So sánh trung nguyên và highlands

Thương hiệu Trung Nguyên được đặt theo cách thông thường nhất. đó là lấy chính tên địa danh nơi sản phẩm này được coi là đặc sản. Cách đặt tên thương hiệu này thừa hưởng gần như trọn vẹn thế mạnh đã thành danh của địa phương.

Xuất phát điểm kinh doanh là người bỏ mối cà phê cho các hàng quán bán lẻ nên ông chủ Đặng Lê Nguyên Vũ nắm khá rõ “gout” của khách hàng. ở đây bao gồm cả người uống lẫn chủ quán, vì vậy đã tìm ra các công thức chế biến hợp với người tiêu dùng việt, nhất là từ các địa phương miền Trung trở vào. Tiến thêm một bước nữa, khi tiến hành phương thức kinh doanh nhượng quyền [franchise], các điều khoản ràng buộc của Trung nguyên có vẻ “thoáng” nên sức lan tỏa khá nhanh.

Các chương trình quảng bá khá rầm rộ của Trung nguyên cũng khiến thương hiệu này hiện diện nhiều hơn trong con mắt người tiêu dùng. Ngoài các chương trình quảng cáo liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng vào giờ vàng, vị trí vàng, Trung nguyên còn chú tâm tổ chức các mô hình lễ hội cà phê, thiên đường cà phê hay mới đây nhất là cuộc thi Nữ hoàng cà phê. Các mô hình này tuy không mới và không thật hấp dẫn công chúng nhưng lại được thế mạnh là đánh vào tính tự tôn quê hương, dân tộc và dễ được các cấp chính quyền cũng như báo chí [địa phương và trung ương] sẵn sàng ủng hộ...

Sau chỉ hơn chục năm góp mặt vào “chiến trường khốc liệt”, Trung Nguyên chắc chắn đã khẳng định vị trí số 1 tại thị trường cà phê pha VN, vượt trội hơn hẳn các thương hiệu cà phê tư nhân, quốc doanh, thậm chí là cả các tên tuổi quốc tế. Để vươn ra thị trường ngoài nước cũng như các dạng cà phê hòa tan, cà phê đóng hộp… Trung Nguyên vừa khai thác thế mạnh thương hiệu đã hình thành, vừa tạo các thương hiệu mới phù hợp hơn như cà phê hòa tan G7, cà phê bột cao cấp Legendee, hay cà phê thảo dược Passiona. Những thương hiệu “ăn theo” này liệu có thành công rực rỡ còn phải đợi thời gian trả lời, nhưng nếu cái gốc Trung nguyên vẫn đứng vững thì thắng lợi chỉ còn là vấn đề thời gian.

Highlands : Sự khác biệt sành điệu

Highlands Coffee hiện cũng là một cái tên xuất hiện vào thời kỳ bùng nổ kinh tế sau đổi mới của Cty Việt Thái quốc tế do doanh nhân Việt kiều phát triển. Cùng mang danh là cà phê của cùng cao nguyên, Highlands Coffee lợi dụng được thế mạnh của ngôn ngữ hội nhập. Ban đầu DN chủ yếu tham gia chế biến, đóng mác và xuất khẩu ra nước ngoài. Sau đó, khi thấy thị trường cà phê bán quán ở VN có tiềm năng, họ đã nhảy sang mảng này. Hiện thời, Highlands Coffee có thể coi là thương hiệu quán cà phê hạng sang nổi tiếng nhất và có số lượng lớn nhất tại VN. Nhưng nếu trở về trước, cách nay tầm hơn chục năm, khi các quán Highlands Coffee đời đầu chỉ quanh quẩn với mấy siêu thị như Maximart thì không mấy ai tiên đoán được sự thành công của nó.

Không quảng bá rầm rộ, không kinh doanh nhượng quyền, ông chủ David Thái dường như tập trung hơn vào chất lượng dịch vụ và nâng cao đẳng cấp thương hiệu thông qua chất lượng hàng hóa, phục vụ. Các quán Highlands Coffee được hình thành không vội vã nhưng cũng khá nhanh chóng. Vị trí của các quán Highlands Coffee là thế mạnh đặc biệt của thương hiệu này. Nó đồng hành cùng tất cả các trung thâm thương mại và cao ốc lớn, đồng thời có mặt tại các địa đỉnh thuộc hàng “danh thắng” tưởng không ai có thể “vào” được như chân cột cờ [kỳ đài], không gian bên hông Nhà hát Lớn tại Hà Nội, hay chiếm lĩnh toàn bộ sân sau nhà hát TP HCM.

Bên cạnh đó, nhờ có thiết kế chuẩn với các modul từ khu chế biến, không gian trong nhà, ngoài trời,… cho tới cả khu vệ sinh nên các quán Highlands Coffee rất dễ nhận biết và tạo sự thoải mái cho người dùng. Do chế độ đào tạo và luân chuyển nhân viên linh hoạt nên kể cả khi bạn vào một quán Highlands Coffee vừa mới mở cũng nhận được chất lượng dịch vụ tương đương như trong quán đã vận hành lâu năm. Các quán Highlands Coffee cũng liên tục cung ứng các sản phẩm, gói sản phẩm mới và ít nhiều đã giữ chân được khách hàng trung thành cho dù đang chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt đến cả từ các thương hiệu Việt lẫn các nhãn hàng quốc tế như Gloria Jeans, Coffe been & Tea Leaf, và mới đây nhất là Starbuck.

