Sở trường của bạn là gì năm 2024

Nắm rõ sở đoản của bản thân là cách tốt nhất để bạn có thể cải thiện và khắc phục những điểm yếu. Bạn hãy cùng TopCV tìm hiểu sở đoản là gì và những lưu ý khi chia sẻ về sở đoản của bản thân trong giao tiếp, phỏng vấn hay trình bày ở CV xin việc qua bài viết sau.

Sở đoản là gì?

Sở đoản là từ đồng nghĩa với điểm yếu, nhược điểm. Khái niệm này dùng để nói đến những điểm chưa giỏi, chưa làm được hoặc chưa biết của một người về một khía cạnh nào đó. Sở đoản có thể gây ảnh hưởng đến công việc hoặc các mối quan hệ xã hội của mỗi người nếu như họ không cố gắng nhận biết, cải thiện hoặc vượt qua.

Sở đoản ở mỗi người là khác nhau nhưng có thể phân chia thành các nhóm như sau:

  • Sở đoản về tính cách: yếu đuối, khó thích nghi, dễ nóng giận, hay mất bình tĩnh, v.vv..
  • Sở đoản về kỹ năng: thiếu kỹ năng sử dụng các công cụ hỗ trợ công việc, thiếu kỹ năng tin học văn phòng, thiếu kỹ năng quản lý thời gian, v.vv..
  • Sở đoản về kinh nghiệm: thiếu kinh nghiệm xử lý các tình huống phát sinh, không có kinh nghiệm đàm phán, thỏa thuận, v.vv..
  • v.vv..

Sở đoản có thể khắc phục và cải thiện được nếu như bạn nhận ra và nỗ lực học tập, rèn luyện mỗi ngày.

Sở trường của bạn là gì năm 2024
Sở đoản là những điểm chưa giỏi, chưa làm được hoặc chưa biết của một người

Cách xác định sở đoản

Bạn hoàn toàn có thể tự mình xác định được sở đoản, từ đó từng bước khắc phục và hoàn thiện bản thân. Dưới đây là một số cách xác định sở đoản giúp bạn hiểu rõ hơn điểm yếu của mình:

  • Đánh giá lại công việc đã làm: Đây là cách giúp bạn nhìn nhận lại toàn bộ các công việc đã làm, từ đó thấy được việc nào làm tốt, việc nào chưa. Khi đánh giá, hãy tập trung vào các công việc bạn chưa làm được hoặc làm chưa tốt, đồng thời xác định lý do cho những việc này. Những điểm hạn chế khiến bạn chưa hoàn thành công việc có thể là sở đoản của bản thân.
  • Tham khảo ý kiến của những người xung quanh: Bạn bè, đồng nghiệp hoặc người thân có thể là những người giúp bạn phát hiện ra sở đoản của mình. Bạn hãy tham khảo ý kiến của họ về những điều bạn chưa làm được, còn hạn chế và thiếu sót. Khi lắng nghe nhận xét từ những người này bạn sẽ nhận ra được nhược điểm của mình, từ đó có cách khắc phục để tốt hơn.
  • Làm các bài kiểm tra online: Thực hiện các bài kiểm tra online thông qua các câu hỏi trắc nghiệm hoặc tình huống giả định cũng là một cách tốt giúp bạn đánh giá và khai thác khả năng của bản thân. Kết quả từ những bài kiểm tra này sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về sở trường, sở đoản. Bạn sẽ biết mình đang yếu kém và hạn chế ở những điểm nào, đó có thể chính là sở đoản. TopCV hiện cung cấp công cụ Test tính cách MBTI MIỄN PHÍ, bạn hãy làm ngay bài test để nắm rõ được các điểm mạnh, điểm yếu của mình.

Test MBTI ngay

Tuy nhiên, có một vấn đề mà bạn cần lưu ý khi xác định sở đoản đó là: Sở đoản có tính thời điểm, gắn với bối cảnh cụ thể. Chẳng hạn một người có sở đoản về kỹ năng giao tiếp, họ có thể gặp khó khăn khi trao đổi với những người xung quanh, nhưng khi chia sẻ và trao đổi về lĩnh vực chuyên môn mà bản thân nắm vững, họ có thể trở thành một người hoạt ngôn, nói năng lưu loát, liền mạch.

Do đó, mỗi người khi xác định sở đoản hãy xem xét nhiều góc cạnh, không nên vội vã đưa ra nhận định. Khi đã hiểu rõ sở đoản của bản thân, hãy đưa ra cách khắc phục, cải thiện yếu điểm của mình thông qua học tập, rèn luyện và đúc rút kinh nghiệm mỗi ngày.

