So sánh trái đất với các hành tinh khác

Việc bao quát tầm rộng lớn của vũ trụ, đặt các hành tinh và các ngôi sao của nó so sánh với Trái đất dường như là việc bất khả thi. Nhưng mới đây, nhà thiên văn học nghiệp dư John Brady đã thử so sánh riêng quy mô của từng đối tượng trong thiên hà so với Trái đất. Cách so sánh này cho thấy một góc nhìn mới khá thú vị. Trong hình ảnh đầu tiên này, John so sánh kích thước của một ngôi sao neutron bằng khu vực phía tây bắc nước Anh, đoạn giữa Liverpool và Warrington.

Hình ảnh này cho thấy núi lửa Olympus Mons (một núi lửa lớn trên sao Hỏa) có kích thước đủ để che khuất toàn tiểu bang Arizona của Mỹ.

Io - vệ tinh tự nhiên của Sao Mộc có đường kính lên tới 3.642km, là vệ tinh lớn thứ tư bên trong hệ Mặt Trời. Nếu so sánh với các khu vực trên Trái đất, nó sẽ gần như che phủ toàn bộ diện tích Bắc Mỹ.

Bán kính của sao Hỏa xấp xỉ bằng một nửa bán kính của Trái đất. Khi so sánh, sao Hỏa sẽ thoải mái bao trùm toàn bộ khu vực Bắc Mỹ với rất nhiều không gian.

Là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời, sao Mộc có thể lấn át toàn bộ Bắc Mỹ với biên độ lớn. Như bạn có thể thấy trong hình, toàn bộ lục địa Bắc Mỹ xuất hiện chỉ như một hạt bụi trên mặt hành tinh khổng lồ.

Hình ảnh phóng to cho thấy sự so sánh chênh lệch giữa Trái đất với sao Thổ. Hành tinh của chúng ta chỉ bằng 1/6 chiều rộng vành nhẫn của nó.

Sau khi thử đặt Trái đất vào vị trí của sao Thổ, hành tinh của chúng ta còn cách mép vòng nhẫn tới 66.900km.

So sánh với Mặt trời, Trái đất thậm chí còn bị lấn át bi đát hơn. Ở quy mô rộng lớn của Mặt trời, Trái đất thực sự trông rất nhỏ bé.

Trái Đất còn được biết tên với tên gọi "hành tinh xanh", là mái nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có con người. Cho đến nay, Trái Đất vẫn là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống.

Tuy nhiên, điều đó không thể ngăn cản các nhà khoa học tiếp tục tìm kiếm những hành tinh gần giống với Trái Đất để làm nơi thay thế trong tương lai.

Nhờ các kỹ thuật săn lùng hành tinh tiên tiến, chúng ta đã định vị được hàng ngàn ứng cử viên bên ngoài Hệ Mặt Trời. Đa số chúng là những hành tinh quay quanh các ngôi sao giống như Mặt Trời - được gọi là ngoại hành tinh.

Dưới đây là một số khám phá thú vị về các hành tinh giống Trái Đất nằm tại các thế giới xa xôi.

GJ 667Cc

So sánh trái đất với các hành tinh khác

So sánh kích thước giữa Gliese 667C c và Trái Đất (Ảnh: Space).

Vào tháng 2/2012, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã báo cáo kết quả nghiên cứu của họ tập trung vào GJ 667C (Gliese 667C), một sao lùn cấp M liên kết với 2 sao lùn màu cam khác. Chúng nằm cách Trái Đất khoảng 22 năm ánh sáng.

Sau đó 667C c, một siêu Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo là 28 ngày, đã được phát hiện trong khu vực Goldilocks của GJ 667C. Nó nhận được 90% ánh sáng so với những gì mà Trái Đất nhận được.

Hầu hết ánh sáng này nằm trong quang phổ hồng ngoại, có nghĩa là hành tinh có khả năng hấp thụ mức năng lượng cao hơn.

