng tăng, làm trầm trọng thêm tình trạng xổ bụng sau sinh.

2.4. Chăm sóc vết mổ

Bụng của bạn có thể hơi nhô ra, vùng da xung quanh và bên dưới vết sẹo căng hơn. Để giảm thiểu tình trạng này cần giảm cân từ từ, thực hiện bài tập kegel và vận động nhẹ nhàng vùng bụng. Quá trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn trong hàng tháng, vì vậy hãy tiếp tục tập luyện ngay cả khi bạn không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào lúc ban đầu.

Các mô xung quanh vết sẹo sẽ mau lành khít hơn nếu bạn tập đứng thẳng và duy trì các bài tập bụng nhẹ nhàng. Khi vết thương đã lành, bạn có thể xoa bóp các mô sẹo để giảm độ nhạy cảm với cơn đau và thoải mái hơn khi di chuyển.

2.5. Đi bộ

Bạn có thể tăng dần hoạt động với mức độ phù hợp với khả năng như đi bộ trong 6 tuần đầu tiên sau khi sinh mổ

Trong 6 tuần đầu tiên sau khi sinh mổ, bạn có thể tăng dần hoạt động với mức độ phù hợp với khả năng. Ví dụ như bắt đầu đi bộ 5 phút và tăng dần thời gian lên từng ngày. Nếu có vấn đề chưa rõ hoặc còn thắc mắc, bạn nên hỏi nữ hộ sinh hoặc bác sĩ trong những lần thăm khám sức khỏe hậu sản.

3.1 Tập bụng

Từ 4 - 6 tháng sau sinh mổ, bạn có thể bắt đầu các bài tập tăng cường cơ bụng và cơ core, bao gồm các bài tập như:

  • Plank
  • Nằm sấp và nâng cao tay - chân trong tư thế “superman”
  • Quỳ và chống hai bàn tay lên sàn, đồng thời co cơ bụng lên.

Nên bắt đầu chậm và tăng dần mức độ vận động, kết hợp lắng nghe cơ thể. Tập thể dục đều đặn, thường xuyên sẽ tốt cho vết sẹo và cơ bụng của bạn, chứ không phải là tập đến kiệt sức.

Mặc dù các bài tập bụng rất quan trọng, nhưng chỉ thực hiện đơn lẻ sẽ chỉ giúp tăng cường các cơ bên dưới lớp mỡ thừa và có thể không thấy thay đổi ngoại hình đáng kể.

Từ 4 - 6 tháng sau sinh mổ bạn có thể bắt đầu các bài tập tăng cường cơ bụng như Plank

3.2 Thể dục nhịp điệu

Cách duy nhất để đạt được mục tiêu thu nhỏ vòng eo là kết hợp tập thể dục nhịp điệu và luyện cơ săn chắc. Tập thể dục nhịp điệu [aerobic] còn có tác dụng tốt cho tim và phổi của bạn, giúp hồi phục sau sinh mổ và xây dựng sức mạnh. Hãy bắt đầu loại bài tập thể dục sau sinh mổ này sau khi được bác sĩ đồng ý.

3.3 Các loại hình vận động khác

Đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp đều là những lựa chọn tuyệt vời giúp bạn giảm cân. Nhưng khi bắt đầu chỉ nên tập khoảng 10 phút, sau đó tăng dần thời gian khi bạn khỏe hơn.

Tác động của hormone thai kỳ có thể ảnh hưởng đến khớp của bạn trong vòng 6 tháng sau khi sinh, vì vậy không thực hiện động tác mạnh trong thời gian này. Bạn đã mang thai trong 9 tháng, vì vậy hãy cho phép bản thân ít nhất 9 tháng để trở lại bình thường.

3.4 Đến phòng tập thể dục sau sinh mổ

Bạn cảm thấy bị đau 12 tuần sau khi sinh điều đó cho thấy cơ thể vẫn chưa sẵn sàng tham gia lớp tập thể dục khi đã hồi phục sau sinh mổ hoàn toàn

Bạn có thể tham gia một lớp thể dục với những bài tập nhẹ nhàng, ít tác động khi đã hồi phục sau sinh mổ hoàn toàn. Điều quan trọng là phải cho người hướng dẫn biết rằng bạn vừa trải qua ca sinh mổ.

