So sánh nhãn hiệu với tên thương mại

Nhãn hiệu và tên thương mại rất nhiều người quan niệm là một – chỉ khác nhau ở cách gọi. Suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau về bản chất dù hình thức giống hệt nhau.

Sự khác biệt của nhãn hiệu và tên thương mại trong khái niệm

Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (LSHTT) qui định

– Nhãn hiệu là “dấu hiệu” dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau. “Dấu hiệu” này có thể là hình ảnh, từ ngữ hoặc chữ cái,…

– Tên thương mại lại là “tên gọi” của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh trong cùng khu vực và lĩnh vực kinh doanh.

So sánh nhãn hiệu với tên thương mại

Như vậy, điểm khác biệt cơ bản của nhãn hiệu và tên thương mại là hình thức thể hiện. Nhãn hiệu thể hiện ra bên ngoài bằng “dấu hiệu” con tên thương mại thể hiện bằng “tên gọi”.

Tuy nhiên, vì “dấu hiệu” của nhãn hiệu có thể là chữ cái, từ ngữ nên đôi khi bị nhầm lẫn với “tên gọi” của tên thương mại.

So sánh nhãn hiệu với tên thương mại

Sự khác biệt của nhãn hiệu và tên thương mại trong vấn đề bảo hộ

Cũng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, quyền bảo hộ của nhãn hiệu và tên thương mại khác nhau như sau:

– Nhãn hiệu muốn được bảo hộ thì điều kiện trước tiên là phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền

– Tên thương mại chỉ cần đủ điều kiện bảo hộ theo luật định là “có khả năng phân biệt” được chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác trong cùng khu vực và lĩnh vực kinh doanh thì mặc nhiên được bảo hộ mà không cần phải đăng ký.

So sánh nhãn hiệu với tên thương mại

Để nắm rõ hơn Sự khác biệt của nhãn hiệu và tên thương mại, độc giả có thể trực quan bằng 2 ví dụ cụ thể:

Công ty TNHH A có sản xuất, kinh doanh sản phẩm bánh kẹo, trên bao bì đóng gói bánh kẹo có thể hiện chữ A được cách điệu và có màu đỏ (giả định trong khu vực kinh doanh của A và trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai không có công ty nào tên A).

Với ví dụ trên ta phân tích cụ thể như sau:

– “Công ty TNHH A” là tên thương mại, tên này được mặc nhiên bảo hộ.

– Chữ A được cách điệu và có màu đỏ là nhãn hiệu của Công ty TNHH A. Để được sở hữu nhãn hiệu “A”, Công ty TNHH A phải đăng ký bảo hộ cho “A”. “A” chỉ được bảo hộ nếu đạt đủ các yêu cầu về tính phân biệt theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

Nhãn hiệu và tên thương mại đều là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, hay nói rộng hơn là quyền sở hữu trí tuệ. Khi bạn sở hữu những đối tượng này tức là bạn nắm trong tay quyền về sở hữu trí tuệ.

Tuy vậy, đối với mỗi đối tượng khác nhau, cách thể hiện quyền cũng khác nhau. Do đó là người chủ kinh doanh cần thiết phải biết phân biệt hai đối tượng này để việc xác lập và sử dụng quyền được hiệu quả nhất.

Trong quá trình xây dựng thương hiệu nếu bạn đọc có bất kì thắc mắc nào về luật sở hữu trí tuệ có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0948.150.292

“Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”

Khoản 21 điều 4 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.

2

Căn cứ bảo hộ

Đăng ký đối với nhãn hiệu thông thường.

Không đăng ký đối với nhãn hiệu nổi tiếng

Được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ.

Không cần đăng ký. Căn cứ bảo hộ dựa trên việc sử dụng hợp pháp, lâu dài, ổn định.

Vấn đề xảy ra tranh chấp được giải quyết dựa vào thâm niên hoạt động của công ty, mức độ biết đến rộng rãi sản phẩm của công ty,…

3

Phạm vi bảo hộ

Trong phạm vi bảo hộ đã đăng ký thường là quốc gia.

Bảo hộ trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh

4

Thời gian bảo hộ

Bảo hộ trong thời gian 10 năm và có thể gia hạn

Bảo hộ không xác định thời hạn, chấm dứt khi không còn sử dụng

5

Dấu hiệu

Có thể là những từ ngữ hình ảnh, biểu tượng, là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnh

Không bảo hộ những cụm từ, dấu hiệu quy định tại khoản 2 điều 74 Luật SHTT

Có thể là những từ ngữ hình ảnh, biểu tượng, là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnh

Không bảo hộ những cụm từ, dấu hiệu quy định tại khoản 2 điều 74 Luật SHTT

6

Số lượng

Một chủ thể kinh doanh có thể đăng ký sở hữu nhiều nhãn hiệu

Một chủ thể sản xuất kinh doanh chỉ có thể có một tên thương mại

7

Điều kiện

Phải đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ

Chỉ cần sử dụng hợp pháp tên thương mại

8

Chuyển giao

Nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng chuyển nhượng sử dụng

Chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng với điều kiện là việc chuyển nhượng tên thương mại kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh

Tên thương mại khác gì nhãn hiệu?

Tên thương mại: là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Nhãn hiệu: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Tên thương mại là gì cho ví dụ?

Tên thương mại có thể là tên đầy đủ theo đăng ký kinh doanh, có thể là tên gọi ngắn gọn hoặc tên viết tắt hoặc là một tên khác với tên đăng ký kinh doanh. Ví dụ: - Tên đầy đủ: Công ty TNHH Thủy Hưng Phát, Công ty thương mại tổng hợp Sơn Anh, Công ty gốm sứ Minh Long…

Nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau cái gì?

Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ. Thương hiệu hiểu một cách đơn giản, là một cái tên gắn với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất.

Nhãn hiệu là gì cho ví dụ?

Nhãn hiệu là một công cụ rất hữu ích trong việc xây dựng thương hiệu, nhưng chỉ là một trong những thành phần đóng góp cho thương hiệu. Ví dụ, thương hiệu Unilever có các nhãn hiệu như Sunlight, Cif, Comfort, Omo… hay thương hiệu Pepsi có nhãn hiệu như Lipton Teas, 7-Up, Lay's Potato Chips.