So sánh các loại cloud

  • Home
  • 4 mô hình dịch vụ Cloud Computing [Điện Toán Đám Mây]

Cùng Netsa tìm hiểu các mô hình dịch vụ Cloud Computing [Điện Toán Đám Mây] phân tích ưu điểm, nhược điểm từng mô hình theo nhu cầu sử dụng mà doanh nghiệp chọn mô hình nào là hợp lý nhất.

Nói sơ qua “độ tăng – độ giảm” của điện toán đám mây

* Sử dụng các tài nguyên tính toán động [Dynamic computing resources] : Các tài nguyên được cấp phát cho doanh nghiệp đúng như những gì doanh nghiệp muốn một cách tức thời. Thay vì việc doanh nghiệp phải tính toán xem có nên mở rộng hay không, phải đầu tư bao nhiêu máy chủ thì nay doanh nghiệp chỉ cần yêu cầu chúng tôi cần thêm tài nguyên tương đương với …và đám mây sẽ tự tìm kiếm tài nguyên rỗi để cung cấp cho bạn.

* Giảm chi phí : Doanh nghiệp sẽ có khả năng cắt giảm chi phí để mua bán, cài đặt và bảo trì tài nguyên. Rõ ràng thay vì việc phải cử một chuyên gia đi mua máy chủ, cài đặt máy chủ, bảo trì máy chủ thì nay bạn chẳng cần phải làm gì ngoài việc xác định chính xác tài nguyên mình cần và yêu cầu. Quá tiện!.

* Giảm độ phức tạp trong cơ cấu của doanh nghiệp : Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa mà lại phải có cả một chuyên gia IT để vận hành, bảo trì máy chủ thì quá tốn kém. Nếu outsource được quá trình này thì doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào việc sản xuất hàng hóa chuyên môn của mình và giảm bớt được độ phức tạp trong cơ cấu.

* Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán : Một trong những câu hỏi đau đầu của việc đầu tư tài nguyên [ví dụ máy chủ] là bao lâu thì nó sẽ hết khấu hao, đầu tư như thế có lãi hay không, có bị outdate về công nghệ hay không … Khi sử dụng tài nguyên trên đám mây thì bạn không còn phải quan tâm tới điều này nữa.

Cloud Computing có 4 mô hình dịch vụ [mô hình sản phẩm ]:

  • Public Cloud: Đám mây công cộng [là các dịch vụ trên nền tảng Cloud Computing để cho các cá nhân và tổ chức thuê, họ dùng chung tài nguyên].
  • Private Cloud: Đám mây riêng [dùng trong một doanh nghiệp và không chia sẻ với người dùng ngoài doanh nghiệp đó]
  • Hybrid Cloud: Là mô hình kết hợp [lai] giữa các mô hình Public Cloud và Private Cloud.
  • Community Cloud: Đám mây cộng đồng [là các dịch vụ trên nền tảng Cloud computing do các công ty cùng hợp tác xây dựng và cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng].

1. Public Cloud [Đám mây “công cộng”]

Định nghĩa: Là các dịch vụ được bên thứ 3 [người bán] cung cấp. Chúng tồn tại ngoài tường lửa của công ty và được nhà cung cấp đám mây quản lý. Nó được xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích sử dụng công cộng, người dùng sẽ đăng ký với nhà cung cấp và trả phí sử dụng dựa theo chính sách giá của nhà cung cấp. Public cloud là mô hình triển khai được sử dụng phổ biến nhất hiện nay của cloud computing.


Đối tượng sử dụng: Bao gồm người dùng bên ngoài internet. Đối tượng quản lý là nhà cung cấp dịch vụ.
Ưu điểm: Phục vụ được nhiều người dùng hơn, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Tiết kiệm hệ thống máy chủ, điện năng và nhân công cho doanh nghiệp.

Nhược điểm:

Các doanh nghiệp phụ thuộc vào nhà cung cấp không có toàn quyền quản lý.

Gặp khó khăn trong việc lưu trữ các văn bản, thông tin nội bộ.