Sở trường của bạn là gì năm 2024
Bạn có thể xác định sở đoản bản thân thông qua việc đánh giá lại các công việc đã làm

So sánh sở đoản và sở trường

Nếu sở đoản là điểm yếu thì sở trường được xem là điểm mạnh của mỗi người. Hai yếu tố này tác động đến việc phát triển bản thân của mỗi cá nhân. Bảng sau đây TopCV sẽ so sánh sở đoản và sở trường để bạn nắm rõ.

Tiêu chí so sánh

Sở đoản

Sở trường

Khái niệm

Sở đoản là điểm yếu, nhược điểm. Đây là những điểm bạn còn chưa giỏi, chưa làm được hoặc còn khuyết thiếu về một khía cạnh nào đó như kỹ năng, kinh nghiệm, v.vv..

Sở trường chính là điểm mạnh, ưu điểm. Đây là những điểm bạn có thể làm thành thạo, làm giỏi hoặc tốt nhất về một khía cạnh nào đó như kỹ năng, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, v.vv..

Tác động tâm lý

Gây ra tâm lý tự ti

Tăng cường sự tự tin

Tâm thế khi chia sẻ

Thường e ngại khi nhắc đến, có thể sẽ nói giảm, nói tránh

Thường tự hào, muốn được chia sẻ

Tác động đến công việc

Ảnh hưởng đến công việc, làm giảm hiệu suất công việc

Hỗ trợ, giúp đạt hiệu quả và nâng cao hiệu suất công việc

Tác động đến cuộc sống, giao tiếp và các mối quan hệ

Có ảnh hưởng tiêu cực khiến cuộc sống và các mối quan hệ gặp khó khăn, hạn chế

Ảnh hưởng tích cực, giúp bạn thuận lợi hơn trong cuộc sống, giao tiếp và các mối quan hệ

Khi giải quyết vấn đề

Thường gặp khó khăn khi giải quyết vấn đề vì chưa biết cách sắp xếp nhiệm vụ và lên kế hoạch hợp lý

Xác định vấn đề nhanh chóng, tìm ra giải pháp xử lý có hiệu quả

Tinh thần học hỏi

Có thể học hỏi và tìm hiểu nhưng thường chọn bỏ qua các phần mà bản thân cho là khó, không làm được

Học hỏi nhanh, áp dụng hiệu quả vào thực tiễn

Mức độ chịu áp lực công việc

Có thể chấp nhận thất bại nhưng không xác định được nguyên nhân và cách khắc phục

Chịu được áp lực, bình tĩnh và tập trung xử lý

Ý nghĩa của việc xác định sở đoản, sở trường

Xác định sở đoản hay sở trường của một người đóng một vai trò và ý nghĩa quan trọng. Chúng tác động đến sự phát triển cá nhân cũng như định hướng nghề nghiệp của mỗi người. Thực tế cho thấy, khi bạn hiểu rõ về điểm yếu và điểm mạnh của bản thân bạn có thể tự lên kế hoạch phát triển bản thân một cách hiệu quả bằng cách tận dụng tốt ưu điểm của mình và cải thiện những kỹ năng chưa được.

Theo một nghiên cứu của Gallup về hành vi và điểm mạnh của con người cũng đã chỉ ra rằng, xây dựng điểm mạnh của nhân viên là một cách tiếp cận hiệu quả, tạo ra hiệu quả và năng suất công việc đáng kể. Ngoài ra, khắc phục điểm yếu cũng được đánh giá là một cách làm việc quả để phát triển và hoàn thiện bản thân.

Những điều này đều cho thấy, việc xác định sở trường hay sở đoản đều mang một ý nghĩa rất lớn. Đây có thể xem là bước đầu tiên quan trọng trong hành trình mỗi người tự hoàn thiện và phát triển bản thân.

Xác định sở đoản và sở trường không chỉ giúp bạn vạch rõ hướng đi cho mình trong sự nghiệp mà còn mang lại sự hài lòng trong cuộc sống cá nhân. Khi bạn biết rõ mình mạnh điểm gì, yếu điểm gì bạn sẽ tự tin hơn trong việc đưa ra quyết định và hành động. Qua đó gia tăng hiệu quả và sự hài lòng cho mỗi việc bạn làm.

\>>> Để tiếp cận với hàng nghìn thông tin tuyển dụng uy tín, hãy nhanh tay truy cập TopCV.vn. Tại đây bạn sẽ tìm thấy những cơ hội việc làm mới từ các công ty uy tín với mức lương tốt nhất!

