Tại sao bầu 4 tháng mà bụng vẫn nhỏ

Bầu 4 tháng bụng nhỏ có sao không là nỗi trăn trở của nhiều mẹ bầu mảnh mai, mặc áo rộng cũng không ai nhận ra đang mang thai. Và đa số các mẹ bụng bầu nhỏ đều lo lắng thai nhi không phát triển như bình thường, thiếu chất hoặc gặp vấn đề nghiêm trọng. Vậy sự thực là thế nào?

Bạn đang xem: Thai 4 tháng bụng vẫn nhỏ | Thai 4 tháng bụng vẫn nhỏ

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh

1. Bầu mấy tháng thì bụng to?

Tháng thứ 4 bụng đã bắt đầu nhô lên

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Khi mang thai, vào những tháng đầu thì mẹ bầu sẽ chưa lộ bụng. Vấn đề có thai mấy tháng thì bụng to còn phụ thuộc vào cơ địa và thể tạng của từng người, số lần mang thai của các mẹ.

Thông thường, trong 3 tháng đầu, thai nhi còn nhỏ, nhu cầu dinh dưỡng chưa cao, vì thế mẹ chưa lộ bụng hoặc nếu có thì chỉ có thể nhận thấy bụng hơi nhô lên so với trước. Khi bước sang tháng thứ 4, 5, bụng sẽ dần nhô lên rõ rệt. Trường hợp mẹ bầu sinh con lần 2,3 thì bụng sẽ lớn nhanh hơn là do tử cung đã bị giãn, các cơ bắp ở bụng đã yếu nên thiếu sự đàn hồi. Không những vậy, những mẹ bầu thừa cân, lớp mỡ bụng dày, tiểu đường, đa thai, nhiều dịch ối, thai nhi nằm ở vị trí cao, thì bụng sẽ to sớm hơn những mẹ bầu khác.

Tháng thứ 4 đánh dấu nhiều bước tiến cả ở bên ngoài và bên trong bụng mẹ khi thai nhi đã bắt đầu thành hĩnh rõ rệt hơn và cần nhiều năng lượng hơn. Cân nặng của mẹ bầu mang thai vào tháng thứ 4 có thể tăng lên từ 2.5kg-3kg.

2. Bầu 4 tháng bụng nhỏ có sao không?

Kích thước các mẹ bầu là khác nhau

Mỗi phụ nữ tuỳ theo thể trạng, cơ địa và mức độ hấp thụ dinh dưỡng mà có vóc dáng khác nhau. Tương tự như vậy, mỗi mẹ bầu khi mang thai kích thước và hình dáng bụng sẽ to nhỏ khác nhau tùy thuộc vào từng người. Và trên thực tế, bụng to hay nhỏ cũng không ảnh hưởng nhiều tới con.

Article post on: suanoncolosence.com

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, chính vì sự khác nhau về giữa mỗi mẹ bầu nên nếu bước sang tháng thứ 4 mà bụng vẫn chưa lớn thì mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng. Từ từ theo thời gian bụng sẽ dần lộ ra theo sự phát triển của thai. Mẹ chỉ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp theo tuổi thai và khám thai thường xuyên để nắm bắt được các chỉ số phát triển của thai trọn vẹn.

Các bác sĩ và chuyên gia đã chứng minh rằng không phải người mẹ có bụng bầu to thì con mới phát triển tốt, và ngược lại không phải bụng bầu nhỏ sẽ gây hại cho con. Để biết bé có phát triển tốt hay không, có cân nặng và kích thước phù hợp không, cần phải phải làm các xét nghiệm siêu âm, đo chiều cao tử cung,… và đưa ra dự đoán. Ngay cả bác sĩ hay y tá cũng không thể biết được em bé có bình thường không khi nhìn bằng mắt thường. Vì thế nếu bầu đã đến tháng thứ 4 mà bụng vẫn còn nhỏ thì cũng không cần quá lo lắng.

Mẹ có bụng nhỏ, nhưng nếu bụng chắc và khi khám thai bác sĩ vẫn thấy tử cung to ra đều đặn, tương xứng với tuổi thai, tăng cân tiêu chuẩn là được. Vì thế mẹ bầu nên giữ tinh thần thoải mái và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong quá trình mang thai, khám thai định kỳ đều đặn để bác sĩ theo dõi.