Điểm mấu chốt là GJ 667C c có thể tồn tại nước lỏng và sự sống như chúng ta đã biết. Dẫu vậy, những quan sát sau này phát hiện ra rằng hành tinh GJ 667C c có nhiệt độ cực kỳ nóng, và do đó ít có khả năng tồn tại sự sống.

Kepler-452b

So sánh trái đất với các hành tinh khác

Hình vẽ mô phỏng của hành tinh Kepler-452b (Ảnh: Getty).

Kepler-452b, thường được gọi với cái tên trìu mến: "Anh em họ" của Trái Đất, là một ngoại hành tinh nằm cách chúng ta khoảng 1.400 năm ánh sáng.

Nó được tàu vũ trụ Kepler của NASA phát hiện vào năm 2015. Đây là thế giới gần Trái Đất đầu tiên được tìm thấy trong vùng "có thể ở được" của ngôi sao Kepler-452.

Kepler-452b có đường kính gấp khoảng 1,6 lần Trái Đất và quay quanh ngôi sao chủ tương tự Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Ước tính, nó mất khoảng 385 ngày để hoàn thành một quỹ đạo.

Bản thân ngôi sao này cũng là nơi sở hữu các điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại của nước lỏng trên bề mặt.

TRAPPIST-1e

So sánh trái đất với các hành tinh khác

TRAPPIST-1e cách Trái Đất khoảng 40 năm ánh sáng (Ảnh: Getty).

TRAPPIST-1 là một hệ thống sao được phát hiện vào năm 2016, gồm 7 hành tinh quay quanh một ngôi sao nhỏ.

Chúng nằm cách Trái Đất khoảng 40 năm ánh sáng. Sở dĩ các nhà khoa học vô cùng phấn khích với hệ sao này, là bởi nó tập hợp các hành tinh có kích thước gần giống với Trái Đất nhất từ trước tới nay.

Dẫu vậy, hầu hết các ngoại hành tinh từ TRAPPIST-1b đến TRAPPIST-1h đều diễn ra hiện tượng "khóa thủy triều", tức là một bên của hành tinh luôn được chiếu sáng, trong khi bên còn lại chìm trong bóng tối lạnh giá.

Duy nhất chỉ có TRAPPIST-1e có thể là hành tinh duy nhất trong hệ vẫn còn có sự sống.

GJ 1002b và GJ 1002c

So sánh trái đất với các hành tinh khác

Tỷ lệ kích thước của GJ 1002b và GJ 1002c khi so với Trái Đất và các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời (Ảnh: Phys).

Quay quanh ngôi sao lùn đỏ GJ 1002, nằm cách Trái Đất khoảng 16 năm ánh sáng, GJ 1002b và GJ 1002c cũng là các hành tinh thuộc vùng có thể ở được.

Những hành tinh đá này có khối lượng tương đương với Trái Đất. Trong đó, GJ 1002b mất khoảng 10 ngày để quay quanh ngôi sao chủ của nó, trong khi GJ 1002c mất hơn 21 ngày.

Hai hành tinh trên đều mới chỉ được phát hiện vào năm 2022, và cần có thêm nhiều nghiên cứu về chúng.

TOI 700e

So sánh trái đất với các hành tinh khác

TOI 700e có cùng kích thước với Trái Đất, và sở hữu các điều kiện được coi là "phù hợp" cho sự sống (Ảnh: TecheBlog).

Đầu năm 2023, NASA công bố rằng hệ thống kính viễn vọng không gian TESS của họ phát hiện thấy TOI 700e. Đây là một hành tinh có cùng kích thước với Trái Đất.

TOI 700e mất 28 ngày để quay quanh quỹ đạo của ngôi sao chủ, với khoảng cách vừa đủ để sự sống có cơ hội phát triển.

Tại đây, nước có thể tồn tại trên bề mặt của nó ở dạng lỏng khi nhiệt độ thích hợp. Những hành tinh với nhiệt độ như vậy được coi là "phù hợp" cho sự sống.