Tìm việc ngay

Sở trường của bạn là gì năm 2024
Xác định sở đoản, sở trường là cách giúp bạn tự hoàn thiện và phát triển bản thân

Những lưu ý khi chia sẻ về sở đoản

Trong giao tiếp, kết nối các mối quan hệ và đặt biệt là khi đi phỏng vấn xin việc, bạn có thể sẽ được yêu cầu chia sẻ về sở đoản của bản thân. Trong những trường hợp phải chia sẻ thông tin về sở đoản, bạn cần lưu ý những điểm sau đây:

Ngắn gọn, đi thẳng trọng tâm

Sở đoản là những điểm còn yếu kém, chưa hoàn thiện, nhưng đừng vì vậy mà bạn lựa chọn cách chia sẻ vòng vo, né tránh. Thay vào đó bạn hãy chia sẻ về sở đoản một cách ngắn gọn, đi thẳng vào trọng tâm. Sự thẳng thắn sẽ giúp cuộc trao đổi, chia sẻ giữa bạn với những người xung quanh cởi mở, từ đó thấu hiểu nhau hơn. Chưa kể, việc chia sẻ này cũng có thể giúp bạn tìm ra được một vài biện pháp khắc phục sở đoản có hiệu quả.

\>>> Xem thêm: Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn “hạ gục” nhà tuyển dụng

Trung thực

Thông tin về sở đoản nên được chia sẻ một cách trung thực, thẳng thắn. Khi trình bày về sở đoản, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn cũng không nên diễn đạt sai lệch, mơ hồ hoặc nói giảm, nói tránh. Việc cố gắng “gồng mình” và chứng minh bản thân không có sở đoản này chỉ khiến bạn dễ rơi vào trạng thái e ngại, tạo ra khoảng cách giao tiếp với người xung quanh.

Chia sẻ trung thực về sở đoản sẽ thể hiện bạn có khả năng tự nhận thức, sự chân thành và sẵn sàng học hỏi, cải thiện bản thân.

Sở trường của bạn là gì năm 2024
Thông tin về sở đoản nên được chia sẻ một cách trung thực, thẳng thắn

Không tự ti nhưng không tự cao

Bất kỳ ai cũng có khuyết điểm, không ai là hoàn hảo vì thế khi chia sẻ về sở đoản bạn không nên tự ti hay cảm thấy mình yếu kém. Tuy nhiên, bạn cũng đừng để bản thân rơi vào tâm thế tự cao mà phớt lờ những yếu kém của bản thân. Ngược lại, hãy chia sẻ về sở đoản với tinh thần nhận biết, cầu tiến và nỗ lực học tập để cải thiện. Điều này cho thấy bạn hiểu chính mình, nắm rõ được điểm yếu của mình và đang cố gắng khắc phục mỗi ngày.

Sở trường của bạn là gì năm 2024
Khi chia sẻ về sở đoản bạn không nên tự ti hay cảm thấy mình yếu kém

Nên chia sẻ cả sở trường, không chỉ tập trung sở đoản

Khi chia sẻ về sở đoản, bạn cũng nên lồng ghép nói về sở trường của bản thân bởi đây là hai yếu tố song hành nhau. Bạn cũng có thể khéo léo “biến” sở đoản trở thành sở trường khi chia sẻ, chẳng hạn “Sở đoản của tôi là làm việc hơi chậm vì thường tỉ mỉ, chú trọng đến yếu tố chi tiết. Tôi là người theo chủ nghĩa hoàn hảo và luôn đặt ra yêu cầu cao đối với công việc”.

Tránh liệt kê quá nhiều

Khi chia sẻ về sở đoản, bạn không nên liệt kê quá nhiều điểm để tránh làm mất sự tập trung của người nghe. Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào một số điểm quan trọng nhất và cố gắng trình bày chúng một cách rõ ràng và cụ thể. Bằng cách này, bạn có thể tạo ra một cuộc thảo luận tập trung hơn.

Sở trường của bạn là gì năm 2024
Liệt kê quá nhiều có thể làm cuộc thảo luận thiếu sự tập trung

Bổ sung những ví dụ minh hoạ

Chia sẻ về sở đoản có đi kèm ví dụ sẽ giúp bạn cũng như người nghe nhìn nhận được tính thực tế của điểm yếu đó. Đồng thời cách này cũng giúp người nghe có thể hình dung được tình huống một cách rõ ràng và cụ thể, từ đó đánh giá được cách bạn đã học hỏi và phản ứng trong các tình huống khó khăn như thế nào.