Dấu hiệu cho thấy cơ thể vẫn chưa sẵn sàng tham gia lớp tập thể dục là:

  • Đi bộ khó khăn
  • Chưa thực hiện được bài tập cơ sàn chậu hoặc cơ bụng dưới
  • Bị đau 12 tuần sau khi sinh.

Nếu bạn gặp bất kỳ biến chứng nào sau khi sinh mổ, chẳng hạn như nhiễm trùng, hãy nói chuyện với bác sĩ đa và đợi cho đến khi hồi phục hoàn toàn mới bắt đầu tập thể dục sau sinh mổ trở lại.

Có thể nói, nỗi ám ảnh lớn nhất của các sản phụ sinh mổ chính là các cơn đau sau khi sinh vì lúc này thuốc tê đã hết tác dụng. Từng cử động dù chỉ nhỏ nhất cũng khiến vết mổ đau buốt. Hiểu được quá trình mang nặng đẻ đau và mong muốn xóa tan nỗi lo đau đớn khi sinh nở, Vinmec cung cấp chương trình Thai sản trọn gói với dịch vụ “đẻ không đau” trọn vẹn trong khi sinh và sau khi sinh bằng kỹ thuật gây tê màng cứng không morphingây tê thần kinh thẹn. Đây là một kỹ thuật gây tê giảm đau chọn lọc thần kinh chi phối vết mổ và co bóp tử cung nhằm ngăn chặn tín hiệu đau trước khi truyền vào cột sống và lên não, gây ra những cơn đau sau mổ cho sản phụ.

Bằng kinh nghiệm lâu năm và với sự hỗ trợ của thiết bị siêu âm hiện đại, các bác sĩ Vinmec sẽ tìm được vị trí gây tê cơ vuông thắt lưng chính xác, đảm bảo an toàn cho người mẹ, giúp quá trình hồi phục sau sinh mổ trở nên nhanh chóng hơn, giảm thiểu những biến chứng sau sinh

Mọi thông tin chi tiết Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, parents.com

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Video đề xuất:

Công nghệ Plasma lạnh giúp nhanh liền vết thương sau sinh đẻ

XEM THÊM:

Hậu sản là thời kì quan trọng nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc sản phụ ở giai đoạn này. Nhiều chị em đã thắc mắc sinh mổ bao lâu thì đi xe máy được? Hãy cùng Eco Pharmalife theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này nhé!

Sinh mổ bao lâu thì đi xe máy được?

Như chúng ta đều biết sau sinh là khoảng thời khoảng thời gian quan trọng để mẹ được nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe. Do khoảng thời gian dài mang thai đã khiến cho cơ thể người mẹ hao tổn không ít về tinh thần sức lực, sức khỏe của mẹ thường yếu đi nhiều sau khi sinh.

Đối với phụ nữ sinh mổ, việc hồi phục này sẽ gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian hơn so với bình thường. Các mẹ sau mổ thường mất máu nhiều hơn và có nguy cơ nhiễm trùng hậu sản cao nếu không biết cách chăm sóc vết thương.

Ngoài ra trong quá trình mang thai, tử cung và âm đạo của mẹ phải co giãn kết hợp với việc mẹ sinh mổ thì sẽ cần thời gian dài hơn để tử cung quay lại trạng thái ban đầu và vết mổ được lành lại.

Các hoạt động, sinh hoạt và cách đi lại hàng ngày sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến vết thương. Mẹ phải mất vài tuần thậm chí có thể là vài tháng mới có thể đi lại bình thường được. Nếu không biết cách kiêng cữ, giữ gìn thì sẽ lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Vì vậy với các mẹ sinh sinh mổ nói riêng và các mẹ mới sinh nói chung đều không nên đi xe máy ngay sau khi sinh. Việc đi xe máy sớm sẽ gây ra các tác động vật lý đến vết thương khiến cho chúng khó lành hơn, làm cho mẹ cảm thấy đau tức vết mổ, bục chỉ khâu và có thể phải đối mặt với các vấn đề hậu sản.

