Tài khoản kế toán ngân hàng có máy loại

Kế toán ngân quỹ là việc thu thập, ghi chép, xử lý các nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Về hoạt động tiền tệ, tín dụng và dich vụ ngân hàng dưới hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơn vị ngân hàng. Đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết cho công tác quản lý tại ngân hàng và các tổ chức cá nhân khác.

Công tác kế toán ngân quỹ tại ngân hàng trong các đơn vị ngân hàng. Khác biệt rất nhiều so với kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp hay trong các doanh nghiệp.

Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu các phần hành kế toán ngân quỹ tại ngân hàng. Trước hết đó là nghiệp vụ kế toán ngân quỹ tại ngân hàng.

 1. Khái niệm

Ngân quỹ của ngân hàng là những tài sản có độ thanh khoản lớn nhất. Như tiền mặt, ngoại tệ, tiền gửi thanh toán tại ngân hàng nhà nước hoặc ở các tổ chức tín dụng khác.

 2. Chứng từ sử dụng trong kế toán ngân quỹ tại ngân hàng

Các chứng từ sử dung trong nghiệp vụ kế toán ngân quỹ bao gồm: Giấy nộp tiền, Giấy lĩnh tiền, Séc lĩnh tiền, Phiếu thu, Phiếu chi, Hối phiếu, Biên bản giao nhận ngoại tệ

 3. Tài khoản sử dụng trong kế toán ngân quỹ tại ngân hàng

–  Tài khoản cấp I: TK 10 – Tiền mặt chứng từ có giá trị ngoại tệ, kim loại quý, đã quý

–  Tài khoản cấp II:

+ TK 101 – Tiền mặt bằng đồng  Việt Nam

+ TK 103 – Tiền mặt ngoại tệ

+ TK 104 – Chứng từ có giá trị ngoại tệ

+ TK 105 – Kim loại quý, đã quý

–  Tài khoản cấp III: Các bạn xem chi tiết tại Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng

4. Quy trình hạch toán kế toán ngân quỹ

4.1. Kế toán tiền mặt bằng đồng Việt Nam

Là việc phản ánh số tiền mặt nhập vào, xuất ra của các loại quỹ ngân hàng. Từ đó cho biết các thông tin về sự biến động cũng như số dư tại các thời điểm nào trong ngày, tháng, quí.

 a. Nguyên tắc hạch toán

Khi ngân hàng thu tiền, chi tiền bắt buộc phải có giấy nộp lĩnh tiền, Séc lĩnh tiền hoặc phiếu thu, phiếu chi và phải đầy đủ chữ ký của người chịu trách nhiệm theo quy định.

 b. Các nghiệp vụ phát sinh

–  Thu tiền: Dựa vào những từ thu tiền mặt như phiếu nộp tiền, phiếu thu kế toán hạch toán:

Nợ TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị

Có TK 4211: Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng

Có TK 2111: Trả nợ tiền vay

–  Chi tiền: Căn cứ vào chứng từ séc lĩnh tiền mặt, giấy lĩnh tiền mặt hạch toán

Nợ TK 4211, 2111: hoặc các TK thích hợp khác

Có TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị

–  Ngân hàng chuyển tiền cho đơn vị khác, hoặc đơn vị phụ thuộc

Nợ TK 1012: Tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ

Nợ TK  1019: Tiền mặt đang vận chuyển

Có TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị

–  Khi nhận được giấy báo nhận tiền của các đơn vị khác

Nợ TK 4211, 5211, 5012: Tùy theo hình thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng

Có TK 1012, 1019 :

–  Khi chuyển tiền cho máy ATM

Nợ TK 1014: Tiền mặt tại máy ATM

Có TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị

–  Khi nhận được các tín hiệu từ thẻ của người rút tiền

Nợ TK 4211: Tiền gửi không kỳ hạn KH trong nước

Nợ TK thích hợp khác

Có TK 1014: Tiền mặt tại máy ATM.