Chẳng hạn khi bạn nói mình là người dễ nóng giận thì sở đoản này sẽ rõ ràng hơn nếu bạn trình bày có kèm theo ví dụ minh họa: “Tôi thường rất dễ nóng giận khi gặp các tình huống công việc chậm tiến độ. Ví dụ sáng thứ 2 tôi cần gặp khách hàng để demo về sản phẩm nhưng tới ngày Chủ nhật team vẫn chưa bàn bạc và chốt xong bài thuyết trình về sản phẩm. Sự chậm trễ này khiến tôi lo lắng, dẫn tới nóng giận. Do đó, trong công việc tôi luôn nỗ lực đảm bảo tiến độ và kế hoạch đã đề ra”.

Nỗ lực khắc phục sở đoản

Đừng chỉ mãi trình bày về sở đoản mà quên mất việc thể hiện sự nỗ lực khắc phục điểm yếu của bản thân. Hãy cho người nghe biết bạn đã nhìn nhận ra điểm yếu của mình và nỗ lực cải thiện chúng mỗi ngày. Bạn có thể liệt kê cách khắc phục thông qua hành động cụ thể như xác định nguyên nhân, lên các list việc cần làm để khắc phục, tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người khác, v.vv..

Tất cả những điều này cho thấy bạn là người biết mình yếu gì, mạnh gì và cần học hỏi cái gì, từ đó gây ấn tượng với người nghe.

Sở trường của bạn là gì năm 2024
Bạn nên thể hiện những nỗ lực khắc phục sở đoản bằng hành động cụ thể

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về sở đoản

Trong hầu hết các buổi phỏng vấn ứng viên, câu hỏi phỏng vấn “Sở đoản của bạn là gì?” hay “Bạn có sở đoản nào không” thường được nhà tuyển dụng đưa ra để xác định ứng viên có thực sự phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Hơn nữa, trong môi trường làm việc khi nắm được sở đoản hay sở trường của một người, doanh nghiệp sẽ có hướng đào tạo và phát triển phù hợp, để vừa khắc phục được nhược điểm và phát huy tốt thế mạnh.

Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn về sở đoản, bạn nên:

  • Không nên nói rằng mình không có sở đoản vì câu trả lời này dễ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người tự cao, không cần trau dồi thêm kỹ năng gì.
  • Câu trả lời về sở đoản tại buổi phỏng vấn phải khớp với thông tin sở đoản mà bạn đã trình bày trong CV xin việc
  • Không nên quá tập trung vào nhiều sở đoản, hãy chọn một sở đoản tiêu biểu và nói về cách mà bạn đã áp dụng để khắc phục và cải thiện chúng.
  • Nên tập trung vào những sở đoản ít liên quan đến công việc đang ứng tuyển
  • Có thể lồng ghép khéo léo về sở trường khi trả lời câu hỏi phỏng vấn về sở đoản nhưng đừng cố gắng “biến đổi yếu thành điểm mạnh”
  • Hãy thể hiện rõ thái độ nỗ lực cải thiện và khắc phục điểm yếu của bạn.

Sau đây TopCV sẽ gợi ý một số câu trả lời cho câu hỏi phỏng vấn về sở đoản để bạn có thể tham khảo:

Mẫu câu trả lời 1

“Tôi thường gặp khó khăn với việc quản lý thời gian khi thực hiện các dự án. Nhược điểm này khiến tôi dần nhận ra tầm quan trọng của việc lên kế hoạch và xử lý công việc theo thứ tự ưu tiên. Tôi bắt đầu sử dụng các công cụ quản lý dự án và lập kế hoạch công việc cụ thể cho từng tuần. Điều này đã giúp tôi cải thiện đáng kể khả năng quản lý thời gian và nâng cao hiệu quả công việc."

Mẫu câu trả lời 2

“Tôi là người nhút nhát, thường hồi hộp và lo lắng khi đứng trước đám đông. Trong quá trình làm việc, tôi nhận ra điểm yếu này của bản thân và luôn cố gắng khắc phục mỗi ngày bằng cách nói chuyện và trao đổi nhiều hơn với đồng nghiệp. Trong mỗi cuộc họp nhóm, quản lý của tôi cũng giúp đỡ, tạo không gian thoải mái để tôi chia sẻ ý kiến cá nhân của mình. Theo thời gian, nhờ sự khích lệ, động viên của mọi người và nỗ lực khắc phục của bản thân, tôi đã dần tự tin hơn.”