Tuy nhiên Public Cloud có một trở ngại, đó là vấn đề mất kiểm soát về dữ liệu và vấn đề an toàn dữ liệu. Trong mô hình này mọi dữ liệu đều nằm trên dịch vụ Cloud, do nhà cung cấp dịch vụ Cloud đó bảo vệ và quản lý. Chính điều này khiến cho khách hàng, nhất là các công ty lớn cảm thấy không an toàn đối với những dữ liệu quan trọng của mình khi sử dụng dịch vụ Cloud.

2. Private Cloud [Đám mây “doanh nghiệp”]
Định nghĩa: Private cloud là các dịch vụ điện toán đám mây được cung cấp trong các doanh nghiệp. Những “đám mây” này tồn tại bên trong tường lửa của công ty và được các doanh nghiệp trực tiếp quản lý. Đây là xu hướng tất yếu cho các doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin.


Đối tượng sử dụng: Nội bộ doanh nghiệp sử dụng và quản lý
Ưu điểm: Chủ động sử dụng, nâng cấp, quản lý, giảm chi phí, bảo mật tốt,…
Nhược điểm: Khó khăn về công nghệ khi triển khai và chi phí xây dựng, duy trì hệ thống.

Hạn chế sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp, người dùng ở ngoài không thể sử dụng.

3. Hybrid Cloud [Đám mây “lai”]
Định nghĩa: Là sự kết hợp của private cloud và public cloud. Cho phép ta khai thác điểm mạnh của từng mô hình cũng như đưa ra phương thức sử dụng tối ưu cho người sử dụng. Những “đám mây” này thường do doanh nghiệp tạo ra và việc quản lý sẽ được phân chia giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp điện toán đám mây công cộng.


Đối tượng sử dụng: Doang nghiệp và nhà cung cấp quản lý theo sự thỏa thuận. Người sử dụng có thể sử dụng các dịch vụ của nhà cung cấp và dịch vụ riêng của doanh nghiệp.
Ưu điểm: Doanh nghiệp 1 lúc có thể sử dụng được nhiều dịch vụ mà không bị giới hạn.
Nhược điểm: Khó khăn trong việc triển khai và quản lý. Tốn nhiều chi phí.

Doanh nghiệp có thể chọn để triển khai các ứng dụng trên Public, Private hay Hybrid Cloud tùy theo nhu cầu cụ thể. Mỗi mô hình đều có điểm mạnh và yếu của nó. Các doanh nghiệp phải cân nhắc đối với các mô hình Cloud Computing mà họ chọn. Và họ có thể sử dụng nhiều mô hình để giải quyết các vấn đề khác nhau. Nhu cầu về một ứng dụng có tính tạm thời có thể triển khai trên Public Cloud bởi vì nó giúp tránh việc phải mua thêm thiết bị để giải quyết một nhu cầu tạm thời. Tương tự, nhu cầu về một ứng dụng thường trú hoặc một ứng dụng có những yêu cầu cụ thể về chất lượng dịch vụ hay vị trí của dữ liệu thì nên triển khai trên Private hoặc Hybrid Cloud.

4. Community Cloud: Đám mây cộng đồng [là các dịch vụ trên nền tảng Cloud computing do các công ty cùng hợp tác xây dựng và cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng].

Với việc các nền tảng cloud đang lên ngôi và được ứng dụng mạnh, đã và đang nhiều công ty cung cấp cloud công bố rằng mình là số 1 trong lĩnh vực này. Tuy nhiên thì hiện tại có 2 cloud đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới là Azure của Microsoft và AWS của Amazon. Vì vậy, trong các trường hợp cần đưa sản phẩm lên cloud, câu hỏi đặt ra là Azure hay AWS? Đó cũng là lý do chúng ta sẽ so sánh 2 nền tảng này tại đây.

