Tại sao các doanh nghiệp cần có quản trị

Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp được xem là chính là chìa khóa thành công trong công việc kinh doanh. Chính vì vậy, người chủ doanh nghiệp, nhà quản lý cần phải có được kỹ năng quản trị trong sản xuất để giúp điều hành công việc, đưa doanh nghiệp đứng vững trên thương trường. Bài viết sẽ giúp cho bạn hiểu rõ được tại sao người quản lý cần có kỹ năng quản trị sản xuất.

Sản xuất là gì?

Sản xuất là ngành nghề trụ cột của nền kinh tế trong một quốc gia. Để phát triển bền vững thì cần phải phát triển sản xuất. Vậy bạn đã hiểu thế nào là sản xuất?

Tư vấn kỹ năng quản trị sản xuất

Sản xuất được hiểu đơn giản là việc thực hiện một loạt các hoạt động từ sơ chế nguyên liệu, chế biến, …tạo ra thành phẩm và bán hàng đem lại lợi nhuận. Khi thị trường ngày càng phát triển, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì người tiêu dùng lại có lợi thế hơn vì được phép chọn lựa nhà cung cấp cho mình, khác với thị trường kinh tế độc quyền. Trong kinh tế độc quyền, người sản xuất lại có thể điều chỉnh cả thị trường, quy định cung –cầu.

Vì sao cần có kỹ năng quản trị sản xuất?

Nếu như bạn có thể mua sản phẩm của người A hoặc của người sản xuất B để sử dụng mà không thấy ảnh hưởng gì nhiều thì bạn sẽ chọn của ai? Tất nhiên là người bán hàng rẻ hơn. Những nhà sản xuất cần hướng tới tạo ra sản phẩm chất lượng với giá rẻ, thu hút khách hàng thì mới tồn tại được.

Kỹ năng quản trị sản xuất

Quản trị sản xuất là việc thực hiện các hoạt động sản xuất và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm [dịch vụ] đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Để quản trị sản xuất tốt thì nhà điều hành hay quản lý cần có kỹ năng quản trị sản xuất để tạo được ưu thế cạnh tranh nhất đó là giảm chi phí, nâng cao chất lượng giúp tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để làm được điều này thì việc quan trọng bậc nhất đó là quản trị được các yếu tố sản xuất đầu vào sao cho tiết kiệm chi phí nhất. Và đó cũng chính là vai trò của quản trị sản xuất.

Người có trình độ quản lý tốt thì kỹ năng quản trị sản xuất cũng tốt để  giúp hoạt động của doanh nghiệp luôn vững vàng, phát triển, đem lại công ăn việc làm cho người lao động.

Vì vậy có thể nói với người đứng đầu, người quản lý doanh nghiệp thì kỹ năng quản trị sản xuất là vô cùng quan trọng. Việc trau dồi, học tập và rèn luyện để nâng cao kỹ năng quản trị sản xuất luôn cần được chú trọng.

VMP Training có tổ chức các khóa học dành cho doanh nghiệp [In-house] và Cá nhân [Public] – Hotline: 1800 6981

Tại Sao Quản Trị Rủi Ro Lại Cần Thiết Trong Doanh Nghiệp

Trong thời kỳ kinh tế bất ổn như hiện nay, các hoạt động lớn nhỏ của doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng nặng nề. Nếu như trước đây, các công ty có thể hoạt động trơn tru nhờ vào các dự đoán kinh tế, thì hiện tại, các dự đoán về vấn đề kinh doanh đều gặp khó khăn do đại dịch COVID19  hoành hành. Không ai biết được khi nào sẽ có hướng giải quyết triệt để trong việc chữa trị bệnh, hoàn tất việc chích vaccine và mở lại các hoạt động kinh doanh như trước khi đại dịch xảy ra cũng như đường bay quốc tế. Do đó, ưu tiên hiện tại của các doanh nghiệp chính là quản trị rủi ro.

Rủi ro có thể đến từ bên ngoài lẫn bên trong tổ chức. Rủi ro đến từ bên ngoài có thể là các vấn đề như tỷ giá hối đoái, lãi suất, chính trị, kinh tế, v.v. Nói chung là bao gồm các việc không nằm trong tầm kiểm soát trực tiếp của ban lãnh đạo công ty. Mặt khắc, rủi ro đến từ nội bộ có thể bao gồm các việc không tuân thủ quy định hoặc vi phạm nội quy, rò rỉ thông tin, v.v.

Rủi ro là nguyên nhân chính ảnh hưởng các quyết định của doanh nghiệp. Nhà quản lý không tính toán được trước những rủi ro sẽ dễ đưa ra quyết định sai lầm trong kinh doanh. Do đó, các công ty ngày càng tập trung vào việc xác định rủi ro, phân tán rủi ro và quản lý chúng trước khi chúng ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh.

Khả năng quản trị rủi ro sẽ giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định một cách tự tin hơn. Kiến thức chuyên môn về quản trị rủi ro sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp có các sáng kiến để đối phó với các vấn đề tiềm ẩn một cách tốt nhất. Năng lực quản lý rủi ro của doanh nghiệp không còn mang tính thời vụ, nó trở thành chiến lược để bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ tổ chức trong các giai đoạn khó khăn của hoạt động kinh doanh và khó lường của thị trường. Quản trị rủi ro tốt trở thành công cụ tạo lợi thế cạnh tranh chiến lược trong môi trường kinh doanh đầy rủi ro và thách thức như hiện tại.