Không chỉ khẳng định mình tại thị trường nội địa, hai tên thương hiệu Trung Nguyên và Highlands Coffee phát sinh từ cùng một gốc, đều có các bước tiến mạnh mẽ ra thị trường ngoài nước với “nước cờ” cơ bản là giống nhau. Ban đầu xuất khẩu hàng, về sau tiến tới mở chuỗi cửa hàng mang thương hiệu của mình. Thành công sẽ đến ở mức độ nào hiện thời chưa ai có thể khẳng định, nhưng chúng ta không thể không tự hào khi thấy đâu đó ở Singapore, Philippines, trên đất Âu hay xứ Mỹ những thương hiệu cà phê Việt đã thành danh.

Quán cà phê là một trong nhiều địa điểm phổ biến được người Việt thường xuyên lui đến cùng bè bạn và gia đình. Kéo theo đó là việc phát triển của hàng loạt những quán cà phê nhỏ lẻ, trong đó một vài thương hiệu đã phát triển trở thành chuỗi nổi tiếng, từ loại phổ thông đến sang trọng như Highlands Coffee, Trung Nguyên Coffee, Cộng Cà phê, The Coffee House, Aha Coffee, Passio, Phúc Long, . .. Tháng 8/2022, Q & Me Việt Nam đã thực hiện điều tra độ phổ biến của những chuỗi cà phê tại Việt Nam, với mẫu là 405 người có lứa tuổi từ 16 đến 49.

Highlands Coffee và Trung Nguyên là hai thương hiệu nằm trong top top-of-mind đang chạy đua quyết liệt giành các vị trí đầu bảng. 43% số người có liên quan sử dụng Highlands Coffee đầu tiên khi họ đề nghị nhắc tên một thương hiệu cà phê bất kỳ ở Việt Nam. Trong khi ấy, tỷ lệ của Trung Nguyên là 40%. The Coffee House đứng thứ ba với 26% và sau lần lượt là Starbucks [18%] , Phúc Long [13%].

Danh sách các chuỗi cà phê Top of mind với người dùng [Nguồn: Q&Me]

Tuy nhiên, so về độ nhận diện thương hiệu, Trung Nguyên vẫn tỏ rõ ưu thế vượt trội với 75% người tham gia thăm dò công nhận, trong khi Highlands Coffee là 67%. The Coffee House tiếp tục xếp ngay sau hai anh lớn với độ nhận diện 60%.

Xếp hạng độ nhận diện thương hiệu các chuỗi cà phê [Nguồn: Q&Me]

Cụ thể hơn nữa, xét riêng theo khu vực đô thị, tại Tp. HCM, Trung Nguyên và Highlands Coffee có độ nhận diện ngang bằng nhau [78%] . Tuy nhiên, tại Hà Nội, độ nhận diện của Highlands Coffee [75%] nhỉnh lên một chút so với Trung Nguyên [63%] . Dẫu nhiên, ở những khu vực còn lại, độ nhận diện của Highlands Coffee vẫn dừng chân tại mức 45%, trong khi Trung Nguyên là 79%.

Tính theo độ tuổi, Highlands Coffee phổ biến hơn với nhóm người sử dụng có độ tuổi trên 35, và Trung Nguyên phổ biến hơn với nhóm khách hàng 16-34 tuổi.

Hai chuỗi cà phê trên tiếp tục cạnh tranh quyết liệt ở vị trí thương hiệu được người Việt tin dùng lớn nhất: Trung Nguyên Coffee với 34% người được hỏi lựa chọn, và Highlands Coffee với 32% người được hỏi lựa chọn.

Xếp hạng các thương hiệu được người Việt sử dụng nhiều nhất [Nguồn: Q&Me]

Tổng kết chung về hình ảnh thương hiệu, chuỗi Trung Nguyên Coffee được đánh giá cao hơn hầu hết những thương hiệu khác ở chất lượng và giá cả, nhưng đánh giá về sự phục vụ của nhân viên thì thấp nhất. Highlands Coffee được đánh giá cao nhất mức độ tiện lợi của các sản phẩm, nhưng The Coffee House đứng đầu bảng sự phong phú của thức uống cùng chất lượng phục vụ của nhân viên.

Chuỗi trà – cà phê Phúc Long từ khi được Masan mua về phần lớn vốn đã mở rộng nhanh chóng tuy nhiên mức độ nhận diện hình ảnh vẫn rất khiêm tốn. Chỉ 13% người cho rằng sử dụng Phúc Long đầu tiên khi được đề nghị nhắc tên một thương hiệu cà phê bất kỳ, độ nhận diện đạt mức 53%, đứng thứ tư trong số những người Việt dùng thường xuyên nhất với tỷ lệ 10% [sau Trung Nguyên, Highlands Coffee và The Coffee House].

Tham khảo thêm về những thông tin về kiến thức kinh doanh, làm giàu khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!

Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn

Chủ Đề