Source: suanoncolosence.com

Để xác định thai nhi thế nào cần nhiều xét nghiệm từ bác sĩ

3. Vì sao bầu 4 tháng bụng còn nhỏ?

Bên cạnh thắc mắc bầu 4 tháng bụng nhỏ có sao không, nhiều mẹ còn hoang mang không biết có phải mình đã làm gì sai trong quá trình mang thai không mà bầu lại chậm lớn như vậy. Thực tế, bụng bầu nhỏ do rất nhiều yếu tố tác động đến, như:

Vóc dáng mẹ bầu

Nghiên cứu cho thấy các mẹ bầu 4 tháng càng cao thì bụng bầu có thể lộ ra càng nhỏ. Lý do là khoảng cách từ hông xuống mông rộng hơn, nên khi thai nhi lớn lên thì tử cung có xu hướng kéo dài ra chứ không phát triển đưa ra phía ngoài như các mẹ thấp người. Mẹ tròn người hoặc hơi béo khi có bầu bụng cũng sẽ to hơn những mẹ mảnh mai, không có mỡ bụng.

2 mẹ bầu này cách nhau chỉ có 1 tháng nhưng do vóc dàng và chế độ tập luyện mà bụng có kích cỡ khác nhau

Via @: suanoncolosence.com

Mẹ mang thai lần đầu

Nếu đây là lần đầu tiên mẹ mang thai thì bụng bầu 4 tháng còn nhỏ cũng không nên quá lo lắng. Chưa mang thai lần nào làm các cơ bụng của mẹ vẫn còn săn chắc, chưa được kéo giãn ra trước đó. Khi mang thai lần đầu, các cơ bụng liên kết chặt hơn vì thế bụng mẹ thường săn chắc và nhỏ gọn hơn, giữ cho em bé được chắc chắn và bầu cũng cao hơn so với những lần mang thai tiếp theo.

Mẹ bầu tập tăng cơ và thể hình

Với các mẹ luyện tập thể thao đều đặn để giữ vóc dáng, đặc biệt các môn thiên về thể hình tăng cơ giảm mỡ để có thân hình săn chắc thì bụng bầu 4 tháng cũng có thể nhỏ hơn bình thường. Lý do tương tự như mang thai lần đầu, phần cơ bụng được luyện tập săn chắc, liên kết chặt chẽ nên khó giãn nỡ. Lượng mỡ ngay phần bụng và hông cũng ít hơn hẳn nên nhìn bụng có vẻ nhỏ.

Lượng nước ối ít

Mẹ bầu 4 tháng có bụng nhỏ cũng có thể lý do là lượng nước ối ít. Mẹ có nhiều nước ối hơn chắc chắn sẽ có bụng bầu lớn hơn. Nước ối ít cũng không tốt cho thai nhi nên mẹ nên bổ sung uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây nhé.

Tháng thứ 4 là giai đoạn quan trong của thai kỳ. Mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để bé yêu phát triển toàn diện. Bổ sung nhiều omega-3, nhiều protein vào thực đơn hàng ngày để giúp thai nhi phát triển não bộ, cơ bắp và nhiều cơ quan khác.

Xem thêm:

  • Bà bầu 4 tháng nằm ngửa được không và những điều cần lưu ý
  • Mang thai 4 tháng mẹ bầu cần tích cực bổ sung các món ăn gì?
  • Tăng cân khi mang bầu: Ăn thế nào để vừa mà không thừa?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Source: //vn.theasianparent.com/bau-4-thang-bung-nho-co-sao-khong