Tại sao quản tị rủi ro lại quan trọng?

Tổ chức càng lớn thì càng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Vì vậy, các chiến lược quản lý rủi ro của họ càng phải tinh vi hơn.  Quản trị rủi ro là một lĩnh vực quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào bởi vì nếu không có nó, doanh nghiệp không thể xác định được mục tiêu trong tương lai của mình một các chính xác trong bối cảnh biến động. Bởi lẽ, nếu công ty xác định mục tiêu mà không cân nhắc đến các rủi ro, khả năng cao là họ sẽ mất phương hướng và hoảng loạn khi các rủi ro biến thành vấn đề trong thực tại cần giải quyết.

Cơ hội nghề nghiệp cho ngành Quản trị rủi ro:

Nguồn: Brooke Pelczynski © The Balance

Trong những năm gần đây, có không ít doanh nghiệp đã có hẳn bộ phận quản trị rủi ro. Vai trò của các chuyên viên này là xác định các rủi ro, đề xuất các chiến lược phù hợp để đề phòng các rủi ro, thực hiện các chiến lược này và khuyến khích tất cả các nhân viên cùng hợp tác. 

An ounce of prevention is worth a pound of cure – Benjamin Franklin

Tốt nghiệp chuyên ngành quản trị rủi ro, đặc  biệt là các chương trình chuyên sâu sau đại học, bạn có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực không chỉ thiếu nghiêm trọng chuyên viên mà còn là một nghề nghiệp được các doanh nghiệp lớn chào đón và ngày càng xem trọng, không chỉ trong các doanh nghiệp ngân hàng, tài chính, bảo hiểm mà các doanh nghiệp đa quốc gia, các bệnh viện, doanh nghiệp logistics, hàng không… cũng rất chào đón.

Là một chuyên gia về quản trị rủi ro, bạn có thể làm việc và thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Phát triển, thự thi và áp các quy định, quy chế, quy trình nhằm đảm bảo các hoạt động hợp luật và không phát sinh rủi ro ngay trong quá trình hoạt động
  • Thiết lập chính sách, hình thành các khung và hệ thống bảo vệ nhằm phòng, tránh, dự báo nếu có phát sinh xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra.
  • Sử dụng các công cụ tài chính, các công cụ bảo hiểm, các công cụ bảo vệ, các công cụ tài chính phái sinh… nhằm đảm bảo giới hạn các rủi ro [về tài chính] thấp nhất có thể nếu nó xảy ra.
  • Xác lập các giới hạn về các khoản vay tài chính nhằm đảm bảo cân bằng cán cân thu chi và giảm thiểu các rủi ro tài chính
  • Giám sát hoạt động của các bộ phận nhằm đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, tuân thủ quy trình.
  • Làm việc với truyền thông và các bên liên quan nhằm đảm bảo dự phòng, tránh, xử lý các khủng hoảng truyền thông.
  • Thiết lập kịch bản xấu nhất nếu công ty phá sản.

Mức lương và thù lao ở mức rất cao:

Theo Cục lao động Hoa kỳ, các nhân viên, chuyên gia quản trị rủi ro sẽ có các mức lương trung bình như sau:

  • Chuyên viên Quản lý rủi ro cấp trung: $127,990 1 năm [$61.53/giờ]
  • Chuyên gia Quản lý rủi ro cấp cao: Hơn $208,000 1 năm [$100.00/giờ]
  • Nhân viên quản trị rủi ro: $67,620 1 năm [$32.50/giờ]

Tôi có thể trở thành một nhà quản trị rủi ro bằng cách nào?

Để trở thành một nhà quản lý rủi ro, bạn cần bằng cử nhân tài chính chuyên ngành quản trị rủi ro, hoặc bằng quản trị kinh doanh chuyên ngành quản trị rủi ro, hoặc bằng cử nhân về bảo hiểm và rủi ro, v.v. Có rất nhiều bằng cấp bạn có thể tham khảo vì mỗi trường đại học có một tấm bằng với tên khác nhau.

Còn nếu bạn đã có bằng cử nhân rồi thì bạn có thể học lên Thạc sĩ Quản trị Rủi ro. Một số trường đại học và cao đẳng cũng giảng dạy các chứng chỉ liên quan, giúp ích cho bạn trong con đường sự nghiệp.

Nếu bạn là một người thích thử thách, một nhà mạo hiểm đích thực, đặc biệt yêu thích đến việc giải quyết những vấn đề có yếu tố rủi ro bất ổn ảnh hưởng đến doanh nghiệp, thì quản trị rủi ro chính là ngành nghề thích hợp cho bạn!

Hãy đọc thêm tại đây để biết thêm thông tin về chương trình Thạc Sĩ Quản Trị Rủi Ro nhé!

Nguồn: Viện Đại học SIMI, Zug Switzerland

Video liên quan

Chủ Đề