Ở đây, các khía cạnh được đưa ra so sánh bao gồm:

  1. Các chức năng tổng quan
  2. Giá
  3. Khả năng tính toán
  4. Dịch vụ lưu trữ
  5. Cơ sở dữ liệu
  6. Các dịch vụ networking
  7. Hỗ trợ cho Container và Orchestration
  8. Tính sử dụng rộng rãi
  9. Điểm đánh giá cuối

AWS vs Azure: Các chức năng tổng quan

AWSAzure
Năm ra mắt20062010
Tính mở mã nguồnMở nhiều với cộng đồng open-sourceĐóng nhiều với cộng đồng open-source
Hybrid CloudĐang xây dựngLựa chọn tốt ở trong thị trường Hybrid Cloud
Giấy phép sử dụngKhá linh hoạtĐang cố gắng đuổi kịp AWS
Tích hợp với họ hàng LinuxHỗ trợ tốt cho LinuxĐang xây dựng

Cả dịch vụ đều offer theo mô hình dùng tới đâu trả tới đó. AWS thì thu theo giờ, trong khi Azure thu theo phút. Khi bạn cần theo 1 thời gian ngắn thì Azure sẽ là sự lựa chọn tốt hơn, nhưng tới các giai đoạn phát triển sản phẩm về sau thì AWS sẽ cho 1 sự giảm về chi phí nhiều hơn.

Các dịch vụ tính toán

Điểm so sánh tiếp theo là về các dịch vụ tính toán. Dịch vụ tính toán hay ở đây nói tắt tính toán là một trong những dịch vụ cốt lõi khi nói đến Điện toán đám mây, điều này có thể hiểu được khi chúng ta có từ điện tính trong thuật ngữ Điện toán đám mây. Với số lượng lớn dữ liệu được tạo ra trong những ngày này, luôn có nhu cầu xử lý nhanh hơn. Dịch vụ điện toán đảm bảo bạn có thể sinh ra các thể hiện trong vài phút và mở rộng các thể hiện ngay lập tức nếu cần. AWS và Azure đều có các dịch vụ phục vụ cho những nhu cầu này.

Phe AWS có EC2, Elastic Beanstalk, AWS Lambda, ECS và rất nhiều thứ khác. Azure cũng có trong tay các đối trọng là Azure Virtual Machine, App Service, Azure Functions, Container service, … Như vậy chúng ta có thể 1 độ cạnh tranh rất cao, bên nào có gì thì bên kia cũng có cái tương tự.

Nhưng mà, nếu kết hợp với yếu tố 2 ở trên 1 chút, các dịch vụ của Azure lại có khả năng khiến cho người sử dụng phải ăn mỳ tôm cả tháng nếu kích thước sử dụng tăng lên. Với 1 instance ảo 256GB RAM và 64vPCU, AWS chỉ đánh $3.20/giờ, trong khi Azure đánh $6.76/giờ[hơn gấp đôi AWS].

Dịch vụ lưu trữ

AWS có AWS S3, EBS và Glacier còn Azure Storage Services có Blob Storage, Disk Storage và Standard Archive.

AWS S3 đảm bảo tính sẵn sàng cao và sao chép tự động giữa các phần. Khi nói đến lưu trữ tạm thời trong AWS, nó sẽ bắt đầu hoạt động mỗi khi instance bắt đầu và dừng. Khi chấm dứt, nó cung cấp lưu trữ khối tương tự như đĩa cứng và có thể được gắn vào bất kỳ phiên bản EC2 nào hoặc được giữ riêng.

Với Azure, nó sử dụng lưu trữ tạm thời và các page blob cho VM. Azure có tùy chọn Block Storage làm đối trọng với S3 trong AWS. Ngoài ra, Azure cũng cung cấp hai loại trong kho lưu trữ của họ, lưu trữ hot và cold.

Vì vậy, về Dịch vụ lưu trữ, chúng ta so sánh tiếp khi xét về Dịch vụ cơ sở dữ liệu ngay dưới đây.

Dịch vụ cơ sở dữ liệu

Dữ liệu ngày nay được sinh ra dưới đủ mọi loại định dạng, nên cơ sở dữ liệu lưu trữ data cũng cần được tiến hoá. Và cũng như những yếu tố trên, AWS và Azure đều có các dịch vụ hỗ trợ các dữ liệu cả mang tính cấu trúc lẫn phi cấu trúc.

Nếu độ ổn định là cái bạn đang tìm kiếm thì AWS có Amazon RDS và Azure có Azure SQL Server Database. Amazon RDS hỗ trợ nhiều công cụ cơ sở dữ liệu khác nhau như MariaDB, Amazon Aurora, MySQL, Microsoft SQL, PostgreSQL và Oracle trong khi nói đến Azure, SQL Server Database chỉ dựa trên SQL như tên cho thấy.