Article post on: suanoncolosence.com

  • Nếu đi mua sắm, mẹ nên chọn những loại quần áo thai sản phù hợp và ưu tiên số 1 là mặc những thứ mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.
  • Nếu có ý định trang điểm, bạn cần hạn chế và cân nhắc vấn đề này trong suốt thai kỳ bởi vì lúc này làn da bạn sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm và dễ tổn thương.
  • Những trường hợp tóc rụng, xỉn màu, xơ rối, bạn có thể cân nhắc bổ sung thêm vitamin A, B và uống thật nhiều nước hơn để cải thiện.
  • Với sự gia tăng củai hormone thai kỳ, màu sắc khuôn mặt bạn có thể thay đổi so với trước khi mang thai, da có thể bị thâm sạm hơn so với trước. Bạn có thể dùng dưa leo đắp mặt hoặc viên đá làm từ nước ép dưa chuột để thoa lên mặt nhằm khắc phục tình trạng này.
  • Nếu tiền sử gia đình có người bị suy giãn tĩnh mạch, bạn cần tham vấn bác sĩ hoặc chuyên gia về tĩnh mạch.
  • Mẹ mang thai tháng thứ 4 đừng quên đi bộ mỗi ngày để hít thở không khí trong lành nhé. Đồng thời phải tránh các bài tập cần có sự giãn cơ để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Giai đoạn tháng thứ 4 là lúc mà mẹ bầu có thể tận hưởng những ngày dễ chịu nhất của thai kỳ. Vì thế, hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Khi bé con sắp chào đời, bạn sẽ không thể ngao du đây đó được, nên hãy tranh thủ dịp này để lên kế hoạch đi chơi, gặp gỡ bạn bè và đừng quên cả những buổi hẹn hò lãng mạn với nửa kia nữa.
  • Ăn uống đủ chất, không nên ăn tối muộn sau 8 giờ tối. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện tinh thần và sức khỏe.
  • Bổ sung vitamin C đầy đủ vì nó sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe và sự săn chắc của các thành mạch máu.
  • Ngủ nghiêng về một bên [tốt nhất là về bên trái] với một chiếc gối ôm kẹp giữa 2 chân. Tư thế này sẽ giúp nhau thai có đủ máu và cải thiện chức năng thận.

Dưới đây là một số vấn đề phát sinh trong thai kỳ có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu và cần lưu ý phòng ngừa:

  • Sức khỏe tổng quát và hệ miễn dịch có thể suy giảm
  • Thèm ăn liên tục
  • Phù nề ở mặt
  • Đường sọc nâu ở bụng [thường biến mất sau khi sinh]
  • Khí hư màu trắng từ âm đạo
  • Tóc yếu và dễ gãy, nướu dày lên và có thể bị chảy máu
  • Chảy máu cam
  • Táo bón lâu ngày gây trĩ khi mang thai.

Các bệnh lý hoặc dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai tháng thứ 4

Bụng bầu 4 tháng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm ở những người mẹ bị rối loạn tuyến thượng thận. Mối nguy sẽ gia tăng lên nếu thai nhi là bé trai do sự ảnh hưởng của testosterone.

Bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ, những người thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ liên quan đến vấn đề này làm thủ thuật chọc ối. Phương pháp này sẽ giúp đánh giá khả năng xảy ra các khiếm khuyết, khuyết tật bẩm sinh ở trẻ, nhóm máu, mức sắc tố màu vàng da cam [bilirubin], protein, hormone cũng như giới tính của thai nhi, đồng thời ngăn ngừa những bệnh lý các có thể xảy ra.

Bác sĩ sẽ xác định vị trí của bào thai và nhau thai, tìm kiếm vị trí an toàn để đặt kim tiêm, gây tê cho thai phụ. Sau đó, kim với một ống tiêm được đưa qua thành bụng vào khoang tử cung để lấy nước ối. Thủ tục này kéo dài khoảng 30 phút dưới sự kiểm soát của bác sĩ qua máy siêu âm và khá an toàn.

Đối với những người mẹ mang thai khi tuổi đã lớn [thường là ngoài 30 hay 35] hoặc tiền sử mắc các bệnh về di truyền, sau khi làm thủ thuật chọc nước ối, một số người có thể bị chảy máu âm đạo hay co thắt âm đạo, tràn dịch màng phổi. Do đó, bạn cần báo cáo ngay với bác sĩ ngay khi nhận thấy những biểu hiện bất thường.

Một số dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai tháng thứ 4 cần thông báo với bác sĩ ngay là:

  • Đau bụng dưới hay tình trạng co thắt dữ dội
  • Âm đạo xuất huyết hay có dịch bất thường
  • Đau đầu nghiêm trọng, kéo dài hơn 2 – 3 giờ
  • Rối loạn chức năng thị giác như hoa mắt, tầm nhìn giảm, đốm đen trước mặt…
  • Tiểu buốt
  • Nôn đi kèm đau đầu chóng mặt
  • Cân nặng tăng nhanh đột ngột hơn 1kg
  • Ngứa ran toàn thân, có hoặc không vàng da, nước tiểu sẫm màu, phân không màu.

Bụng bầu vào tháng thứ 4 có rất nhiều sự thay đổi. Bạn đừng quên chăm sóc sức khỏe bản thân mình thật tốt và kiểm tra sức khỏe thai kỳ đều đặn để bé yêu phát triển khỏe mạnh nhé.

Video liên quan

Chủ Đề