Nhiều chị em thắc mắc vậy sau sinh 1 tháng có nên đi xe máy không? Hay sinh mổ bao lâu mới được chạy xe máy? Điều này tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng của mỗi người. Các mẹ có thể bắt đầu đi lại xe máy khi cảm thấy sức khỏe của mình đã hoàn toàn ổn định, vết mổ đã lành hẳn và không còn cảm thấy đau khi ngồi hoặc di chuyển.

Bình thường khoảng từ 6 đến 8 tuần sau khi mổ đẻ, mẹ có thể đi xe máy. Tuy nhiên lúc này mẹ vẫn cần phải chú ý, giữ gìn vết thương: chưa nên đi xe máy đường dài, cần tránh các đoạn đường sốc, giảm các tác động mạnh đến vết thương ở vùng bụng dưới.

Bà bầu sinh mổ đi xe máy sớm có nguy hiểm không?

Việc đi xe máy quá sớm đối với các chị em sinh mổ là không nên và tiềm ẩn nhiều vấn đề gây nguy hiểm và ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Sa tử cung do đi xe máy sớm

Đau lưng là dấu hiệu bà bầu sinh mổ đi xe máy sớm

Trong khoảng 6 tuần sau sinh, tử cung của mẹ vẫn còn bị giãn và chưa hoàn toàn quay về trạng thái như ban đầu. Tử cung vẫn còn khá nặng và to. Bên cạnh đó khung xương chậu lúc này vẫn còn yếu, nâng đỡ kém.

Vì vậy nếu thời gian này, mẹ không nên đi lại quá nhiều hay gây những tác động mạnh vào vùng bụng dưới [đi xe máy ở đoạn đường sốc]. Nếu không sẽ làm tăng nguy cơ bị sa tử cung.

Sa tử cung là tình trạng gặp sau khi sinh, thành tử cung bị tụt vào ống âm đạo thậm chí là bị lộ ra ngoài âm đạo. Các dấu hiệu điển hình của sa tử cung mà bạn có thể nhận thấy gồm:

  • Mẹ cảm thấy vùng hố chậu nặng nề, bị trì trệ và tăng áp lực lên âm hộ.
  • Đi tiểu khó khăn: đau buốt khi tiểu, đi tiểu nhiều lần và tiểu không kiểm soát, lượng nước tiểu mỗi lần đi thường ít.
  • Khi vận động mạnh, cảm thấy có khối tròn tụt ra khỏi ẩm đạo.
  • Thỉnh thoảng cảm thấy đau lưng dữ dội.
  • Cảm thấy đau rát, khó chịu âm đạo khi quan hệ tình dục.

Sa tử cung mặc dù không phải là vấn đề lớn gây ảnh trực tiếp đến tính mạng nhưng chúng lại gây nhiều bất tiện cho đời sống sinh hoạt của chị em sau sinh. Vì vậy các mẹ cần chú ý cách đi đứng, vận động để tránh tình trạng này.

Đi xe máy sớm sau sinh mổ gây đau lưng

Trên thực tế đã ghi nhận có đến 50% phụ nữ bị đau lưng sau sinh. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do: thay đổi trọng lượng cơ thể trong quá trình mang thai, do tiêm thuốc tê , thuốc mê khi sinh mổ… Việc đi xe máy quá sớm sẽ làm tăng áp lực lên thắt lưng và cột sống, khiến cho tình trạng đau lưng trở nên trầm trọng và kéo dài hơn.

Gây chóng mặt, đau đầu

Sau khi sinh, sức khỏe của mẹ vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, đặc biệt là đối với các mẹ sinh mổ bị mất nhiều máu hơn. Vì vậy mẹ sẽ thỉnh thoảng cảm thấy hoa mắt và chóng mặt. Khi đi xe máy quá sớm, mẹ sẽ phải tiếp xúc thêm với nắng, gió, bụi,còi xe… càng làm tăng căng thẳng và chóng mặt trở nên nặng hơn. Điều này khiến các mẹ bị mất tỉnh táo khi điều khiển phương tiện và dễ gây ra tai nạn giao thông.