Xem thêm: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng.

  4.2. Kế toán tiền gửi tại ngân hàng nhà nước

a. Nguyên tắc

–  Căn cứ để hạch toán: Các giấy báo có, báo nợ, bảng sao kê của Ngân hàng Nhà nước kèm theo các chứng từ gốc[ Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc…]

–  Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng Nhà nước gửi đến kế toán phải đối chiếu số liệu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch thì phải thông báo đến NH Nhà nước để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời.

 b. Các nghiệp vụ phát sinh

–  Khi gửi tiền vào tài khoản tại NH Nhà nước

Nợ TK 1111, 1121, 1113..

Có TK 1011, 1031…

–  Khi rút tiền từ TK tiền gửi tại NH Nhà nước

Nợ TK 1011, 1031…

Có TK 1111, 1121, 1113..

–  Thanh toán qua tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước

Nơ TK 321, 3221, 3222

Có TK 1113, 1123

4.3. Kế toán kim loại quý, đá quý

a. Nguyên tắc

–  Khi hạch toán phải quy đổi giá trị hiện vật sang đồng Việt Nam

Theo giá vàng thực tế mua vào tại thời điểm lập báo cáo.

–  Phải phân biệt vàng tiền tệ và vàng phi tiền tệ

+ Vàng tiền tệ: Là ngoại hối. Được coi như 1 loại ngoại tệ và tài sản dự trữ thanh toán quốc tế

+ Vàng phi tiền tệ: Là vàng được mua với  mục đích gia công chế tác làm đồ trang sức. Vàng phi tiền được coi như một loại vật tư, hàng hóa thông thường.

b. Một số nghiệp vụ chính

–  Khi ngân hàng xuất tiền mặt  mua vàng bạc đá quý

Nợ TK 105 – Vàng , đá quý tại đơn vị

Có TK 1011, 1031

–  Khi chuyển vàng cho đơn vị hạch toán báo sổ

Nợ TK 1052 – Vàng, đá quý tại đơn vị hạch toán báo sổ

Có TK 1052 – Vàng, đá quý tại đơn vị

–  Khi chuyển vàng đi ghi công chế tác

Nợ TK 1053 – Vàng mang đi ghi công chế tác

Có TK 1051 – Vàng, đá quý tại đơn vị

–  Khi gửi vàng vào các TCTD khác trong nước hoặc nước ngoài

Nợ TK 135 – Vàng gửi tại các TCTD khác trong nước

Nợ TK 136 – Vàng gửi tại các TCTD ở nước ngoài

Có TK 1051 – Vàng, đá quý tại đơn vị

Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ trong ngân hàng là một công việc diễn ra rất nhiều trong ngày. Do đó các kế toán viên cần phải nắm rõ cách hạch toán, định khoản cũng như quy trình luân chuyển chứng từ trong phần hành này.

Khi có quá nhiều các tài khoản kế toán ngân hàng. Điều này sẽ là kế toán viên dễ bị nhầm lẫn và khó sử dụng. Vậy làm thế nào để phân loại tài khoản kế toán ngân hàng nhanh và hiệu quả nhất?

Phân loại kế tài khoản kế toán dựa trên kết cấu và công dụng

Khi kế toán viên áp dụng phương pháp phân loại tài khoản kế toán dựa vào kết cấu và công dụng. Tương ứng với việc sắp xếp lại các tài khoản dựa theo mối quan hệ hai chiều. Bao gồm tài sản và nguồn vốn. Mục đích chính khi áp dụng phương pháp phân loại này để có thể làm rõ bản chất của tài khoản trong quá trình phản ánh, kiểm soát đối tượng kế toán ngân hàng.

Khi dựa theo phương pháp phân loại này, kế toán viên có thể phân loại thành các tài khoản như sau:

  • Tài khoản phản ánh nguồn vốn: Những tài khoản này chính là phương pháp phản ánh nghiệp vụ của ngân hàng. Cụ thể về tính chất của các tài khoản nguồn vốn bao gồm dư và có.