So sánh về giao diện, Azure thân thiện với người dùng hơn, trong khi đó AWS cung cấp tốt hơn các hoạt động với instance. Mỗi bên đều có 1 đặc điểm riêng. Về khả năng tiến xa của các công cụ này, chúng đều khá hỗ trợ đối với việc phân tích thống kê và Big Data. AWS có EMR trong khi Azure có HD Insights cho cùng mục đích. Azure cũng cung cấp Cortana Intelligence Suite đi kèm với Hadoop, Spark, Storm và HBase.

Về mặt môi trường thuật lợi, AWS là môi trường thuận lợi hơn cho Big Data. Điều này cần thêm dẫn chứng ở mục tiếp theo về các dịch vụ Networking.

Các dịch vụ Networking

Amazon Virtual Private Cloud [VPC] cho phép tạo các mạng độc lập dưới 1 chiếc ô Cloud. Điều này cho phép người dùng tạo mạng con, bảng route, dải địa chỉ IP riêng và cổng mạng.

Microsoft Azure Virtual Network là đối trọng của VPC, cho phép bạn thực hiện tất cả những gì VPC làm. Cả hai nhà cung cấp đều có giải pháp để mở rộng trung tâm dữ liệu tại chỗ vào các tùy chọn đám mây và tường lửa.

Hỗ trợ Container và Orchestration

AWS hỗ trợ tốt hơn cho Big Data. Nó có đủ các dịch vụ hỗ trợ IoT, phát triển ứng dụng điện thoại hay thậm chí là tạo 1 môi trường điện toán tuỳ thuộc nhu cầu. Hỗ trợ tốt cho Docker.

Ở mặt này, Microsoft bằng và thậm chí có 1 bước hơn. Đó là đưa ra Hadoop để hỗ trợ Azure HDInsight. Azure tích hợp Windows Server 2016 giúp cho việc sử dụng được Docker container, kể cả các loại Windows container và Hyper-V container.

Tất cả platform thì dù là container của Docker hay AWS thì đều chiến được hết.

Tính sử dụng rộng rãi

Ở đây xét về mặt hỗ trợ cho các cơ quan chính phủ. AWS hợp tác với rất nhiều cơ quan chính phủ trên toàn thế giới. Họ cũng cung cấp các tính năng bảo mật tốt và phù hợp cho từng đối tượng cụ thể, điều cực kì quan trọng khi xử lý dữ liệu nhạy cảm.

Còn Azure đang có 50 đối tác loại trên, trong đó có ITAR, DISA, HIPAA, CJIS, FIPS. Với vấn đề bảo mật và an toàn thông tin thì cạnh tranh sát nách AWS.

Chấm điểm

Và sau 1 hồi so sánh thì thật khó để có thể chọn ra 1 người chiến thắng trong trận đấu này. Azure có thế mạnh về Hybrid Cloud và tích hợp các công cụ của Microsoft, trong khi AWS lại linh hoạt và nhiều tính năng hơn. Cuối cùng thì vẫn phải phụ thuộc vào yêu cầu sản phẩm và công ty bạn.

Nhận xét cá nhân

Thực ra với việc phần lớn các hệ thống ngày nay đều core Unix thì với cá nhân mình vẫn chọn AWS hơn. Tuy vậy các động thái gần đây của Microsoft cho thấy họ chú trọng vào nền tảng và đầu tư mã nguồn mở nên Azure sau sẽ có những tiến bộ nhất định và cùng kéo AWS lên. 2 cái này giống như chính trị của 1 số nước như Anh, Mỹ: tồn tại 2 ông là chính, luôn đối đầu nhau nhưng không thể sống thiếu nhau, vì nếu thiếu nhau các đối thủ ít tính cạnh tranh hơn sẽ vùng lên[trong cloud hiện có GCP của Google hay các loại Cloud bên TQ. Xét về phổ biến thì AWS và Azure đang đứng đầu]. Nên đánh giá cá nhân thì Microsoft hiện là Trâu chậm uống nước hơi đục và còn tiến được

Video liên quan

Chủ Đề