Mẫu câu trả lời 3

“Tôi khá hướng nội, chỉ thích làm việc độc lập vì tôi chỉ tin tưởng vào kết quả mình tạo ra. Nhược điểm này khiến tôi gặp khó khăn trong hoạt động nhóm. Tôi nhận ra hạn chế của bản thân và đã cố gắng khắc phục bằng cách kết nối với mọi người, tham gia các hoạt động nhóm trong công việc cũng như cuộc sống.”

Mẫu câu trả lời 4

“Sở đoản của tôi là việc quản lý thời gian trong môi trường làm việc đa nhiệm. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc tôi đã học được cách tổ chức công việc hiệu quả và sử dụng các công cụ hỗ trợ như lịch làm việc và ứng dụng quản lý thời gian để giải quyết vấn đề này. Tôi luôn sẵn lòng học hỏi và cải thiện bản thân để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.”

Trình bày sở đoản trong CV xin việc như thế nào?

Khi trình bày sở đoản trong CV xin việc, bạn không nên liệt kê quá nhiều sở đoản, bởi không một nhà tuyển dụng nào muốn nhìn thấy một ứng viên có quá nhiều nhược điểm. Thay vào đó bạn hãy chọn 2 - 3 sở đoản để đưa vào CV. Khi trình bày nên khéo léo thể hiện để nhà tuyển dụng thấy bạn đã nhận thức được điểm yếu của mình và nỗ lực khắc phục mỗi ngày.

Ngoài ra, CV là tài liệu giúp bạn “phô diễn” toàn bộ thông tin về bản thân với nhà tuyển dụng, vì thế dù viết điểm mạnh hay điểm yếu thì cũng cần viết đúng chính tả, rõ ràng, không trình bày lan man gây khó hiểu.

Bạn đang xin việc làm nhưng chưa biết thiết kế CV như thế nào cho đúng chuẩn ngành nghề mình ứng tuyển? Hãy sử dụng ngay công cụ tạo mẫu CV online miễn phí của TopCV. Với kho CV hàng trăm mẫu, đa dạng ngôn ngữ, TopCV sẽ giúp bạn dễ dàng thiết kế bản CV đẹp mắt và chuyên nghiệp để gia tăng tỷ lệ apply việc làm thành công.

Tạo CV ngay

Sở trường của bạn là gì năm 2024
Bạn có thể biến sở đoản thành điểm mạnh với vị trí công việc đang ứng tuyển

Nhìn nhận rõ sở đoản là bước đầu tiên quan trọng giúp bạn hoàn thiện và phát triển bản thân. Điều này cho thấy bạn hiểu về bản thân, thấu hiểu điểm yếu và luôn cố gắng nỗ lực để cải thiện mỗi ngày. Hy vọng với những chia sẻ của TopCV qua bài viết này, bạn đã hiểu sở đoản là gì, cách xác định sở đoản cũng như cách trả lời câu hỏi về sở đoản khi tham gia phỏng vấn xin việc.

Nền tảng TopCV vẫn cập nhật liên tục tin tức việc làm mới nhất trên toàn quốc, bạn đọc hãy theo dõi để kết nối nhanh chóng với nhà tuyển dụng uy tín và chất lượng.

Ví dụ về sở trường là gì?

Sở trường là gì? Sở trường là những điểm mạnh, ưu điểm, những yếu tố mang tính tích cực của bản thân mỗi người. Có thể hiểu sở trường là giỏi, am hiểu, thành thạo ở một lĩnh vực nào đó. Bạn có thể sẽ nhầm lẫn giữa năng khiếu và sở trường.

Sở trường của bà kiệm là gì?

Sở trường của bà là phỏng vấn. Tuy vậy, bà cũng viết nhiều bài phê bình, ghi chép...

Sở trường và sở đoàn khác nhau như thế nào?

Trong khi sở trường tập trung vào việc tận dụng những điểm mạnh và khả năng tự nhiên, sở đoản lại hướng tới việc nhận diện và cải thiện những lĩnh vực mà cá nhân cảm thấy thiếu sót hoặc kém phát triển. Việc làm việc trên cả hai khía cạnh này giúp một người phát triển toàn diện và tối đa hóa tiềm năng của bản thân.

Sở thích và sở trường khác nhau như thế nào?

Sở trường được dùng để nói về điểm mạnh, thế mạnh hoặc những yếu tố mang tính tích cực của cá nhân, bản thân mỗi người. Sở trường sở thích cá nhân chính là điểm mạnh về một lĩnh vực nhất định.