Các mẹ có thể quan tâm

10 lời khuyên giúp vết mổ sau sinh nhanh lành, không sẹo

Những lưu ý cho bà bầu sau sinh mổ

Để hồi phục sức khỏe sau sinh một cách nhanh chóng, mẹ sinh mổ cần chú ý giữ gìn vệ sinh vết mổ, có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp:

  • Ngày đầu sau khi sinh mổ nên uống nước lọc, ăn cháo đến khi mẹ có thể xì hơi được. Từ ngày thứ hai, mẹ có thể ăn uống bình thường, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, sắt và canxi [thịt nạc, thịt các loại gia cầm, sữa chua, bông cải xanh,…]. Mẹ cũng cần nhớ uống đủ nước để có nhiều sữa cho em bé.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin B, C, A, K và các khoáng chất như: cà rốt, súp lơ, cá hồi, rau họ đậu,…
  • Nên dùng thêm nghệ hoặc gừng chế biến cùng món ăn nhằm giúp làm ấm cho cơ thể và góp phần tăng miễn dịch cho hệ tiêu hóa của mẹ. Thường xuyên thay đổi thực đơn phong phú để tạo cảm giác ngon miệng và cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ.
  • Mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc nhằm giảm bớt căng thẳng. Khi thấy đỡ đau bụng mẹ nên ngồi dậy và vận động nhẹ.
  • Chú ý tắm rửa, vệ sinh hàng ngày để tránh vết thương bị nhiễm trùng. Nên tắm bằng nước ấm, trong phòng kín gió. Sau khoảng 3 – 4 ngày, sản phụ có thể gội đầu nhưng cần phải lau khô tóc nhanh sau gội. Vệ sinh vùng âm đạo cẩn thận bằng nước đun sôi để nguội.
  • Chú ý luôn giữ cho vết mổ luôn được khô, sạch không cần phải băng kín.

Trong thời gian kiêng cữ sau sau sinh nếu mẹ thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như: đau bụng, vết mổ bị đau dữ dội dù không có tác động hay chạm vào. Vết mổ bị sưng tấy, ngứa hoặc nóng rát, chảy mủ,… Thì mẹ cần phải lưu ý vì có thể đã bị nhiễm trùng vết mổ.

Lúc này mẹ cần đến gặp bác sĩ để được xử lý lại vết thương. Ngoài ra nếu bị sốt trên 38,5 độ hoặc thấy sản dịch chảy ra có mùi hôi cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hậu sản mà mẹ không nên coi thường.

Bên cạnh đó, các mẹ bầu sau sinh mổ cũng cần chú ý tránh một số điều sau:

Bà bầu nên nằm nghiêng sau khi sinh mổ
  • Tránh nằm ngửa khi ngủ, mẹ nên nằm nghiêng hoặc kê một chiếc gối mềm sau lưng khi ngủ sẽ cảm thấy đỡ đau hơn.
  • Không dùng các thực phẩm cay nóng, hoặc ăn quá no.  Không nên ăn các thức ăn sống, lạnh hoặc chưa chín kỹ.
  • Không nên uống rượu bia, hút thuốc lá [cả chủ động lẫn bị động] trong giai đoạn sau sinh mổ.
  • Không nên tắm nước lạnh do cơ thể mẹ lúc này còn yếu, rất dễ bị nhiễm lạnh từ ngoài.
  • Không nên ngủ, nằm quá nhiều: sản phụ sau sinh mổ cần được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc tuy nhiên cũng không nên ngủ quá nhiều. Không nên vận động mạnh và làm việc quá sớm: mẹ sinh mổ cần chú ý kiêng kị đi lại nhiều, không nên để tác động vật lý mạnh vào bụng dưới khi vừa mới sinh mổ như: đi xe máy vào chỗ sốc, mang vác nặng, chạy…
  • Không nên quan hệ tình dục sớm: cần đợi sau khoảng 4 đến 6 tuần sau khi tử cung hồi phục hoàn toàn.
  • Tránh bị xúc động mạnh, suy nghĩ tiêu cực. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ cũng như có thể gây thiếu sữa cho con.

Xem thêm

Dấu hiệu, Nguyên nhân, Cách xử trí bục vết mổ đẻ bên trong

Video liên quan

Chủ Đề