Ví dụ như khi phản ánh tài khoản gửi tiết kiệm của khách hàng, tài khoản quỹ của ngân hàng.

  • Tài khoản sử dụng phản ánh tài sản. Tài khoản này được sử dụng để phản ánh nguồn vốn của ngân hàng. Đối với tính chất của tài khoản này bao gồm dư và nợ.
  • Tài khoản sử dụng để phản ánh tài sản và nguồn vốn. Đối với tài khoản này sẽ được chia thành hai nhóm như sau:

+ Tài khoản có thể sử dụng cả tài sản và có thể sử dụng để phản ánh nguồn vốn. Đối với số dư của tài khoản này, có thể dư nợ hoặc dư có.

+ Tài khoản có thể sử dụng để phản ánh cả nguồn vốn và phản ánh tài sản cùng một thời điểm. Tài khoản này có hai số dư, bao gồm số dư nợ và số dư có. Trường hợp kế toán viên cân đối tài khoản, kế toán viên vẫn cần phải để cả hai số dư. Các số dư sẽ không được bù trừ cho nhau.

Phân loại tài khoản dựa vào mối liên hệ và bảng cân đối

Khi kế toán viên áp dụng phương pháp này, tài khoản kế toán trong ngân hàng sẽ được chia thành tài khoản trong bảng cân đối, hay còn được gọi là tài khoản nội bảng. Và tài khoản kế toán ngoài bảng cân đối, hay còn được gọi là tài khoản ngoại bảng.

  • Tài khoản trong bảng cân đối kế toán. Sử dụng tài khoản này để có thể phản ánh được tài sản cũng như nguồn vốn của chính đơn vị ngân hàng đó. Khi tài sản và nguồn vốn này vận động, nó sẽ có sự ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô cơ cấu tài sản của ngân hàng. Khi kế toán viên sử dụng những tài khoản nội bảng này, sẽ phải áp dụng phương pháp ghi sổ kép.
  • Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. Sử dụng tài khoản này để phản ánh những tài sản chưa thuộc quyền sở hữu của ngân hàng. Hoặc để phản ánh những nghĩa vụ mà ngân hàng phải thanh toán. Những nghiệp vụ phát sinh trong ngân hàng nhưng nó không tác động trực tiếp đến tài sản cũng như nguồn vốn của ngân hàng. Khi áp dụng tài khoản này, kế toán viên sẽ áp dụng phương pháp ghi sổ đơn.

Phương pháp phân loại kế toán theo mức độ tổng hợp và chi tiết

Khi dựa vào phương pháp phân loại tài khoản kế toán này. Kế toán viên sẽ phân loại ra được hai loại tài khoản, đó là tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết.

  • Tài khoản tổng hợp. Dựa vào những chỉ tiêu nhất định, kế toán viên sẽ phản ánh tổng hợp toàn bộ các hoạt động của ngân hàng. Mục đích cuối cùng để cung cấp các thông tin kinh tế và thông tin tài chính. Nhằm để phục vụ chỉ đạp thực thi chính sách tiền tệ và chỉ đạo các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
  • Tài khoản chi tiết. Sử dụng tài khoản này để phản ánh các đối tượng kế toán cụ thể. Còn đối với các tài khoản nằm trong bộ phân giao dịch. Sử dụng tiểu tài khoản để phản ánh các hoạt động tiền gửi và tiền vay của khách hàng. Còn đối với các tài khoản nội bộ. Tiểu tài khoản sẽ được sử dụng để phản ánh chi tiết các loại sản phẩm.

Xem thêm:

Ghi hai sổ kế toán mang lại tác hại gì cho doanh nghiệp?

Chi tiền trang phục có được khấu trừ khi tính thuế?

Lùi thời hạn nộp thuế, thuê đất 5 tháng theo Nghị định 41/2020/NĐ-CP

Video liên quan

Chủ Đề